Bạn đang xem bài viết Bản Đồ Hành Chính Đất Nước Libya (Libya Map) Phóng To Năm 2023 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Wyfi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
INVERT cập nhật mới nhất năm 2023 về bản đồ hành chính đất nước Libya chi tiết như giao thông, du lịch, hành chính, vị trí địa lý, rất hi vọng bạn đọc có thể tra cứu những thông tin hữu ích về bản đồ Libya khổ lớn phóng to chi tiết nhất.
1. Giới thiệu đất nước Libya
Vị trí địa lý: Nằm ở Bắc Phi, giáp Địa Trung Hải, Ai Cập, Xu-đăng, Sát, Ni-giê, An-giê-ri và Tuy-ni-di. Tọa độ: 25000 vĩ bắc, 17000 kinh đông.
Diện tích: 1.759.540 km2
Thủ đô: Tri-pô-li (Tripoli)
Quốc khánh: 1-9 (1969)
Lịch sử: Li-bi đã từng bị nhiều nước thống trị. Đầu thế kỷ XVI, Li-bi bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng và bị sáp nhập vào đế quốc Ốt-tô-man. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Li-bi bị Italia chiếm đóng; sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Li-bi nằm dưới sự quản lý của Anh và Pháp. Ngày 24-12-1951, Li-bi tuyên bố là một vương quốc độc lập do vua Iđrit đứng đầu. Ngày 1-9-1969, những sĩ quan trẻ, đứng đầu là đại tá Ca-đa-phi, đã tiến hành cuộc cách mạng lật đổ vua I-đờ-rít I và thành lập nước Cộng hòa Arập Li-bi. Tháng 3-1977, Li-bi thực hiện cải cách chế độ nhà nước, tuyên bố thành lập chính quyền nhân dân, đổi tên nước thành Gia-ma-hi-ri-a A-rập Li-bi nhân dân xã hội chủ nghĩa. Năm 2011, một cuộc nổi dậy nổ ra và biến thành nội chiến lật đổ chính quyền của ông Ga-đa-phi. Từ đó đến nay, Li-bi có xu hướng theo chế độ cộng hòa phương Tây, nhưng nền chính trị vẫn chưa thật sự ổn định.
Khí hậu: Địa Trung Hải khô. Ở các vùng sa mạc trong nội địa khí hậu khắc nghiệt, ít mưa, mùa hè nhiệt độ có lúc lên tới 500C. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 11 – 120C; tháng 7: 27 – 290C. Lượng mưa trung bình: 25 – 625 mm.
Địa hình: Có đồng bằng, cao nguyên và vùng đất trũng.
Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, khí tự nhiên, thạch cao.
Dân số: 6.155.000 người (ước tính 2012)
Các dân tộc: Người Berber và A-rập (97%), Hy Lạp, Man-ta, I-ta-li-a, Ai Cập, Pa-ki-xtan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Tuy-ni-di.
Ngôn ngữ chính: Tiếng A-rập; tiếng Italia và tiếng Anh cũng được sử dụng.
Tôn giáo: Đạo Hồi dòng Sun-ni (97%)
Kinh tế:
Tổng quan: Nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào dầu mỏ, lĩnh vực đóng góp chủ yếu cho các nguồn thu nhập xuất khẩu và khoảng 1/3 GDP. Thu nhập từ dầu mỏ với số dân ít đã làm cho Li-bi trở thành một trong những nước có bình quân thu nhập theo đầu người cao nhất ở châu Phi. Nông nghiệp chiếm khoảng 5% GDP và 18% lực lượng lao động. Li-bi phải nhập khẩu khoảng 75% các nhu cầu thực phẩm.
Sản phẩm công nghiệp: Dầu mỏ, thực phẩm, hàng dệt, hàng thủ công, xi măng.
Sản phẩm nông nghiệp: Lúa mì, lúa mạch, ô liu, chà là, cam quýt, rau xanh, lạc, v.v..
Giáo dục: Giáo dục tiểu học ở Li-bi là bắt buộc và miễn phí.
Các thành phố lớn: Banghazi, Az Zawiyah, Misratah…
Đơn vị tiền tệ: Dinar Libi (LD); 1 LD = 1000 dirham
Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Tơripôli, các di tích của thời Hy Lạp cổ và đế quốc La Mã ở Léptít, Manha, Xabranta, v.v..
Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 15/3/1975. Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, ECA, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, OAU, OPEC, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, v.v..
2. Bản đồ hành chính nước Libya khổ lớn năm 2023
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
3. Bản đồ Google Maps của nước Libya
Bản Đồ Hành Chính Đất Nước Guinea Xích Đạo (Guinea Map) Phóng To Năm 2023
INVERT cập nhật mới nhất năm 2023 về bản đồ hành chính đất nước Guinea Xích Đạo chi tiết như giao thông, du lịch, hành chính, vị trí địa lý, rất hi vọng bạn đọc có thể tra cứu những thông tin hữu ích về bản đồ Guinea Xích Đạo khổ lớn phóng to chi tiết nhất.
1. Giới thiệu đất nước Guinea Xích Đạo
Vị trí địa lý: Nằm ở phía tây Châu Phi (giáp Ca-mơ-run, Ga-bông và vịnh Ghi-nê). Các vùng đảo và lục địa có sự tách biệt. Tọa độ: 2000 vĩ bắc, 10000 kinh đông.
Diện tích: 28.050 km2.
Quốc khánh: 12/10 (1968)
Thủ đô: Ma-la-bô (Malabo)
Khí hậu: Nhiệt đới, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 240C, tháng 7: 270C. Lượng mưa trung bình: 2.000 mm.
Địa hình: Đồng bằng ven biển, các đồi trong nội địa; một số đảo vốn là các núi lửa.
Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, gỗ, vàng, mangan, uranium.
Dân số: 575.000 người (ước tính 2013).
Các dân tộc: Người Bioko, người Rio Muni, người châu Âu (chủ yếu là người Tây Ban Nha).
Ngôn ngữ chính: Tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp; tiếng Anh, tiếng địa phương cũng được sử dụng.
Lịch sử: Trong các thế kỷ XV – XVIII, đảo Bi-o-ko của Ghi-nê xích đạo bị Bồ Đào Nha chiếm. Đến năm 1778, Bồ Đào Nha trao cho Tây Ban Nha để đổi lấy một vùng đất ở Nam Mỹ. Năm 1959, Tây Ban Nha buộc phải xoá bỏ về mặt hình thức quy chế thực dân ở Ghi-nê và coi Ghi-nê là một “tỉnh hải ngoại” của mình. Năm 1964, Ghi-nê được quyền tự trị. Ngày 12/10/1968, Ghi-nê tuyên bố độc lập. Tháng 4-1969, Tây Ban Nha rút hết quân đội khỏi vùng đất này, Ghi-nê chính thức độc lập với tên gọi Cộng hòa Ghi-nê Xích đạo.
Tôn giáo: Đạo Thiên chúa.
Kinh tế: Nền kinh tế dựa vào nông nghiệp, chủ yếu trồng ca cao và cà phê. Lâm nghiệp, trồng trọt, đánh bắt cá chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Việc phát hiện và tiến hành khai thác mỏ dầu có trữ lượng lớn đã thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trong những năm gần đây.
Sản phẩm công nghiệp: Sản phẩm dầu mỏ, máy cưa, khí tự nhiên.
Sản phẩm nông nghiệp: Cà phê, ca cao, gạo, sắn, chuối, hạt dầu cọ, gia súc, gỗ…
Giáo dục: Phần lớn trẻ em được theo học bậc tiểu học, nhưng chỉ có khoảng 21% theo học trung học. Có một số trường đại học ở Ma-la-bô và Ba-ta. Nhà thờ Thiên chúa giáo góp phần quan trọng trong giáo dục tiểu học và trung học.
Đơn vị tiền tệ: franc CFA (CFAF); 1 CFAF = 100 centime.
Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Ma-la-bô, đỉnh núi Mýt-va, đảo An-no-bon và Cô-ri-xcô ở ven biển Đại Tây Dương, v.v..
Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 01/9/1972. Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB. ECA, FAO, G-77, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, ICO, ITU, OAU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, v.v..
2. Bản đồ hành chính nước Guinea Xích Đạo khổ lớn năm 2023
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
3. Bản đồ Google Maps của nước Guinea Xích Đạo
Bản Đồ Đất Nước Ecuador (Ecuador Map) Phóng To Năm 2023
INVERT cập nhật mới nhất năm 2023 về bản đồ hành chính đất nước Ecuador chi tiết như giao thông, du lịch, hành chính, vị trí địa lý, rất hi vọng bạn đọc có thể tra cứu những thông tin hữu ích về bản đồ Ecuador khổ lớn phóng to chi tiết nhất.
1. Giới thiệu đất nước Ecuador
Vị trí địa lý: Nằm ở phía tây bắc lục địa Nam Mỹ, giáp Cô-lôm-bi-a, Pê-ru và Thái Bình Dương.
Diện tích: 283.560 km2
Thủ đô: Ki-tô (Quito)
Các thành phố lớn: Guayaquil, Cuenca, Machala, Amabato…
Lịch sử: Đây là vùng lãnh thổ của người Inca. Năm 1533, Tây Ban Nha chiếm Ê-cu-a-đo làm thuộc địa. Năm 1822, Ê-cu-a-đo bị sáp nhập vào Đại Cô-lôm-bi-a. Năm1930, nước này tách khỏi Đại Cô-lôm-bi-a và tuyên bố độc lập. Những năm 60, 70 thế kỷ XX chính quyền quân sự cai quản đất nước. Sau đó là chính quyền của Đảng Cánh tả dân chủ. Tháng 11-2002, ông L. Gu-te-rết, cựu đại tá quân đội lên nắm quyền. Tuy nhiên, Chính phủ Gu-tê-rết đã không thực hiện những cam kết tranh cử, ông đã bị bãi nhiệm Tổng thống. Ngày 26/11/2006, lãnh đạo Phong trào Liên minh đất nước R. V. Cô-re-a thắng cử nhậm chức Tổng thống.
Quốc khánh: 10-8 (1830)
Khí hậu: Nhiệt đới nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình: 260C. Lượng mưa trung bình: 100-6.000 mm.
Địa hình: Đồng bằng ven biển, vùng núi ở trung tâm, rừng nhiệt đới phía đông.
Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, cá, gỗ.
Dân số: 15.737.900 người (ước tính năm 2013)
Các dân tộc: Người Mestizo (lai giữa người da đỏ và người Tây Ban Nha) (65%), người da đỏ (25%), người Tây Ban Nha (7%), người da đen (13%).
Ngôn ngữ chính: Tiếng Tây Ban Nha; các thổ ngữ của người da đỏ (đặc biệt là Quechua) cũng được sử dụng.
Tôn giáo: Đạo Thiên chúa giáo (95%)
Kinh tế: Ê-cu-a-đo giàu nguồn dự trữ dầu mỏ và khu vực nông nghiệp giàu có. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu mỏ chiếm 1/3 tổng thu từ khu vực kinh tế nhà nước, bằng 40% kim ngạch xuất khẩu (2002), chuối và tôm.
Sản phẩm công nghiệp: Dầu mỏ, thực phẩm, hàng công nghiệp nhẹ, các sản phẩm từ gỗ, kim loại, hóa chất, nhựa tổng hợp, cá.
Sản phẩm nông nghiệp: Chuối, cà phê, cacao, gạo, khoai tây, sắn, mía; trâu, bò, cừu, lợn, các sản phẩm sữa; gỗ, cá, tôm.
Đơn vị tiền tệ: Đôla Mỹ (USD)
Văn hóa: Văn hoá chủ đạo của Ê-cu-a-đo được xác định bởi cộng đồng người mestizo chiếm đa số và coi như tổ tiên của Ê-cu-a-đo. Văn hóa của Ê-cu-a-đo còn là sự hòa trộn giữa các ảnh hưởng của văn hóa Châu Âu và Châu Mỹ, kết hợp với các yếu tố Châu Phi thừa hưởng từ những người nô lệ da đen.
Ngày nay, tuy nền văn hóa của Ê-cu-a-đo đã hòa nhập với nhiều niền văn hóa khác, nhưng vẫn giữ được những nét bản sắc văn hóa riêng của mình, đặc biệt tại các cộng đồng hẻo lánh thuộc lòng chảo Amazon.
Giáo dục: Hệ thống trường học bao gồm các trường mẫu giáo, nhà trẻ, các trường tiểu học, các trường trung học và hướng nghiệp, các trường ban đêm và các trường chuyên. Có nhiều trường đại học được chính phủ công nhận.
Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế FAO, G-77, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, OAS, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WtrO, v.v..
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 01/01/1980
Danh lam thắng cảnh: Các đồ tạo tác thời tiền sử, các khu rừng nhiệt đới, núi lửa Cotopaxi, sông Amadôn, đảo Galapagos, v.v..
2. Bản đồ hành chính nước Ecuador khổ lớn năm 2023
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
3. Bản đồ Google Maps của nước Ecuador
Bản Đồ Đất Nước Ả Rập Syria (Syria Map) Phóng To Năm 2023
INVERT cập nhật mới nhất năm 2023 về bản đồ hành chính đất nước Ả Rập Syria chi tiết như giao thông, du lịch, hành chính, vị trí địa lý, rất hi vọng bạn đọc có thể tra cứu những thông tin hữu ích về bản đồ Cộng hoà Ả Rập Syria khổ lớn phóng to chi tiết nhất.
1. Giới thiệu đất nước Ả Rập Syria
Liên đoàn Arập (League of Arab States), tên gọi chính thức là Liên minh các quốc gia Arập, là một tổ chức của các quốc gia Arập tại Tây Nam Á, Bắc và Đông Bắc Phi.
Tổ chức này được thành lập ngày 22 tháng 3 năm 1945 tại Cairô với sáu thành viênban đầu: Ai Cập, Irắc, Transjordan (sau được đổi tên thành Gióocdansau năm 1946), Liban, Arập Xêút và Syria. Sau đó, Yemengia nhập tổ chức này vàotháng 5 năm 1945, Libi (1953), Xuđăng (1956), Marôc (1956), Tuynidi (1956), Côoét (1961), Angiêri (1962), Baranh (1971), Quata (1971), Ôman (1971), Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (1972), Môritani (1973), Xômali (1974), Palétin (1976), Dibuti (1977) và Cômo (1993). Hiện nay Liên đoàn Arập có 22 thành viên, trụ sở đóng tại Cairô (Ai Cập), dân số ước tính khoảng 339.511.000 người, ngôn ngữ chính thức là tiếng Arập, Hội đồng là cơ quan tối cao của Liên đoàn, Tổng thư ký hiện nay là ông Amr Moussa.
Mục đích của Liên đoàn là củng cố và phát triển các quan hệ hữu nghị giữa các nước trong Liên đoàn, phối hợp chính sách và hoạt động hướng tới mục tiêu chung là sự phồn thịnh của tất cả các nước Arập (bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và hợp tác về kinh tế, tài chính, văn hoá, xã hội, v.v.).
Thông qua một số cơ quan như Tổ chức Văn hóa – khoa học và giáo dục Liên đoàn Arập (ALESCO) hay Hội đồngthống nhất Kinh tế Arập (CAEU)…, Liên đoàn Arập soạn thảo, triển khai các chương trình chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa các quốc gia trong thế giới Arập. Mặt khác, đó còn đóng vai trò là một diễn đàn cho các quốc gia thành viên nâng cao vị thế chính trị mỗi nước, giải quyết những vấn đề cần quan tâm chung, những mâu thuẫn bất đồng, hạn chế xung đột. Liên minh cũng giữ vai trò quyết định trong việc soạn thảo những văn bản quan trọng nhằm phát triển sự hợp tác kinh tế.
Liên đoàn Arập đã đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chương trình giảng dạy tại các trường học, tổ chức nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội, đẩy mạnh phúc lợi xã hội dành cho trẻ em, khuyến khích các chương trình về thể thao, bảo tồn các di sản của các quốc gia Arập, thúc đẩy trao đổi văn hóa giữa các nước thành viên. Những chiến dịch xóa mù chữ được phát động, nhiều tác phẩm khoa học kĩ thuật hiện đại đã được dịch và trao đổi giữa các quốc gia thành viên. Liên đoàn khuyến khích những biện pháp chống tội phạm và nghiện hút, giải quyết những vấn đề về lao động – đặc biệt là với lao động nhập cư người Arập.
2. Bản đồ hành chính nước Ả Rập Syria khổ lớn năm 2023
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
3. Bản đồ Google Maps của nước Ả Rập Syria
Bản Đồ Nước Bỉ (Belgium) Khổ Lớn Phóng To Năm 2023
INVERT cập nhật mới nhất năm 2023 về bản đồ nước Bỉ chi tiết như bản đồ giao thông, bản đồ du lịch, rất hi vọng bạn có thêm những thông tin hữu ích về bản đồ nước Bỉ khổ lớn phóng to chi tiết nhất.
Sơ lược về đất nước Bỉ
Bỉ là một quốc gia liên bang với tên chính thức là Vương quốc Bỉ, là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Âu; có biên giới với Pháp, Hà Lan, Đức, Luxembourg, và có bờ biển ven biển Bắc.
Đây là một quốc gia có diện tích nhỏ, mật độ dân số cao, dân số khoảng 11 triệu người. Tổng diện tích là 30.528 km², trong đó diện tích đất là 30.278 km². Lãnh thổ Bỉ giới hạn giữa vĩ tuyến 49°30 và 51°30 Bắc, giữa kinh tuyến 2°33 và 6°24 Đông.
Tên chính thức Vương quốc Bỉ Tên tiếng Anh Belgium Đơn vị tiền tệ euro Thủ đô Brussels Ngày Quốc Khánh 21-7 (1831) Hiến pháp
Thông qua ngày 7-2-1831;sửa đổi lần gần đây nhất là ngày 14-7-1993 (thông qua quyết định thành lập nhà nước liên bang).
Quan hệ quốc tế Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 22/3/1973. Tham gia các tổ chức quốc tế Benelux, BIS, EBRD, EU, IMF, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, NATO, OECD, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WMO, .. Thành phố lớn Antwerp, Brugge, Charleroi, Gent, Liège, Namur, Verviers, Waterloo Diện tích 30.278 km² Vị trí địa lý Nằm ở Tây Âu, giáp biển Bắc, Hà Lan, Đức, Lúc-xăm-bua, Pháp. Địa hình Đồng bằng ven biển bằng phẳng ở Tây Bắc; đồi núi ở trung tâm; núi rừng Ardennes ở phía đông nam. Loại chính phủ Quân chủ lập hiến Tên miền quốc gia .be Dân số 23.870.306 người Ngôn ngữ chính Tiếng Hà Lan, tiếng Pháp và tiếng Đức. Bỉ không có ngôn ngữ riêng. Tôn giáo Đạo Thiên chúa (75%), Đạo Tin lành và tôn giáo khác (25%). Tài nguyên thiên nhiên Than, khí tự nhiên Múi giờ +1:00 Mã điện thoại +32 Bản đồ nước Bỉ bằng Tiếng Anh mới nhất năm 2023
Tóm tắt lịch sử nước Bỉ
Năm 1830, Bỉ trở thành quốc gia độc lập, sau thắng lợi của cuộc đấu tranh chống ách thống trị của Hà Lan.
Hiến pháp 1831 quy định Bỉ là quốc gia thống nhất, theo chế độ quân chủ đại nghị có vua và quốc hội. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, Bỉ bị phát xít Đức xâm lược.
Tháng 9-1944, Bỉ được giải phóng khỏi phát xít Đức. Trong những năm sau chiến tranh, tình hình chính trị – xã hội ở Bỉ không ổn định (34 lần thay đổi chính phủ).
Tháng 12-1987, trong nước diễn ra cuộc bầu cử bất thường. Theo đó, ngày 9-5-1988, chính phủ liên minh trung tả gồm 5 đảng được thành lập.
Tháng 7-1993, Quốc hội đã bỏ phiếu sửa đổi hiến pháp, thành lập nhà nước liên bang và trao quyền tự trị tương đối cho 3 vùng lãnh thổ: Flander, Wallonia và Brussels và cho ba cộng đồng ngôn ngữ: tiếng Hà Lan, tiếng Pháp và tiếng Anh.
Bản đồ nước Bỉ khổ lớn phóng to năm 2023
Bỉ có diện tích 30.528 km², với Wallonie là 16.844 km², Vlaanderen là 13.522 km² và 161 km² của vùng Bruxelles. Theo các tỉnh, những khu vực được phân bổ như sau:
Luxembourg: 4.440 km²
Liège: 3.862 km²
Hainaut: 3.786 km²
Namur: 3.666 km²
West-Vlaanderen: 3.144 km²
Oost-Vlaanderen: 2.982 km²
Antwerpen: 2.867 km²
Limburg: 2.422 km²
Vlaams-Brabant: 2.106 km²
Walloon Brabant: 1.091 km²
Bản đồ hệ thống giao thông của nước Bỉ hiện nay
PHÓNG TO
Bản đồ du lịch nước Bỉ năm 2023
Danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại Nước Bỉ như: Các công trình kiến trúc thời trung cổ ở Brugơ, Liegiơ, Louvain, Lâu đài nghệ thuật ở Brussels, bãi biển, v.v..
Bản đồ Google Maps của đất nước Bỉ
Thành Phố Cyrene Libya: Điểm Khảo Cổ Hàng Nghìn Năm Tuổi Ở Châu Phi
Là thuộc địa của người Hy Lạp ở Thera, thành phố Cyren Libya là một trong những đô thị chính và quan trọng của nền văn minh Hy Lạp cổ đại ở châu Phi.
Giới thiệu về thành phố Cyrene LibyaThành phố Cyrene Libya nằm ở chân đồi của vùng núi al-Jabal al-Akhdar. Đây là một đô thị cổ không thể thiếu trong tiến trình phát triển lịch sử lâu đời và đa sắc tộc của đất nước Libya. Nơi này cũng là điểm hợp lưu văn hoá, thương mại của châu Âu và Bắc Phi.
Thành phố Cyrene Libya
Cyrene là một thành phố Hy Lạp cổ đại lâu đời và quan trọng nhất trong số 5 thành phố của Hy Lạp trong khu vực Bắc Phi. Trong khoảng thời gian từ khi thành lập thành phố cho đến khi người La Mã chiếm đóng, Cyrene mang đặc tính Hy Lạp không bị gián đoạn.
Ảnh: billkaseem
Vào năm 1982, thành phố Cyrene Libya được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới. Ngày nay, thành phố này đang được xếp hạng là một trong những địa điểm bị bỏ quên và có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất của UNESCO tại lưu vực Địa Trung Hải. Nguyên nhân của tình trạng đó là do việc trùng tu không đúng cách và cướp bóc nhiều hiện vật Hy Lạp mà thành phố này sở hữu.
Lịch sử của thành phố Cyrene LibyaCác tàn tích ở Cyrene
Sự thịnh vượng ở Cyrene đã kéo theo làn sóng thực dân Hy Lạp. Điều đó đã khiến cho căng thẳng giữa người Libya bản địa và người Cyrene Hy Lạp ngoại quốc ngày một gia tăng và đỉnh điểm là mối quan hệ bị phá vỡ hoàn toàn. Với sự bất đồng chính kiến sâu sắc, một nỗ lực ngắn ngủi nhằm thống nhất cả người Hy Lạp và Libya theo một bản hiến pháp mới nhưng cuối cùng đã thất bại. Điều kiện đó cho phép một cuộc xâm lược của Ba Tư chiếm lợi thế bên các phe tranh chấp.
Đền thờ thần Demeter
Sau cuộc xâm lược ngắn ngủi đó, nền cộng hoà tiếp theo hầu hết không bị phân biệt về mặt chính trị. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Ptolemaic Ai Cập vào năm 323 TCN, thành phố Cyrene Libya đã trở thành một trung tâm có ảnh hưởng nhất về mặt tri thức, trí tuệ của thế giới cổ đại. Nơi đây tự hào có một trường y khoa với những nhà triết học vĩ đại. Từ đó người La Mã bắt đầu quan tâm đến Cyrene và thành phố chịu sự cai trị của người La Mã vào năm 96 TCN. Năm 67 TCN, tỉnh Cyrenaica được gắn liền với Crete và biến Cyrene trở thành thủ phủ địa phương.
Ảnh: aouusshrara
Dưới sự cai trị của người La Mã, thành phố Cyrene Libya đã có khoảng 2 thế kỷ hòa bình và tương đối phát triển. Tuy nhiên sự thịnh vượng đó đã bị phá vỡ bởi một cuộc nổi dậy vào năm 115 SCN do người Do Thái Cyrene. Trải qua một trận động đất nghiêm trọng vào năm 365 SCN lại khiến cho thành phố trở nên suy tàn. Cuộc chinh phục của người Ả Rập vào năm 642 SCN tiếp tục khiến cho sự sụp đổ của Cyrene thêm tồi tệ, để lại nơi đây sự hoang tàn, đổ nát mà cho đến ngày nay vẫn dễ dàng nhận thấy.
Các tàn tích ở thành phố Cyrene Libya
Ảnh: wahabelamrony
Thành phố Cyrene Libya có diện tích khá rộng lớn, trải dài trên 3 khu vực khác nhau đó là: Thánh địa của thần Apollo, khu vực agora chính và đền thờ thần Zeus.
Tượng thần Apolo ở trong bảo tàng. Ảnh: Stenven Sklifas
Cho đến nay đã có 3 khu vưc ở thành phố Cyrene Libya được khai quật. Ở Thánh địa của thần Apollo đã tìm thấy được bức tượng của thần Vệ nữ Cyrene và tượng khổng lồ của thần Apollo. Nơi đây được xác định là điểm định cư ban đầu của người Hy Lạp ở Cyrene. “Venus of Cyrene” là một bức tượng bằng đá cẩm thạch không đầu đại diện cho nữ thần Venus. Một bản sao La Mã theo bản gốc Hy Lạp đã được những người lính Ý phát hiện vào năm 1913. Bức tượng đó đã được vận chuyển tới Rome và ở đó cho đến năm 2008 thì nó được đem trả lại cho Libya.
Tượng đại diện cho nữ thần Venus bị hư hại vẫn đứng ở ngoài trời
Một khu vực khác đã được khai quật là địa điểm của 1 diễn đàn và nhà thờ được mô phỏng theo Kaisareion của Alexandria và 1 ngôi nhà thờ lớn được xây từ thế kỷ II với nhiều bức tranh khảm tinh xảo.
Khu vực khai quật thứ 3 nằm ở trung tâm thị trấn. Đây là điểm khai quật lớn khi phát hiện được đền thờ thần Zeus. Ngôi đền này được xây vào khoảng thế kỷ VI TCN và người La Mã xây lại vào thế kỷ II sau 1 cuộc nổi dậy của người Do Thái vào năm 115. Nơi đây đã từng bị phá hủy nhiều lần và sau một trận động đất vào thế kỷ IV thì ngôi đền bị bỏ hoang.
Đền thờ thần Zeus
Đền thờ thần Zeus được xây theo phong cách Doric với hai hàng cột 17x8m cùng kích thước 70x32m. Kích thuớc này thậm chí còn lớn hơn đền Parthenon ở Athens. Đồ đá xây dựng cho ngôi đền là những bằng chứng cho thấy người Ai Cập đã từng sửa chữa sau cuộc nổi dậy của người Do Thái. Đền thờ thần Zeus sau này có một diện mạo mới bằng đá cẩm thạch và 1 bục cao theo phong cách La Mã truyền thống.
Đền thờ thần Zeus đã từng bị phá hủy trong quá khứ
Thành phố Cyrene Libya cũng là nơi sinh của Eratosthenes, người xác định được chu vi của Trái đất. Ngoài ra, ở Cyrene còn phát hiện tượng của các triết gia, nhà thơ, tượng bán thân của Demosthenes,… Các di tích đó đều chứng minh cho nền văn hóa vĩ đại từng phát triển mạnh mẽ ở thành phố này.
Ảnh: Internet
Đăng bởi: Trần Ngọc Hiếu
Từ khoá: Thành phố Cyrene Libya: điểm khảo cổ hàng nghìn năm tuổi ở châu Phi
Cập nhật thông tin chi tiết về Bản Đồ Hành Chính Đất Nước Libya (Libya Map) Phóng To Năm 2023 trên website Wyfi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!