Bạn đang xem bài viết Bia Căm Thù – Nơi Ghi Dấu Tội Ác Của Đế Quốc Mỹ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Wyfi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mộc Châu không chỉ nổi tiếng bởi các địa điểm có những phong cảnh đẹp với những mùa hoa rực rỡ bởi hoa cải, hoa ban, hoa mận…. Nơi đây còn là một trong những điểm di tích lịch sử nổi tiếng với di tích lịch sử đoàn binh tây tiến hay khu vực Bia Căm Thù. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm về điểm di tích lịch sử bia căm thù tại Mộc Châu để hiểu thêm về sự ác liệt cũng như những mất mát hi sinh xương máu của bao người dân vô tội.
Di tích lịch sử Bia Căm Thù Tại Mộc Châu
Di tích Bia Căm thù ở đâuTrên khắp cả nước có lẽ nhiều nơi có di tích lịch sử bia căm thù bởi đất nước của chúng ta chịu quá nhiều những mất mát đau thương do chiến tranh gây ra. Nhưng bài viết này sẽ nói về điểm di tích lịch sử Bia Căm Thù tại Mộc Châu Sơn La.
Di tích Bia Căm thù nằm ở Thị trấn Mộc Châu thuộc tiểu khu 12 – Thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La. Di tích nằm ngay cạnh quốc lộ 6. Khu di tích nằm ở vị trí thuận lợi và nằm trên khu đất khá bằng phẳng. Vì nằm ở trục đường chính nên đây cũng là điểm dừng chân cho du khách thắp hương cũng như tưởng nhớ những người đã hi sinh lại nơi này.
Trải qua thời gian tấm bia không còn được nguyên vẹn nhưng vẫn thể hiện rõ ý nghĩa lớn lao của di tích
Ý nghĩa lịch sử của bia căm thùTrong cuộc chiến tranh ác liệt khi đế quốc Mỹ chiếm đánh miền nam Việt Nam chúng ta. Giai đoạn từ năm 1965-1968 lúc này đế quốc mỹ vấp phải sự chống trả ác liệt của quân và dân Việt Nam. Nên chúng điên cuồng đánh phá miền bắc để ngăn chặn sự chi viện cho chiến trường Miền Nam. Vào khoảng thời gian đó Sơn La cũng là một trong những trọng điểm bị Mỹ bắn phá đặc biệt là Mộc Châu. Bởi nơi đây được coi là vùng trọng điểm về kinh tế cũng như quốc phòng của cả tỉnh Sơn La cũng như cả vùng Tây Bắc lúc bấy giờ. Mộc Châu chính là địa điểm đông đảo đồng bào các dân tộc sinh sống và cũng là những nông trường, lâm trường và các cơ sở sản xuất chế biến công nghiệp của trung ương.
Năm được tầm quan trọng của Mộc Châu nên đế quốc Mỹ đã cho máy bay đánh phá ác liệt nhằm mục đích cắt đứt mạch máu giao thông giữa Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc cũng như cắt đứt con đường viện chợ từ bắc vào nam thông qua Lào và Cambuchia.
Chúng trút hàng ngàn tấn bom đạn để phá hủy nhà cửa ruộng vườn cũng như làm bao nhiêu người bỏ mạng trong những lần đánh bom. Chúng nhẫn tâm đến mức không chỉ nhằm vào những trận địa quân sự mà chúng còn đánh phá cả những khu vực người dân sinh sống các công trình kinh tế, văn hoá trường học, bệnh viện, đường xá, cầu cống tại thị trấn Mộc Châu.
Đau xót với sự mất mát và hi sinh của nhiều người dân vô tội trong những lần thả bom tàn phá của đế quốc Mỹ. Để ghi dấu nỗi đau này, cũng như niềm tự hào về ý trí chiến đấu, tính tự tôn dân tộc cũng như nỗi căm thù đế quốc Mỹ sâu sắc của những đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Nên vào ngày 13/10/1969, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tại thị trấn Mộc Châu đã dựng Bia Căm Thù ở ngay khu vực trung tâm thị trấn Mộc Châu (Nay thuộc tiểu khu 12 thị trấn Mộc Châu). Nơi đây đã trở thành một chứng tích lịch sử về tội ác của đế quốc Mỹ trong chiến tranh đối với Việt Nam chúng ta.
Mỹ điên cuồng cho máy bay ném bom xuống Mộc Châu
Nội dung ghi trên bia căm thùTiêu đề trên tấm bia được viết “Quân và dân các dân tộc Mộc Châu khắc sâu căm thù giặc Mỹ xâm lược“
Sau đó là nội dung ghi về tội ác của Mỹ đã gây ra cho Mộc Châu như sau: ” Tại đây kể từ ngày 21/6/1965 cho đến tháng 3/1968 Mỹ bắn phá 410 ngôi nhà ở, các cơ quan trường học, bệnh viện, công trình văn hoá và của nhân dân. 68 người bị thương, 33 người chết trong số người chết và bị thương đa số là người già, trẻ em và phụ nữ. Bắn chết 411 con trâu, bò không kể các loại tiểu súc khác, đấy nền văn minh và khoa học hiện đại của đế quốc Mỹ mà chúng thường khoe khoang là như vậy đó. Quân và dân các dân tộc Mộc Châu quyết không đội trời chung với đế quốc Mỹ, chúng ta thề ghi tâm khắc cốt căm thù này muôn đời muôn kiếp không phai.”
Bia Căm thù thị trấn Mộc Châu là một trong những minh chứng lịch sử của một cuộc chiến tranh tàn phá của để quốc Mỹ với Việt Nam. Nơi đây chính là nơi để những thế hệ sau này biết tôn trọng và quý giá nền độc lập của nước nhà. Điểm di tích lịch sử Bia Căm Thù này sẽ mãi tồn tại với thời gian. Điều này còn được thể rõ hơn khi ngày 13/12/2004, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành quyết định số 174/2004/QĐ-UBND xếp hạng di tích Bia căm thù của trấn Mộc Châu là di tích cấp tỉnh.
Đăng bởi: Thuý Trần
Từ khoá: Bia căm thù – Nơi ghi dấu tội ác của đế quốc Mỹ
Càn Lăng – Nơi Yên Nghỉ ‘Bất Khả Xâm Phạm’ Của Nữ Đế Võ Tắc Thiên
Càn Lăng là một trong những lăng mộ bí ẩn nhất trong lịch sử Trung Hoa Đôi điều về Nữ đế Võ Tắc Thiên
Lịch sử Trung Hoa có 231 vị Hoàng đế, nhưng chỉ ghi nhận một Nữ hoàng đế duy nhất. Đó chính là Võ Tắc Thiên – mỹ nhân từng làm khuynh đảo Đường triều.
Võ Tắc Thiên (624 – 705), thường được gọi là Võ hậu hoặc Thiên hậu. Bà từng là một phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau đó lại trở thành Hoàng hậu của Cao Tông Lý Trị và quang minh chính đại bước lên ngai vị Nữ hoàng đế lập ra nhà Võ Chu.
Võ Tắc Thiên là Nữ hoàng đế duy nhất được chính sử công nhận (Ảnh: Zhihu)
Tại vị trên ngai vàng trong 15 năm, bà đã thi hành nhiều chính sách có lợi cho giang sơn như mở mang lãnh thổ, khuyến khích phát triển Phật giáo, tăng cường phát triển kinh tế – xã hội… Tuy nhiên xã hội bấy giờ đặt nặng quan niệm “trọng nam khinh nữ” nên việc một người phụ nữ như Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng đế trở thành cái gai trong mắt nhiều người.
Năm 705, Tể tướng đương triều cùng các đại thần đã phát động binh biến ép Võ Tắc Thiên thoái vị và đưa Đường Trung Tông lên ngôi. Giang sơn nhà Lý Đường với sự thống trị của các nam Hoàng đế nhà họ Lý nhờ vậy mà được phục dựng lại, còn Võ Tắc Thiên bị giam lỏng tại biệt cung đến khi qua đời ở tuổi 82. Theo di nguyện trước lúc lâm chung, di hài của bà được hợp táng vào Càn Lăng cùng Đường Cao Tông Lý Trị.
Càn Lăng trở thành một công trình kiến trúc nổi tiếng thuộc huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây (Ảnh: pconline)
Lăng mộ ẩn chứa một lời tiên tri cực kỳ linh ứngNằm ở vào vị thế đắc địa trên núi Lương Sơn, thuộc huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây, cách thành cổ ở Tây An khoảng 85km về phía tây bắc, Càn Lăng có địa thế đẹp cả về mặt địa lý lẫn yếu tố phong thủy. Lương Sơn vốn là một dãy núi nham thạch đá vôi, có độ cao 1.047m so với mặt nước biển. Dãy núi này có tới ba đỉnh, bắt đầu nổi lên từ cao nguyên Hoằng Sĩ bằng phẳng, đỉnh phía Bắc là cao nhất, tức là Lăng Càn. Hai đỉnh phía Nam thấp hơn, Đông Tây đối đầu, được ví như cánh cửa thiên nhiên của lăng mộ.
Nhờ địa thế đặc biệt, lại “cõng” trên mình lăng mộ Càn Lăng kỳ vĩ, Lương Sơn có dáng hình giống một người phụ nữ đang nằm ngủ. Càn Lăng được khởi công xây dựng từ năm 684, và phải mất tới 23 năm để hoàn thành.
Càn Lăng là nơi yên nghỉ của hai vị hoàng đế thời nhà Đường và được xây dựng trong thời kỳ cường thịnh nên số lượng của cải được bồi táng theo được cho là không hề ít. Lăng mộ Võ Tắc Thiên có quy mô to lớn, kiến trúc hùng vĩ, được ví như “lịch đại chư hoàng lăng chi quan”, tức là lăng mộ giữ vị trí “quán quân” trong các lăng mộ của Hoàng đế mọi thời đại.
Những bức tượng đá không đầu (Ảnh: loitthinkouyy)
Đường trục chính Nam – Bắc của lăng mộ Võ Tắc Thiên dài tới 4,9km. Nội thành chiếm 240m2, được 2 vòng thành bao bọc. Vòng thành ngoài dài 80km, vòng thành trong dài 5km. Càn Lăng có tới 387 phòng rộng lớn, gồm Hiến điện, Khuyết lâu, Vương tân điện, từ đường, hạ cung. Xét mức độ vĩ đại, những kim tự tháp ở Ai Cập có lẽ cũng khó có thể sánh với Càn Lăng.
Lăng chính có 4 cửa, đường tư mã, trụ hoa biểu, tượng ngựa, lạc đà, sư tử, bia ký, trụ khắc đá… đều to lớn khổng lồ. Con đường từ đầu cổng lăng đi vào cửa mộ dài 631m, lát đá xanh, bố trí 103 tượng đá, trong đó có 61 tượng biểu trưng cho các bộ tộc khác nhau của Trung Hoa. Đáng chú ý là 61 tượng này đều mất đầu bởi những nhát chém. Lý giải cho việc này hiện vẫn đang bỏ ngỏ. Cửa vào lăng mộ chốt sắt khóa cố định. Khe hở được trám bằng sắt nung chảy, nên trộm không thể công phá được.
Bên trong lăng mộ Võ Tắc Thiên có tấm “vô tự bia” (bia không chữ) với chiều dài lên tới 7,5m, nặng hơn 100 tấn, được chạm khắc 8 đầu rồng quấn vào nhau. Hai bên thân bia khắc hai con đường, một con tuấn mã và một con sư tử. Phía tây tấm bia trước lăng mộ Đường Cao Tông có những dòng chữ chói vàng óng ánh ca ngợi công đức của vua.
Lý giải về tấm bia không chữ, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng công đức của Võ hậu quá lớn, không một tấm bia hay văn tự nào có thể diễn tả hết. Tuy nhiên, một số khác lại khẳng định, tuy là một người tài năng, nhưng Võ Tắc Thiên lại mang thân nữ nhi và có không ít lỗi lầm nên công tội thật khó luận rõ. Những người khác thì cho rằng, đó là ý tưởng của bà, để đời sau tự đánh giá.
Đặc biệt, Càn Lăng thuộc số ít những lăng tẩm đế vương vẫn còn nguyên vẹn cho tới tận hôm nay, và là một trong những địa danh sở hữu nhiều giai thoại kỳ bí nhất lịch sử Trung Hoa.
Hơn 1 thiên niên kỷ qua dù đã trải qua không ít những biến động của lịch sử, việc xâm phạm và khám phá “giấc ngủ ngàn thu” của vợ chồng nữ đế Võ Tắc Thiên lại không hề dễ dàng và thậm chí là chưa một lần thành công bởi 1 lời nguyền đáng sợ.
Bia không chữ khổng lồ với chiều dài lên tới 7,5m, nặng hơn 100 tấn (Ảnh: pconline)
Dù đã trải qua ít nhất 17 lần cướp phá, trong đó có lần số người huy động lên đến 400 ngàn, thế nhưng địa cung của lăng mộ ngàn năm vẫn “thi gan cùng tuế nguyệt” với di hài của hai vị Hoàng đế và ước chừng khoảng 800 tấn châu báu vẫn là một nơi bất khả xâm phạm.
Và cho tới ngày nay, người đời vẫn thường kể cho nhau nghe những giai thoại về “lời nguyền” của Càn Lăng – nơi an nghỉ của cặp vợ chồng hiếm hoi trong lịch sử Trung Hoa cùng làm Hoàng đế dành cho những kẻ dám đến đây phá rối giấc ngủ của hai vị Hoàng đế bên trong.
Càn Lăng luôn trở thành mục tiêu chinh phục của giới trộm mộ thuộc nhiều triều đại khác nhau. Trong số đó, phải kể tới 3 vụ trộm đục phá nghiêm trọng nhất xảy ra vào 3 thời kỳ khác nhau.
Lần đầu tiên diễn ra vào cuối nhà Đường, khi nghĩa quân Hoàng Sào dấy binh tạo phản. Nghĩa quân này có tới 40 vạn binh tới đào bới đồi Lương Sơn, thậm chí còn vạt hẳn một nửa quả đồi. Thế nhưng, vẫn không thể tìm ra hướng tiếp cận ngôi mộ của Võ Tắc Thiên.
Lần xâm phạm thứ hai do Tiết độ sứ Diệu Châu là Ôn Thao cầm đầu, xảy ra dưới thời Ngũ Đại thập quốc. Mộ tặc họ Ôn này đã từng đào trộm 17 ngôi mộ của hoàng gia nhà Đường, vì thế Ôn Thao tưởng cũng có thể “xơi tái” lăng mộ của Võ Tắc Thiên một cách dễ dàng. Khi người của Ôn Thao đang đào bới Càn Lăng thì một sự việc “kinh thiên động địa” theo đúng nghĩa đen đã xuất hiện.
Đó là ngày đầu tiên, khi Ôn Thao đem quân tới xâm phạm Càn Lăng, bầu trời còn trong xanh, nhưng chỉ trong chớp mắt trời đã âm u mịt mù, gió thổi như lốc tưởng chừng có thể cuốn phăng mọi thứ. Điều này khiến cho nhóm mộ tặc buộc phải dừng tay giữa chừng nhiều lần. Kỳ lạ hơn, cứ hễ dừng tay thì trời lại trở nên trong vắt, còn bắt tay vào đào thì tiết trời lại mịt mù như sắp có bão.
Khi cố tình đào mộ, không hiểu lý do gì nhóm người của Ôn Thao hết kẻ này đến kẻ khác bỏ mạng vì tai nạn hoặc bệnh tật. Quá sợ hãi, những kẻ này đã “bỏ của chạy lấy người” và không dám xâm phạm Càn Lăng thêm lần nữa.
Toàn cảnh lăng mộ Võ Tắc Thiên (Ảnh: Pconline)
Lần đục phá nghiêm trọng thứ ba xảy ra vào thời kỳ Dân quốc, tướng quân Tôn Liên Trọng cầm đầu. Vị tướng họ Tôn này lấy danh nghĩa diễn tập quân sự để điều động binh lính cùng vũ khí tới công phá Càn Lăng. Cũng giống như Ôn Thao, Tôn Liên Trọng và đội quân của mình đã phải đối diện với những hiện tượng hết sức rùng rợn.
Khi nã đợt pháo thứ nhất, bên trong Càn Lăng bỗng tỏa ra một làn khói trắng. Làn khói ấy cứ vần vũ xung quanh binh lính, sau đó bay lên trời và hóa thành gió bão khiến đất trời tối tăm mù mịt. Có giai thoại truyền lại rằng, đoàn binh tham gia đào mộ ngày hôm đó bất ngờ có 7 người hộc máu ra chết tại chỗ. Các hiện tượng kỳ lạ cùng những giai thoại rùng rợn từng được lưu truyền đã khiến đám binh lính ấy bỏ cả mũ giáp rồi tháo chạy.
Theo kinh nghiệm du lịch Trung Quốc, chính vì những điều này mà nhiều người cho rằng Càn Lăng ẩn chứa lời nguyền ghê rợn cho những kẻ dám đến phá giấc ngủ ngàn thu của hai vị hoàng đế. Tới ngày nay, bí mật phía trong nơi an nghỉ của bà vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải trong lịch sử Trung Quốc. Thậm chí, các nhà khảo cổ cũng chưa dám mạo hiểm khai quật Càn Lăng vì điều kiện công nghệ chưa đáp ứng để bảo tồn cổ vật trong lăng mộ.
Nguyễn Ngân
Đăng bởi: Nghĩa Trần Văn
Từ khoá: Càn Lăng – nơi yên nghỉ ‘bất khả xâm phạm’ của Nữ đế Võ Tắc Thiên
18 Thánh Nữ Ghi Dấu Ấn Trong Thế Giới Công Giáo
Thánh Felicity và Perpetua
Sống trong thời kỳ đầu của cuộc đàn áp Nhà thờ ở Châu Phi bởi Hoàng đế Severus. Perpetua – một nữ quý tộc trẻ đang nuôi con gái sơ sinh, còn Felicity là người hầu của bà. Cặp đôi này là hai trong số những vị tử đạo La Mã sớm nhất, họ được tôn vinh cùng nhau vì chủ nghĩa anh hùng khi đối mặt với sự man rợ.
Bất chấp những lời đe dọa về sự ngược đãi lẫn cái chết, Perpetua, Felicity – một người mẹ tương lai và một nữ người hầu cùng 3 người bạn đồng hành: Revocatus, Secundulus, Saturninus, vẫn từ chối từ bỏ đức tin Công giáo của mình. Vì việc không muốn đó, tất cả được gửi đi tử hình. Felicity đã hạ sinh con gái vài ngày trước khi sự tử đạo bắt đầu. Họ bị đưa vào đấu trường, bị tấn công bởi những con thú hoang dã. Nhưng cuối cùng, Thánh Felicity và Perpetua bị xử trảm bởi thanh gươm.
Điều đặc biệt, có một số người coi họ như là Thánh đồng tính nữ vì hai người phụ nữ này từng an ủi nhau trong tù và trao cho nhau nụ hôn bình an trong đấu trường. Ngày nay, Thánh Felicity và Perpetua được tưởng nhớ tại nhiều nhà thờ cũng như vương cung thánh đường.
Thánh Felicity và Perpetua
Thánh Clare thành AssisiThánh Felicity và PerpetuaThánh Felicity và Perpetua
Thánh Clare thành Assisi sinh năm 1193 trong một gia đình bá tước giàu có người Ý. Trước khi bà chào đời, mẹ của bà đã nhận được một dấu hiệu rằng con gái mình sẽ là ánh sáng của Chúa trên thế giới. Khi còn là một đứa trẻ, Clare bị lôi cuốn mạnh mẽ vào những điều về Đức Chúa Trời. Bà nhiệt thành cầu nguyện, sùng kính viếng Thánh Thể, và bày tỏ một tình yêu dịu dàng đối với người nghèo.
Là một trong những tín đồ đầu tiên của Thánh Phanxico thành Assisi. Dù được sinh ra trong sự giàu có, Clare vẫn quyết định từ bỏ lối sống thượng lưu của mình và chọn gia nhập tu viện, cắt đi mái tóc, mặc một chiếc áo choàng trơn. Bà thành lập dòng Phụ nữ nghèo – một nhóm các nữ tu sống cuộc sống khắc khổ khác thường với phụ nữ thời đó, đi chân trần quanh thị trấn để khất thực, đeo bao bố, không có bất kỳ tài sản nào, hoàn toàn phụ thuộc vào thức ăn được cho. Nhưng điểm nhấn trong cuộc sống của họ vẫn là sự chiêm nghiệm.
Nhiều phụ nữ quý tộc trẻ đã bỏ tất cả những gì mình có để thực hiện điều này giống Clare. Sự gia tăng ngày càng nhanh chóng, với các ngôi nhà được thành lập trên khắp nước Ý, tất cả đều lấy Clare làm hình mẫu cũng như nguồn cảm hứng cho họ.
Danh tiếng về sự thánh thiện của bà loan xa đến nỗi chính Đức Giáo hoàng đã đến trước giường bệnh của bà vào năm 1253 để ân xá, muốn phong Thánh cho bà ngay lập tức khi bà qua đời, nhưng được các vị Hồng y khuyên Ngài nên chờ đợi. Thánh Clare thành Assisi qua đời trong sự yên tĩnh tuyệt đối. Hai năm sau, vào năm 1255, bà được phong Thánh.
Thánh Kateri TekakwithaThánh Clare thành AssisiThánh Clare thành Assisi
Sinh ra trong bộ tộc Algonquin-Mohawk, Thánh Kateri Tekakwitha có mẹ là một Algonquin theo đạo Thiên Chúa, bị người Iroquois bắt giam và được gả làm vợ của thủ lĩnh của tộc Mohawk. Khi lên 4 tuổi, Thánh Kateri mất cha mẹ cùng em trai trong một trận dịch đậu mùa khiến bà bị biến dạng cũng như mù một nửa. Sau đó, bà được nhận nuôi bởi một người chú, người kế vị cha của bà làm tộc trưởng. Thánh Kateri đã lớn lên trong sự thánh thiện dưới sự dìu dắt của một linh mục và một phụ nữ Iroquois lớn tuổi.
Do mắc bệnh đậu mùa khi còn nhỏ, khuôn mặt của bà để lại những vết rỗ, biến dạng. Chọn trở thành người Công giáo nên Thánh Kateri quyết định không kết hôn, thay vào đó là thực hiện lời thề trung trinh vĩnh viễn. Bà tìm thấy một nơi trong rừng mà bà có thể cầu nguyện một giờ mỗi ngày, nhưng lại bị buộc tội đã gặp một người đàn ông ở đó.
Thánh Kateri Tekakwitha qua đời ở tuổi 24, có thể do bị viêm phổi. Các nhân chứng cho biết, khuôn mặt hốc hác của bà đã đổi màu, những vết rỗ biến mất và trông giống như một người khỏe mạnh. Bà được phong chân phước năm 1980 và được phong Thánh năm 2012.
Thánh Kateri TekakwithaThánh Kateri Tekakwitha
Thánh Elizabeth Ann SetonThánh Kateri TekakwithaThánh Kateri Tekakwitha
Thánh Elizabeth Ann Seton từng kết hôn với một doanh nhân giàu có và cả hai có 5 người con. Năm 1803, chồng bà mất vì bệnh lao, Elizabeth từ đó trở thành một góa phụ trẻ. Sau khi khám phá ra đạo Công giáo ở Ý, nơi chồng mình qua đời, bà trở về Hoa Kỳ và gia nhập nhà thờ Công giáo ở New York. Năm 1809, trải qua một số năm khó khăn, Elizabeth chuyển đến đến Emmitsburg-Maryland, thành lập dòng Nữ tu Bác ái Thánh Joseph. Cộng đồng đầu tiên dành cho phụ nữ theo đạo này được thành lập tại Hoa Kỳ.
Bà cũng bắt đầu Học viện Thánh Joseph, Trường học Tự do, gieo mầm cho nền giáo dục Công giáo. Di sản của Thánh Elizabeth Ann Seton hiện bao gồm các dòng tu ở Hoa Kỳ và Canada, các thành viên làm việc về các nhu cầu chưa được đáp ứng của những người sống trong cảnh nghèo khó ở Bắc Mỹ cũng như hơn thế nữa.
Bà được Giáo hoàng Paul VI phong Thánh ngày 14 tháng 9 năm 1975 tại Quảng trường Thánh Peter. Là công dân đầu tiên sinh ra ở Hoa Kỳ được tặng danh hiệu “Thánh.” Hài cốt của bà chôn cất tại Emmitsburg trong Vương cung thánh đường tại Đền thờ Quốc gia.
Thánh Elizabeth Ann SetonThánh Elizabeth Ann Seton
Thánh Gianna Beretta MollaThánh Elizabeth Ann SetonThánh Elizabeth Ann Seton
Sinh ra ở Magenta gần Milano, Thánh Gianna Beretta Molla là con thứ mười trong số 13 người con của Alberto và Maria Beretta. Là thành viên tích cực của Hội Thánh Vincent de Paul và là người đi đầu trong phong trào Công giáo hành động. Gianna cũng thích trượt tuyết, leo núi. Bà lấy bằng y khoa và phẫu thuật tại Đại học Pavia, cuối cùng chuyên về nhi khoa.
Nhận bằng về cả y khoa và phẫu thuật từ Đại học Pavia. Gianna cảm thấy lĩnh vực y học là sứ mệnh nên bà đã hào phóng cung cấp dịch vụ cho Công giáo Hành động – một phong trào của những người Công giáo tận tụy sống và truyền bá Giáo huấn Xã hội trong một nền văn hóa rộng lớn hơn, công việc này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Năm 1952, Gianna bắt đầu mở một phòng khám ở thị trấn nhỏ Mesero – nơi bà gặp kỹ sư Pietro Molla. Không lâu trước cuộc hôn nhân năm 1955 của họ, Gianna đã viết cho Pietro: “Tình yêu là tình cảm đẹp nhất mà Chúa đã gửi gắm vào tâm hồn của đàn ông và phụ nữ.”
Trong bốn năm tiếp theo, họ có ba người con: Pierluigi, Mariolina và Laura. Hai lần mang thai sau đều bị sẩy. Đầu thai kỳ cuối cùng, các bác sĩ phát hiện ra rằng Gianna vừa có con vừa có khối u trong tử cung. Bà cho phép các bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ khối u nhưng không thực hiện cắt tử cung hoàn toàn vì điều này có thể đã giết chết đứa trẻ. Bảy tháng sau, vào tháng 4 năm 1962, con gái út của bà được sinh ra tại bệnh viện ở Monza, nhưng những biến chứng sau phẫu thuật khiến bà bị nhiễm trùng. Một tuần sau, Gianna qua đời tại nhà, được chôn cất tại nghĩa trang Mesero.
Thánh Gianna Beretta Molla được phong chân phước năm 1994 và được phong Thánh 10 năm sau đó. Khi bà chính thức được Giáo hoàng John Paul II tấn phong, chồng bà và các con của họ đã tham dự buổi lễ, đây cũng là lần đầu tiên một người chồng được chứng kiến vợ mình được phong Thánh.
Thánh Elizabeth của HungaryThánh Gianna Beretta MollaThánh Gianna Beretta Molla
Sinh ra trong hoàng tộc của Vua Hungary Andrew II và Gertrude của Merania, Thánh Elizabeth đã sử dụng tài sản của mình để thúc đẩy công việc từ thiện.
Năm 14 tuổi, bà kết hôn với Louis của Thuringia, người mà bà vô cùng yêu thương và hạ sinh ba người con. Dưới sự hướng dẫn thiêng liêng của một tu sĩ dòng Phanxico, bà sống đời cầu nguyện, hy sinh, phục vụ người nghèo cũng như bệnh tật. Để tìm cách hòa nhập với người nghèo, Thánh Elizabeth mặc quần áo đơn giản, hàng ngày bà mang bánh mì cho hàng trăm người.
Sau 6 năm chung sống, chồng bà chết trong thập tự chinh, và Elizabeth rất đau buồn. Gia đình chồng coi bà như phung phí hầu bao của hoàng gia và ngược đãi bà. Cuối cùng, họ đuổi bà ra khỏi cung điện. Sự trở lại của các đồng minh chồng bà từ các cuộc Thập tự chinh dẫn đến việc Elizabeth được phục hồi ngôi vị, vì con trai bà là người thừa kế hợp pháp ngai vàng.
Năm 1228, Thánh Elizabeth của Hungary gia nhập dòng Phanxico Thế tục, dành vài năm còn lại của cuộc đời để chăm sóc người nghèo trong một bệnh viện mà bà thành lập để vinh danh Thánh Phanxico Assisi. Sức khỏe ngày càng giảm sút, bà qua đời trước sinh nhật thứ 24 vào năm 1231.
Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Thánh Elizabeth của Hungary đã biểu lộ tình yêu thương lớn lao đối với những người nghèo khổ cũng như đau khổ. Đến nỗi bà đã trở thành người bảo trợ cho các tổ chức từ thiện Công giáo và của dòng Phan Sinh tại thế. Bà đã chọn một cuộc sống sám hối, khổ hạnh, ngay cả khi một cuộc sống nhàn hạ, xa hoa đang dễ dàng là của mình. Sự lựa chọn này đã khiến bà được yêu mến trong trái tim của những người bình thường trên khắp châu Âu. Sự nổi tiếng đó đã khiến Elizabeth được phong Thánh 4 năm sau khi mất.
Thánh Rose thành LimaThánh Elizabeth của HungaryThánh Elizabeth của Hungary
Thánh Rose thành Lima có ước muốn trở thành một nữ tu ngay từ khi còn nhỏ. Điều đó có thể thực hiện thông qua việc thường xuyên cầu nguyện, ăn chay và thực hiện các công việc đền tội trong bí mật. Bà được đặt cho danh sách Rose làm đẹp một cách tuyệt đối của mình, nhưng khi những người được yêu cầu, bà đã chọn cách khuân lên mặt để làm cho nó nổi lên và cắt tóc ngắn để ngăn cản họ.
Khi được phép nhập dòng Ba Đa Minh, người ta nói rằng Thánh Rose vẫn tiếp tục một cuộc sống yêu cầu, kiêng ăn cực độ, thậm chí sẽ tự động đưa tay mình vào như một hành động sám hối tự áp dụng. Bà cũng được biết đến là người đeo chiếc vương miện bằng bạc nặng với những chiếc gai. Vào một điểm thời gian, nó đã bám chặt vào hộp của cô ấy đến hệ thống chiếc vương miện trở nên vô cùng khó khăn.
Thánh Rose thành Lima qua đời ngày 25 tháng 8 năm 1617 – một ngày mà mọi người nói rằng bà đã dự đoán chính xác. Bà được Giáo hoàng Clement IX phong chân chống ngày 10 tháng 5 năm 1667 và được tuyên bố phong Thánh ngày 12 tháng 4 năm 1671, bởi Giáo hoàng Clement X.
Thánh Teresa thành AvilaThánh Rose thành LimaThánh Rose thành Lima
Thánh Teresa thành Avila là nữ tu dòng Carmelite. Sau khi vào tu viện ở tuổi 20, bà lâm bệnh nặng.
Mặc dù sức khỏe đã yếu, nhưng bà đã khởi xướng cải cách Cát Minh, dẫn dắt trật tự trở lại với những thực hành khắc khổ ban đầu, bao gồm cả nghèo đói và tách biệt khỏi thế giới. Để chống lại một số phe đối lập, Thánh Teresa mở các cuộc họp mới (lần đầu tiên vào năm 1562) theo lệnh được cải tổ trên khắp Tây Ban Nha.
Mặc dù ban đầu vấp phải sự phản đối, nhưng cuối cùng bà cũng được phép thành lập trật tự đầu tiên của mình, nơi bà hướng dẫn các nữ tu không chỉ thông qua các kỷ luật nghiêm ngặt, mà còn thông qua sức mạnh của tình yêu và ý thức chung. Sau đó, Thánh Teresa dành phần đời còn lại của mình để đi khắp Tây Ban Nha, thiết lập những nơi mới dựa trên truyền thống tu viện cổ xưa.
Học thuyết của bà đã được chấp nhận như sự trình bày cổ điển của đời sống chiêm niệm. Các tác phẩm tâm linh của Thánh Teresa thành Avila vẫn còn được đọc rộng rãi cho đến ngày nay. Trong số đó có “Lâu đài nội vụ” (1588). Năm 1622, bà chính thức được Giáo hoàng Gregory XV phong Thánh. Năm 1970, bà được Giáo hoàng Phaolô VI nâng lên hàng Tiến sĩ Giáo hội.
Thánh MonicaThánh Teresa thành AvilaThánh Teresa thành Avila
Là một vị Thánh Công giáo thời kỳ đầu, Thánh Monica được tưởng nhớ, tôn vinh vì đức tính Kito giáo.
Mặc dù theo đạo Thiên chúa, nhưng cha mẹ đã gả bà cho một người ngoại giáo, tên Patricius, sống ở Tagaste-Bắc Phi. Patricius có một số đặc điểm nổi bật, nhưng ông ta cũng có một tính khí bạo lực, hay nói dối. Monica cũng phải chịu đựng một bà mẹ chồng khó tính sống chung nhà với mình. Những lời cầu nguyện và tấm gương của Monica cuối cùng đã khiến chồng và mẹ chồng theo đạo Công giáo. Sau lễ rửa tội, chồng bà đã qua đời 1 năm sau đó.
Từng đau khổ vì chồng ngoại tình, Thánh Monica đã dành riêng cho sự cải đạo cho con trai mình (Thánh Augustine), điều này được trình bày chi tiết qua các bài viết sâu rộng của ông trong “Những lời thú nhận”. Hoàn cảnh của cuộc đời Thánh Monica có thể khiến bà trở thành một người vợ cằn nhằn, một người con dâu cay nghiệt, một mẹ tuyệt vọng, nhưng bà không nhường bước trước bất kỳ sự cám dỗ nào.
Khi Giáo hoàng Martin V ra lệnh đưa Thánh tích của bà đến Rome vào năm 1430, người ta cho rằng nhiều phép lạ đã xảy ra trong cuộc hành trình.
Thánh Maria GorettiThánh MonicaThánh Monica
Thánh Maria Goretti là con gái của một tá điền nghèo người Ý, không có cơ hội đến trường, chưa bao giờ biết đọc hay viết.
Vào một buổi chiều nóng nực của tháng 7, bà đang ngồi ở đầu cầu thang nhà mình, vá một chiếc áo sơ mi (lúc đó Maria mới 12 tuổi). Một chiếc xe đẩy dừng bên ngoài và người hàng xóm, Alessandro, 18 tuổi, chạy lên cầu thang, hắn ta bắt bà, kéo vào phòng ngủ. Maria đã vùng vẫy, cố gắng kêu cứu. “Không, Chúa ơi, con không muốn điều đó”, bà kêu lên “Đó là một tội lỗi. Anh sẽ phải xuống địa ngục”. Alessandro bắt đầu tấn công bà một cách mù quáng hơn bằng một con dao găm dài. Sau đó, Maria được đưa đến bệnh viện.
Những giờ phút cuối cùng của bà được đánh dấu bằng lòng trắc ẩn của một người tốt – sự lo lắng về nơi mẹ mình sẽ ngủ, sự tha thứ cho kẻ đã giết mình. Và Thánh Maria Goretti đã qua đời khoảng 24 giờ sau vụ tấn công.
Alessandro bị kết án 30 năm tù. Trong một thời gian dài, hắn ta không ăn năn hay cảm thấy tội lỗi. Một đêm nọ, hắn mơ thấy Maria hái hoa và dâng cho hắn, cuộc sống của hắn từ đó đã thay đổi. Khi được thả sau 27 năm, hành động đầu tiên của Alessandro là cầu xin sự tha thứ của mẹ Thánh Maria Goretti.
Lòng sùng kính đối với vị tử đạo trẻ tuổi ngày càng tăng, các phép lạ đã được thực hiện. Trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ, bà đã được phong Thánh bởi Giáo hoàng Pius XII vào ngày 24 tháng 6 năm 1950. Mẹ của bà và Alessandro (kẻ giết hại bà) cũng có mặt.
Thánh Bernadette SoubirousThánh Maria GorettiThánh Maria Goretti
Sống trong hoàn cảnh nghèo và ít học, Thánh Bernadette Soubirous từng tuyên bố về việc nhìn thấy các linh ảnh của Đức Maria. Trong khi một số người trong thị trấn tin bà, nhưng một số người khác thì cảm thấy Bernadette bị thần kinh.
Sau khi được chính phủ Pháp và nhà chức trách Giáo hội phỏng vấn, người ta xác định rằng linh ảnh bà nói là sự thật. Bernadette cũng được biết đến với phép lạ mà bà đã thực hiện trong việc tạo ra nước sạch ở thị trấn – nơi được báo cáo là đã chữa khỏi bệnh cho khoảng 69 người.
Nguồn nước ấy đã được Giáo hội kiểm tra thông qua các cuộc điều tra khoa học và y tế cực kỳ nghiêm ngặt, nhưng không thể đưa ra lời giải thích nào về lý do tại sao mọi người được chữa khỏi. Ủy ban Lourdes cũng tiến hành phân tích, nhưng chỉ có thể xác định nó chứa hàm lượng khoáng chất cao.
Bà đã yêu cầu linh mục địa phương xây dựng một nhà nguyện tại địa điểm mà bà đã nhận được linh ảnh của mình. Thánh địa Đức Mẹ Lộ Đức hiện là một trong những địa điểm hành hương Công giáo lớn trên thế giới với nhiều nhà nguyện và nhà thờ khác được xây dựng xung quanh đó.
Thánh Bernadette Soubirous mất ngày 16 tháng 4 năm 1879, ở tuổi 35. Được phong Thánh vào năm 1925 bởi Giáo hoàng Pio XI.
Thánh Edith SteinThánh Bernadette SoubirousThánh Bernadette Soubirous
Thánh Teresa Benedicta Thánh Giá, hay còn gọi là Thánh Edith Stein sinh năm 1891 tại Breslau-Ba Lan, là con út trong một gia đình Do Thái đông con.
Bà trở thành một sinh viên xuất sắc, thành thạo triết học, đặc biệt quan tâm đến hiện tượng học. Cuối cùng bà bắt đầu quan tâm đến đức tin Công giáo. Năm 1922, Edith được rửa tội tại Nhà thờ Chính tòa ở Cologne, Đức. Mười một năm sau, bà vào Cologne Carmel. Do sự phân tán của chính trị ở Đức, bà được gửi đến Carmel, Hà Lan. Khi Đức Quốc xã chinh phục Hà Lan, bà bị bắt cùng với chị gái Rose, bị đưa đến trại tập trung ở Auschwitz. Edith qua đời trong phòng hơi ngạt của Auschwitz năm 1942.
Năm 1987, Giáo hoàng John Paul II đã phong chân phước cho bà trong sân vận động bóng đá lớn ngoài trời ở Cologne. Từ những đau khổ không thể kể xiết của con người do Đức Quốc xã gây ra ở Tây Âu trong những năm 1930 và 1940, đã làm nảy nở đời sống cao đẹp của việc dâng hiến, dâng mình, cầu nguyện, ăn chay, đền tội của Thánh Edith Stein. Bà được Giáo hoàng Joan Phaolo II phong Thánh vào ngày 11 tháng 10 năm 1998.
Thánh Teresa thành LisieuxThánh Edith SteinThánh Edith Stein
Thánh Teresa thành Lisieux – một nữ tu dòng Cát Minh được gọi là “Bông hoa nhỏ”, người đã sống một cuộc đời tù túng kín kẽ trong tu viện Lisieux, Pháp. Sở thích của bà đối với sự hy sinh ẩn giấu thực sự đã chuyển đổi linh hồn. Ít có vị Thánh nào của Chúa được nhiều người biết đến như nữ tu trẻ tuổi này. Cuốn tự truyện của Teresa mang tên “Câu chuyện của một linh hồn” được đọc và yêu thích trên khắp thế giới.
Teresa Martin bắt đầu vào tu viện năm 15 tuổi. Cuộc sống trong đó quả thực không bình lặng, chủ yếu bao gồm việc cầu nguyện, làm việc nhà chăm chỉ. Nhưng bà sở hữu cái nhìn sâu sắc thánh thiện, có thể cứu chuộc thời gian dù cho nó buồn tẻ đến đâu. Teresa cho biết bà đến tu viện Carmel “để cứu các linh hồn và cầu nguyện cho các linh mục”. Và không lâu trước khi qua đời, bà đã viết: “Tôi muốn dành cả thiên đường của mình để làm điều tốt cho trái đất”.
Thánh Teresa thành Lisieux được phong Thánh năm 1925. Ngày 19 tháng 10 năm 1997, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã tôn phong bà là Tiến sĩ Giáo hội – người phụ nữ thứ ba được công nhận vì sự thánh thiện cũng như tầm ảnh hưởng giáo huấn của bà đối với tâm linh trong Giáo hội.
Thánh Teresa thành CalcuttaThánh Teresa thành LisieuxThánh Teresa thành Lisieux
Là một vị Thánh hiện đại, Thánh Teresa thành Calcutta (hay còn gọi là Mẹ Teresa) đã làm những công việc đáng kinh ngạc trong hơn 45 năm. Dòng tu của bà bao gồm gần 5.000 chị em từ khắp nơi trên thế giới, những người trông coi chăm sóc cho người sắp chết vì nhiều bệnh khác nhau, cũng như bếp, phòng khám di động, chương trình tư vấn, trại trẻ mồ côi và trường học.
Khi còn là một nữ tu Loreto trẻ tuổi, Thánh Teresa đã nhận được thông điệp từ Thiên Chúa về việc thành lập Hội Thừa sai Bác ái để phục vụ “những người nghèo nhất trong số những người nghèo”. Khi có được quốc tịch Ấn Độ, bà đã trải qua khóa đào tạo y tế cơ bản cho việc chuẩn bị làm việc trong khu ổ chuột. Gặp Hillary Clinton năm 1994, hai người đã thành lập một trung tâm ở Washington DC – nơi có thể chăm sóc các trẻ em mồ côi. Và vào năm 1995, họ thành lập Ngôi nhà Mẹ Teresa dành cho trẻ sơ sinh.
Bắt đầu với nhiều giải thưởng, giải Padmashri của Ấn Độ (1962), và đáng chú ý là giải Nobel Hòa bình (1979) đã vinh danh công việc của bà. Ngày 5 tháng 9 năm 1997 cuộc đời trần thế của Thánh Teresa thành Calcutta chấm dứt. Bà được Chính phủ Ấn Độ tổ chức tang lễ cấp nhà nước, thi hài an táng tại nơi của Hội Thừa sai Bác ái.
Chưa đầy hai năm sau khi qua đời, vì danh tiếng thánh thiện rộng rãi của mình nên vào ngày 20 tháng 12 năm 2002, Giáo hoàng John Paul II đã phê chuẩn các sắc lệnh về nhân đức anh hùng cùng những các phép lạ của Thánh Teresa. Đức Thánh Cha Phanxico đã tôn phong bà lên hàng Thánh tại Rome ngày 4 tháng 9 năm 2023.
Thánh Joan thành ArcThánh Teresa thành CalcuttaThánh Teresa thành Calcutta
Là một vị thánh huyền thoại nước Pháp – người đã dẫn dắt dân tộc của mình chiến thắng trong chiến tranh trăm năm. Thánh Joan thành Arc đã gây tranh cãi khi tuyên bố nhận được các linh ảnh từ Tổng lãnh thiên thần Michael, Thánh Margaret thành Antioch và Thánh Catherine thành Alexandria.
Bà lãnh đạo quân đội Pháp chống người Anh nhằm chiếm lại hai thành phố Orléans, Troyes. Điều này giúp Charles VII lên ngôi vua ở Reims năm 1429. Sau đó một khoảng thời gian, bà bị bắt, bị bán cho người Anh, bị xét xử vì tội dị giáo và bị kết án thiêu sống. Được biết đến với cái tên “Người hầu gái của Orleans”, Joan được yêu cầu bỏ đạo để được giải thoát khỏi bản án của mình nhưng bà đã từ chối điều đó.
Năm 1431, bà bị thiêu rụi trên cọc ở Rouen, tro cốt được rải trên sông Seine. Một phiên tòa thứ hai của Giáo hội 25 năm sau đã vô hiệu hóa bản án trước đó, nó được đưa ra dưới áp lực chính trị. Thánh Joan thành Arc được phong chân phước năm 1909, và được phong Thánh năm 1920.
Bàgiống như một ngôi sao băng xuyên qua khung cảnh lịch sử Pháp – Anh. Giữa những câu chuyện về các vị Thánh của Giáo hội và đi vào tâm thức của chúng ta. Phụ nữ đồng nhất với bà, đàn ông ngưỡng mộ lòng dũng cảm của bà.
Thánh FaustinaThánh Joan thành ArcThánh Joan thành Arc
Được tôn kính là Vị Sứ Đồ Của Lòng Thương Xót Chúa, Thánh Faustina lần đầu tiên cảm nhận sự kêu gọi tôn giáo vào năm 7 tuổi khi bà tham dự lễ trưng bày Mình Thánh Chúa.
Năm 1924, bà đã trải nghiệm hình ảnh đầu tiên của mình về Thiên Chúa khi tham gia một buổi khiêu vũ với chị gái Natalia, trong đó Chúa Jesus hướng dẫn Faustina phải đến Warsaw ngay lập tức và gia nhập một tu viện. Đóng gói hành lý và khởi hành vào sáng hôm sau, nhưng bà liên tục bị từ chối khỏi các lần phỏng vấn, bị đánh giá về ngoại hình cũng như sự nghèo nàn của mình. Cuối cùng Thánh Faustina đã được mẹ bề trên của Dòng Nữ tu Đức Mẹ Thương Xót nhận vào với điều kiện bà phải trả tiền sinh hoạt. Bà bắt đầu làm quản gia để tiết kiệm tiền để gửi vào tu viện.
Cuốn nhật ký dài của bà đã được vô số tín đồ đọc khắp nơi trên thế giới. Nó được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, trong đó có cả tiếng Việt. Nội dung nhật ký tiết lộ chi tiết địa điểm, cũng như tầm nhìn mà bà nhận được từ Chúa Jesus về thông điệp và hình ảnh của Lòng Thương Xót Chúa.
Trong những năm 1965- 1967, Tiến trình Điều tra về cuộc đời cũng như các đức tính anh hùng của bà được thực hiện ở Krakow. Năm 1968, tến trình Phong Chân Phước được bắt đầu tại Roma, sau đó kết thúc vào tháng 12 năm 1992. Ngày 18 tháng 4 năm 1993, Đức Thánh Cha John Paul II đã nâng Thánh Faustina lên hàng vinh quang. Bà được phong Thánh ngày 30 tháng 4 năm 2000. Hài cốt hiện nay đang an nghỉ tại Thánh địa lòng Chúa thương Xót ở Krakow-Lagiewniki.
Thánh Katharine DrexelThánh FaustinaThánh Faustina
Mặc dù lớn lên trong sự giàu có, nhưng Thánh Katharine Drexel luôn thấy mẹ kế của mình làm công việc từ thiện hàng ngày là phân phát thực phẩm, quần áo, hỗ trợ tiền thuê nhà cho những người gặp khó khăn, nghèo khó.
Trong một chuyến công du Châu Âu, bà đã gặp Giáo hoàng Leo XIII và yêu cầu Ngài gửi thêm những người truyền giáo đến Wyoming cho người quen của bà là Giám mục James O’Connor. Giáo hoàng trả lời, “Tại sao cô không trở thành một nhà truyền giáo?” Câu trả lời đó khiến Katharine phải suy nghĩ.
Sau ba năm rưỡi, Thánh Katharine cùng những nữ tu đầu tiên của mình lúc bấy giờ mở một trường nội trú ở Santa Fe. Đến năm 1942, bà đã có một hệ thống các trường Công giáo da đen ở 13 tiểu bang, thêm 40 trung tâm truyền giáo và 23 trường học ở nông thôn.
Hai vị Thánh gặp nhau khi Thánh Katharine được Thánh Cabrini tư vấn về chính trị của việc chấp thuận quy tắc mệnh lệnh ở Rome. Thành tích đỉnh cao của bà là thành lập Đại học Xavier ở New Orleans, trường đại học Công giáo đầu tiên ở Hoa Kỳ dành cho người Mỹ gốc Phi.
Ở tuổi 77, Thánh Katharine Drexel bị đau tim, buộc phải nghỉ hưu. Rõ ràng cuộc sống của bà đã kết thúc. Nhưng bây giờ đã gần 20 năm cầu nguyện lặng lẽ, mãnh liệt từ một căn phòng nhỏ nhìn ra cung Thánh. Những cuốn sổ nhỏ và mảnh giấy ghi lại nhiều lời cầu nguyện, khát vọng không ngừng cùng những bài thiền của mình. Bà qua đời ở tuổi 96, được phong Thánh vào năm 2000.
Thánh Catherine thành SienaThánh Katharine DrexelThánh Katharine Drexel
Thánh Catherine thành Siena là con thứ 23 của Jacopo và Lapa Benincasa, lớn lên như một người thông minh, vui vẻ, sùng đạo. Nhưng bà từng khiến mẹ mình thất vọng khi cắt phăng đi mái tóc, nhằm phản đối sự khuyến khích thái quá về việc cải thiện ngoại hình để thu hút một người chồng.
Vào Dòng Ba Đa Minh năm 18 tuổi, Thánh Catherine sống trong ba năm ẩn dật, cầu nguyện, khổ hạnh. Bà làm việc không mệt mỏi cho cuộc thập tự chinh chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ, cho hòa bình giữa Florence và Giáo hoàng. Đồng thời có công trong việc khôi phục Giáo hoàng cho Rome. Là tiến sĩ Giáo hội, Thánh Catherine đã sử dụng những món quà của mình về triết học, thần học để khuyến khích hòa bình giữa các lãnh thổ Ý, bà cũng thành lập một tu viện dành cho phụ nữ vào năm 1377 bên ngoài Siena.
Trong thời gian của cuộc đời mình, Thánh Catherine cũng đã soạn hơn 400 bức thư. Chúng có sức ảnh hưởng lớn đến mức sau đó bà được tuyên bố là Tiến sĩ của Nhà thờ. Bà được xếp hạng cao trong số các nhà thần bí và tác giả tâm linh của Giáo hội.
Năm 1939, Thánh Catherine thành Siena cùng Thánh Phanxico thành Assisi được tuyên bố là người đồng bảo trợ của Ý. Năm 1999, Giáo hoàng John Paul II đã tuyên dương bà là Thánh bảo trợ của Châu Âu.
Thánh Catherine thành SienaThánh Catherine thành Siena
Những người phụ nữ này thật sự có một sức mạnh tinh thần đáng kinh ngạc, cùng một đức tin không thể lay chuyển. Họ nhân danh đức tin, hy sinh sự tồn tại của mình, từ bỏ mọi thứ khác, chỉ hy sinh bản thân cho ý muốn của Đức Chúa Trời.
Đăng bởi: Lò Thị Thủy
Từ khoá: 18 Thánh nữ ghi dấu ấn trong thế giới Công giáo
Sông Nước Cà Mau – Nơi Tuyến Đầu Của Tổ Quốc
Nhắc đến Cà Mau không chỉ nhớ thương đến vùng đất phương Nam, nơi cánh rừng U Minh Hạ đi vào lịch sử, mà còn là nơi đầu tàu ngọn sóng của mũi cực Nam Tổ quốc.
Sông nước Cà Mau – nơi tuyến đầu của Tổ quốcCuộc sống của người dân nơi địa đầu Tổ quốc. Ảnh : Pinterest.
Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền ngắm được mặt trời mọc trên biển Đông, lặn ở biển phía Tây. Cà Mau cách TP HCM 350km theo quốc lộ 1A là vùng đất mang rất nhiều đặc sản của Tây Nam Bộ.
Phương tiện
Xe khách thường được du khách lựa chọn nhiều nhất. Có nhiều hãng xe để lựa chọn, giá vé giường nằm từ SG đến Cà Mau từ 170.000 - 220.000 đồng.
Xe máy: Có 3 cung đường để bạn khám phá…
– Sài Gòn – Tân An – Trung Lương – Cần Thơ – Bạc Liêu – Cà Mau
– Sài Gòn – Trung Lương – Vĩnh Long – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cà Mau
– Sài Gòn – Tân An – Bến Tre – Trà Vinh – Châu Đốc – Cà Mau
Địa điểm lưu trú
Trung tâm thành phố Cà Mau có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ với giá phòng dao động từ 200.000 – 500.000 đồng. Tuỳ theo nhu cầu cá nhân và chi phí chuyến này, bạn sẽ chọn lựa địa điểm ưng ý.
Ngắm bình minh nơi địa đầu Tổ quôc – mũi Cà Mau
Để đến được mũi Cà Mau, từ trung tâm thành phố Cà Mau, bạn có thể bắt xe bus để đến với thị trấn Nam Căn mất khoảng 1 tiếng. Bạn nên di chuyển đến thị trấn vào lúc tầm chiều, thuê phòng ở lại. Qua hôm sau, bạn thuê vỏ lãi để ra đến mũi cực Nam với giá từ 1,2 đến 2 triệu đồng cho một nhóm 8 người đến 10 người.
Mũi cực Nam cuốn hút bước chân phượt và đây được xem là nơi duy nhất bạn đón được cả bình minh và hoàng hôn. Ảnh: Lam Linh.
Mũi Cà Mau nơi đặt mốc toạ độ GPS 001 (cây số 0). Cột mốc này mang hình một con tàu no gió, vươn mình ra biển. Bạn sẽ cảm nhận được điều tuyệt vời khi đứng giữa không gian bao la của biển trời và là nơi địa đầu mang dấu ấn sử Việt.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng đảo hòn Khoai
Khi đặt chân đến mũi cực Nam, điều không thể bỏ qua là bạn nên đặt chân đến đảo hòn Khoai, tọa lạc tại huyện Ngọc Hiển, Cà Mau. Đến tham quan nơi đây, bạn có những trải nghiệm thú vị: leo núi, băng rừng, tham quan cánh rừng nguyên sinh với hơn 1.000 loài động, thực vật quý hiếm cư ngụ. Leo lên đỉnh núi cao nhất của đảo, du khách được ngắm nhìn ngọn hải đăng cao 15,7m xây dựng từ cuối thế kỉ XIX, phóng tầm mắt ra xa ngắm toàn cảnh vẻ đẹp của những hòn đảo bên cạnh và hướng về mũi Cà Mau.
Hòn Khoai còn là nơi ghi dấu chiến công vang dội của anh hùng Phan Ngọc Hiển lãnh đạo nhóm chiến sĩ cách mạng đấu tranh tiêu diệt tên chúa đảo, bảo vệ đảo hòn Khoai. Năm 1994, hòn Khoai được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Trở về Hòn đá Bạc
Hòn Đá Bạc tọa lạc tại xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, trên đường bạn từ Năm Căn trở về trung tâm thành phố. Đây là một cụm hòn nằm nhô cao khoảng 50 m so với mực nước biển, gồm các hòn liền nhau như: hòn Trọi, hòn Ông Ngộ, hòn Đá Bạc.
Đến với hòn Đá Bạc, bạn sẽ cảm nhận rõ từng cơn sóng mạnh vỗ vào bờ, những tảng đá bạc nắng rọi vào như những mảng đá kim cương lấp lánh ghép vào nhau. Ở đây, bạn sẽ cảm nhận rõ hơn nét hoang sơ nơi đây khi được cùng ngư dân cạy hàu, câu mực, câu cá ngát,…
Trải nghiệm cuộc sống hoang dã ở rừng U Minh hạ
Đất rừng U Minh Hạ, nơi từng mệnh danh “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội tựa bánh canh” nay còn rất hoang sơ, với không khí trong lành toàn một màu xanh ngắt đến tận chân trời. U Minh Hạ ngày càng trở thành điểm du lịch sinh thái lý tưởng thu hút nhiều du khách ở khắp nơi đến tham quan, thư giãn.
Bao la khung cảnh xanh tít tận trời mây. Ảnh: Khai Nguyên.
Đến với rừng U Minh, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản gắn liền với cuộc sống giản dị người dân nơi đây. Nếu bạn có thời gian, bạn hãy dành hẳn một ngày trọn vẹn cho nơi đây, đánh bắt cá cùng ngư dân, trải nghiệm làm người nông dân đích thực, ắt chuyến đi của bạn ý nghĩa hơn.
Vườn chim Cà Mau
Vườn chim là một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đặt chân đến với Cà Mau. Giữa những ồn ào và nhộn nhịp trong lòng thành phố, vẫn còn những nét hoang sơ để loài chim trú ngụ và phát triển. Một số vườn chim như vườn chim 19/5, vườn chim Tư Na, vườn chim Chà Là, Đầm Dơi, Tân Tiến,…
Trở về trung tâm thành phố Cà Mau
Du khách viếng thăm khu tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan ngôi chùa Khmer Monivongsa Borapham, dạo quanh trung tâm khi đèn đường đã lên, đi bộ lang thang vào khu chợ đêm và thưởng thức đặc sản.
Đặc sản nơi đất mũi
Đặc sản nơi đây gắn liền với cuộc sống gần gũi, giản dị với miền sông nước và đồng ruộng: cua Cà Mau, chuột đồng chiên sả ớt, bánh tầm gà cay, lươn um rau ngổ, cá thòi lòi nướng muối ớt, chả trứng mực, lẩu cá kèo,… và mực ống.
Mực ống Cà Mau. Ảnh: Nam Chấy.
Quà mang về
Những món ăn, quà lưu niệm được du khách lựa chọn để làm quà biếu: bồn bồn Cà Mau, tép chua, khô cá kèo, khô tôm tích, tôm khô Rạch Gốc,… và khăn rằn Nam Bộ.
Theo Zing News
Đăng bởi: Huấn Hoa Hoè
Từ khoá: Sông nước Cà Mau – nơi tuyến đầu của Tổ quốc
Cựu Binh Mỹ Trao Sổ Ghi Chép Cho Gia Đình Liệt Sĩ Hà Tĩnh
Xuất phát từ Mỹ hôm 3/3, Peter Mathews cùng vợ Christina Mathews vượt hơn 13.000 km đến Hà Tĩnh bằng các chuyến bay kéo dài hơn 24 tiếng. 9h sáng 5/3, vợ chồng cựu binh tới gia đình ông Hà Huy Mỳ, 63 tuổi, người cháu ở thôn Cao Thắng, xã Kỳ Xuân đang thờ cúng liệt sĩ Cao Văn Tuất.
Đặt hai bông hồng khô lên bàn thờ và thắp hương cho liệt sĩ Cao Văn Tuất, Peter Mathew nói: “Tôi mong sự có mặt của mình sẽ giúp xoa dịu phần nào mất mát, nỗi đau của gia đình”.
Peter Mathew (giữa) đến nhà ông Hà Huy Mỳ, người đang thờ liệt sĩ Cao Văn Tuất, sáng 5/3. Ảnh: Đức Hùng
Ông Mỳ giới thiệu với cựu binh Mỹ Giấy chứng nhận huân chương và Sổ liệt sĩ, những hiện vật còn sót lại của anh Cao Văn Tuất. Qua thời gian, mọi thứ đã thất lạc, di ảnh không có. Vì vậy cuốn sổ là kỷ vật thiêng liêng, gia đình sẽ lưu giữ cẩn thận để giáo dục các thế hệ con cháu, đồng thời hy vọng sổ cung cấp một số tư liệu để tìm được mộ liệt sĩ.
Sau 20 phút trò chuyện, uống nước chè xanh, ăn kẹo cu đơ – đặc sản Hà Tĩnh, Peter Mathews cùng vợ và người thân liệt sĩ Cao Văn Tuất lên hội trường xã Kỳ Xuân, cách nhà ông Mỳ hơn 2 km, để dự buổi lễ tiếp nhận sổ ghi chép do UBND huyện Kỳ Anh tổ chức.
Peter Mathew nói rất mệt sau nhiều chặng bay kéo dài, nhưng nghĩ tới việc được trả lại sổ ghi chép thì “mọi mệt mỏi tan biến”. Ông nhặt được cuốn sổ ghi thông tin về Cao Xuan Tuat, xóm Cao Thắng, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, trong trận chiến ở đồi 724, Đăk Tô, tháng 11/1967, nhưng không giao nộp cho cấp trên.
cựu binh mỹ trao sổ ghi chép
Peter Mathews đến nhà liệt sĩ Tuất thắp hương, trao sổ ghi chép cho đại diện gia đình. Video: Đức Hùng
Theo Peter Mathews, năm 2023, tình cờ gặp người có hai con nuôi gốc Việt, ông nhờ dịch một vài trang trong sổ, biết được thông tin về anh Cao Xuan Tuat. Cựu binh đăng thông tin trên mạng xã hội, bắt đầu hành trình tìm thân nhân của người lính Việt Nam từ cuối tháng 1/2023.
Mọi việc gặp nhiều thuận lợi khi ông Trần Nhật Tân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh, đã liên hệ với Peter Mathews trao đổi thông tin. Từ dữ liệu cựu binh Mỹ gửi, ông Tân cung cấp cho cơ quan chức năng xác minh, cuối cùng nhận định Cao Xuan Tuat và liệt sĩ Cao Văn Tuất ở thôn Cao Thắng, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh là một. Ông Tuất sinh năm 1942, nhập ngũ năm 1963, hy sinh năm 1967 khi chưa có vợ con.
Đọc câu chuyện về cựu binh Peter Mathews trên VnExpress, hãng Hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines đã tặng vợ chồng ông cặp vé khứ hồi hạng thương gia từ Mỹ sang Việt Nam để hoàn thành tâm nguyện.
Advertisement
Peter Mathews trao sổ ghi chép cho bà Cao Thị Nồng, em gái liệt sĩ Cao Xuân Tuất, tại hội trường xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh. Ảnh: Đức Hùng
Kết thúc buổi lễ, Peter Mathews lấy cuốn sổ, trao cho bà Cao Thị Nồng, 78 tuổi, em gái liệt sĩ Tuất. “Trở về từ cuộc chiến, tôi mất nhiều thời gian mới mở lòng. Hôm nay tôi đã nhẹ nhõm hơn khi gặp thân nhân người lính. Một số người từng hoài nghi, nhưng sau khi tôi cho xem các trang viết trong cuốn sổ, sự hoài nghi tan biến, không còn thù địch, thay vào đó là mối quan hệ bạn bè”, Peter nói.
Peter Mathews cùng vợ nhận quà kỷ niệm là chiếc nón lá và quyển sách từ lãnh đạo huyện Kỳ Anh. Sau buổi hôm nay, vợ chồng ông sẽ đi thăm ngã ba Đồng Lộc, sau đó bay vào TP HCM và tối 11/3 trở về Mỹ.
Đức Hùng
Thư Viện Quốc Gia Bhutan: Nơi Chứa Đựng Di Sản Văn Hóa, Tôn Giáo Của Bhutan
Thư viện Quốc gia Bhutan được thành lập vào năm 1967 với mục đích “bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa và tôn giáo phong phú” của Bhutan.
Giới thiệu về thư viện Quốc gia BhutanThư viện quốc gia Bhutan nằm ở Thimphu, tại khu vực Kawajangsa và gần bảo tàng di sản dân gian ngay phía trên Sân Gôn Hoàng gia. Nó được liên kết với ủy ban quốc gia về các vấn đề văn hóa vào năm 1985.
Không giống như hầu hết các thư viện trên thế giới, thư viện này được đặt trong một tòa nhà rất đậm chất Bhutan với kiến trúc truyền thống gọn gàng.
Thư viện Quốc gia Bhutan
Thư viện quốc gia Bhutan được thành lập vào năm 1967 để lưu giữ các văn bản cổ xưa của Dzongkha và Tây Tạng. Tòa nhà thư viện này được xây dựng vào năm 2001 với mục đích cung cấp cho người dân Bhutan quyền truy cập vào cả tài liệu quốc gia cũng như thông tin từ khắp nơi trên thế giới. Cuốn sách được xuất bản lớn nhất thế giới cũng nằm trong thư viện này (cuốn sách nặng 68 ký và cao hơn 2 mét).
Lịch sử của thư viện Quốc gia Bhutan@patriireyna
Thư viện quốc gia Bhutan được thành lập lần đầu tiên vào năm 1967 dưới sự bảo trợ của HM Queen Ashi Phuntso Choden (1911–2003) với một bộ sưu tập nhỏ các văn bản quý giá. Tòa nhà ban đầu được đặt trong tòa tháp trung tâm của Tashichodzong. Sau đó, do bộ sưu tập ngày càng nhiều nên phải chuyển thư viện đến một tòa nhà ở khu vực Changgangkha của Thimphu .
Chi phí xây dựng thư viện này do Chính phủ Hoàng gia Bhutan chịu hoàn toàn mà không có bất cứ sự viện trợ của nước ngoài.
Thư viện là nơi lưu trữ nhiều tài liệu quan trọng của quốc gia
Thư viện quốc gia Bhutan hiện là nơi lưu giữ bộ sưu tập các bản văn truyền thống đã được khánh thành và thánh hiến như một ngôi chùa bởi Đức Dilgo Khyentse Rinpoche vào ngày 23 tháng 11 năm 1984 nhằm cung cấp một không gian linh thiêng cho các sách tôn giáo tạo nên phần lớn bộ sưu tập. Thư viện chuyển đến ngôi nhà cố định của nó vào cuối năm 1984 dưới sự bảo trợ của Ủy ban Đặc biệt về Văn hóa lúc bấy giờ.
Thời gian hoạt động thư viện Quốc gia BhutanDu khách tham quan thư viện
Giờ mở cửa: 9:30 sáng đến 5:00 chiều (Thứ Hai đến Thứ Sáu) từ tháng 3 đến tháng 10 và 9:30 sáng đến 4:00 chiều từ tháng 11 đến tháng 2/ Thư viện sẽ đóng cửa vào các ngày lễ và cuối tuần.
Thư viện Quốc gia Bhutan có gì?@ashishsinghjayshoor
Thư viện quốc gia Bhutan sở hữu một bộ sưu tập phong phú gồm 6100 cuốn sách của Bhutan và Tây Tạng cũng như 9000 bảng in và khối in bằng gỗ dành cho sách tôn giáo. Ngoài ra ở đây còn có một trong những kho tàng Văn học Phật giáo lớn nhất trên toàn thế giới và là một trong những nơi tốt nhất để đến thăm ở Thimpu.
Trashi Chho DzongTranh treo tường bên trong thư viện. @asanga_sakya
Trong số các điểm tham quan ở Thimpu thì cái tên Trashi Chho Dzong luôn luôn nằm ở những vị trí đầu tiên. Cách thủ đô Bhutan khoảng 2km, nằm bên bờ sông Wang Chhu, pháo đài lịch sử này được xây dựng từ năm 1641 và trải qua một loạt cải tạo cho đến năm 1962.
Trashi Chho Dzong còn được gọi là ‘Pháo đài của Tôn giáo Vinh quang’. Không chỉ có kiến trúc nổi bật mà nó cũng đóng vai trò là ban thư ký chính của Bhutan, nơi đặt ngai vàng của vua Bhutan.
Changangkha LhakhangTrashi Chho Dzong
Nằm trên đỉnh một mũi đất quyến rũ, Changangkha Lhakhang là một trong những địa điểm du lịch ở Thimphu tự hào có tầm nhìn ngoạn mục ra toàn bộ Thung lũng Thimphu. Ngôi chùa Phật giáo này có từ thế kỷ 12 và thường được nhiều du khách tìm đến viếng thăm để nhận được sự ban phước của Tamdrin.
Tango GoembaChangangkha Lhakhang
Nằm gần Núi Cheri, Tango Goemba là một tu viện Phật giáo ngoan đạo ở vùng đất của Rồng Sấm. Nằm cách thủ đô của Bhutan khoảng 14km, tu viện này là một nơi quý giá để tìm hiểu về văn hóa Phật giáo. Xung quanh tòa nhà được bao bọc bởi các hang động thiền định, khu dành cho các nhà sư và nhà nguyện cổ kính. Đến với Tango Goemba, du khách sẽ tìm kiếm được cho mình sự an ủi về tinh thần và bình yên trong tâm hồn.
Tu viện Tango Goemba được xây dựng theo phong cách kiến trúc Dzong truyền thống của Bhutan. Để tới đây, bạn cần trải qua một chuyến đi bộ đường dài đầy mê hoặc. Hàng năm ở tu viện cũng tổ chức lễ hội Phật giáo có tên là ‘Yarney’ diễn ra vào tháng thứ 6 theo lịch của người Bhutan.
Đài tưởng niệm quốc gia ChortenTango Goemba
Thimphu Chorten còn được gọi là Bảo tháp Tưởng niệm hoặc Đài tưởng niệm Quốc gia Chorten. Công trình này được xây dựng để vinh danh Jigme Dorji Wangchuck, vị vua thứ ba của Bhutan vào năm 1947. Bảo tháp mang phong cách Tây Tạng đặc trưng và trở thành một kiến trúc tiêu biểu tại Thủ đô Thimpu.
Cánh cổng bên ngoài của Chorten tượng trưng cho ba vị bồ tát bảo vệ. Bước vào bên trong du khách sẽ được nhìn thấy những tòa nhà phụ được chạm khắc tinh xảo với những bức tranh mandala, tượng sống động cùng với điện thờ của nhà vua.
Tượng Phật Buddha DordenmaĐài tưởng niệm quốc gia Chorten
Buddha Dordenma thường được gọi là Điểm Phật, là một trong những địa điểm tâm linh tuyệt vời nhất mà bạn sẽ bắt gặp khi đến Thimphu. Tượng Đức Phật cao 51m, được làm bằng thép nguyên chất và mạ vàng. Chính kích thước này mà Buddha Dordenma hiện đang nắm giữ kỷ lục là bức tượng Phật Thích ca cao nhất thế giới.
Điều đặc biệt là xung quanh tượng Phật này du khách sẽ tìm thấy gần 125.00 hình dạng thu nhỏ của Đức Phật. Tất cả những bức tượng này đều được chế tác bằng đồng và mạ vàng nguyên chất. Khi đến thăm tượng Buddha Dordenma, bạn sẽ cảm nhận được sự bình tĩnh, tôn nghiêm đến tuyệt đối.
Dechen PhodrangTượng Phật Buddha Dordenma
Được biết đến là dzong gốc của Thimphu, Dechen Phodrang hay ‘Cung điện Cực lạc’ cũng là một trong những địa điểm phải đến ở Thimphu. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội để tìm hiểu Phật giáo và tầm quan trọng của tôn giáo.
Dechen Phodrang có kiến trúc được xếp chồng lên nhau với các đồ tạo tác cổ xưa, tranh vẽ, kinh sách và nhiều yếu tố tôn giáo khác. Mặc dù một số bức tranh và đồ tạo tác này có từ thế kỷ 12 nhưng chúng vẫn được bảo quản rất tốt trong tu viện này .
Tu viện Dechen Phodrang
Thư viện quốc gia Bhutan là nơi đang lưu trữ và bảo tồn các tư liệu quý giá của quốc gia. Nếu bạn là người có niềm đam mê lịch sử và văn hóa thì bảo tàng là điểm tham quan không thể bỏ lỡ khi đến với đất nước hạnh phúc nhất thế giới.
Ảnh: Internet
Đăng bởi: Tiến Dũng Vũ
Từ khoá: Thư viện Quốc gia Bhutan: nơi chứa đựng di sản văn hóa, tôn giáo của Bhutan
Cập nhật thông tin chi tiết về Bia Căm Thù – Nơi Ghi Dấu Tội Ác Của Đế Quốc Mỹ trên website Wyfi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!