Xu Hướng 10/2023 # Các Bệnh Liên Quan Đến Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Máu Là Gì? # Top 11 Xem Nhiều | Wyfi.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Các Bệnh Liên Quan Đến Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Máu Là Gì? # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Các Bệnh Liên Quan Đến Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Máu Là Gì? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Wyfi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lipid là chất béo được chuyển thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Bất kỳ một bất thường nào trong quá trình này đều gây ra rối loạn chuyển hóa lipid. Thường gặp nhất là tăng các lipid có hại và giảm các lipid có lợi trong máu.

Tăng mức cholesterol, triglycerides, LDL-c máu.

Giảm mức HDL-c máu.

Tuy nhiên, không phải lipid có hại là không cần thiết. Cơ thể vẫn cần một lượng lipid nhất định để duy trì các chức năng cơ bản của cơ quan và cơ thể.

Nhìn chung, người bệnh thường có triệu chứng của bệnh nguyên nhân nhiều và được chẩn đoán rối loạn lipid sau đó. Triệu chứng của rối loạn chuyển hóa lipid có thể gặp là:

U vàng vùng mí mắt và quanh mắt.

U vàng vùng gân, khớp ở bàn chân, bàn tay, khuỷu,…

Vòng cung màu trắng trong giác mạc.

Những dấu hiệu này biểu hiện tình trạng rối loạn lipid máu nặng, nhưng không gây biến chứng nặng nề. Biến chứng nguy hiểm nhất là xơ vữa động mạch – nguyên nhân hàng đầu gây tắc mạch máu. Đây cũng là yếu tố nguy cơ lớn của các bệnh lý tim mạch.

Các nguyên nhân chủ yếu thường do các bệnh lý về gene. Chúng có thể tạo thành hội chứng bệnh nếu khiếm khuyết gene gây ảnh hưởng đến nhiều loại lipid. Có khi bệnh còn gây rối loạn chuyển hóa đường hay đạm đi kèm, tạo thành hội chứng chuyển hóa. Bệnh thường được phát hiện tương đối sớm ở trẻ em nhưng biểu hiện có thể nặng nề. Tuy nhiên, phát hiện và điều trị sớm cũng giúp cải thiện tiên lượng đáng kể.

Nhóm bệnh này thường là nguyên nhân gây ra rối loạn lipid. Bệnh thường xuất hiện do người mắc phải trong cuộc đời, đặc biệt nhiều ở người có hành vi nguy cơ. Hành vi nguy cơ là những thói quen không tốt cho sức khỏe, dễ gây rối loạn lipid máu. Hơn nữa, đây cũng là yếu tố thúc đẩy người bệnh mắc các bệnh lý nguyên nhân gây rối loạn lipid.

Những bệnh lý thứ phát gây rối loạn chuyển hóa lipid máu là:

Suy tuyến giáp.

Đái tháo đường, nhất là người kiểm soát bệnh kém.

Béo phì, thừa cân.

Mày đay mãn tính tự phát.

Các bệnh thận (hội chứng thận hư,…).

Các bệnh lý tự miễn (lupus ban đỏ hệ thống,…).

Phụ nữ có thai, nhất là những tháng cuối thai kỳ.

Người bệnh dùng thuốc (lợi tiểu, hormone ngoại sinh, ức chế miễn dịch,…).

Bên cạnh việc điều trị rối loạn lipid máu, kiểm soát bệnh nguyên nhân cũng rất quan trọng. Việc điều trị tốt những bệnh lý này giúp điều hòa lipid máu và hạn chế các biến chứng của bệnh.

Đường huyết.

Huyết áp.

Chức năng gan.

Chức năng thận.

Chức năng tuyến giáp.

Qua những xét nghiệm này giúp định hướng nguyên nhân gây rối loạn lipid máu. Nếu không tìm chẩn đoán nguyên nhân cụ thể, những xử trí nâng cao sẽ được thực hiện.

Bệnh thường gặp như đái tháo đường, béo phì,… Đa phần mọi người thường mắc, do đó cần được ưu tiên chẩn đoán trước hết.

Bệnh nguyên phát thường gặp ở trẻ em là những bệnh lý do khiếm khuyết gene. Những đối tượng này thường là bệnh khó điều trị, do vậy cần được chăm sóc đặc biệt.

Bệnh có thể gây ra biến chứng nặng, nhất là các biến cố lên tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,…

Theo bác sĩ khuyến cáo hiện nay, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ. Bằng các xét nghiệm và thăm khám ban đầu, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ của người bệnh.

Nếu bạn có nguy cơ thấp, không cần phải điều trị đặc hiệu. Dù sao, bạn cũng sẽ được tư vấn thay đổi các thói quen tốt cho sức khỏe. Ngược lại, nếu bạn có nguy cơ tim mạch, bạn sẽ được giới thiệu khám chuyên khoa để xử trí hợp lý.

Rối Loạn Nhân Cách Hoang Tưởng (Paranoid): Chuẩn Đoán Và Điều Trị

Rối loạn nhân cách hoang tưởng (paranoid) là một rối loạn sức khỏe tâm thần, thuộc nhóm A (nghi ngờ) rối loạn nhân cách. Trong đó đặc trưng bởi:

Hành vi của một người có vẻ kỳ lạ hoặc bất thường khi cư xử với người khác.

Rất nghi ngờ người khác, không tin vào động cơ của người khác và tin rằng người khác muốn làm hại họ. 

Những người mắc rối loạn nhân cách hoang tưởng (paranoid) cũng có thể nhanh chóng cảm thấy tức giận và thù địch với người khác. Và chỉ khi những đặc trưng tính cách này trở nên kém linh hoạt hay có khả năng làm suy yếu đi đáng kể các chức năng sống của họ và làm cho người đó có cảm thấy đau khổ thì rối loạn mới được xác định.

Rối loạn nhân cách hoang tưởng (Paranoid Personality Disorder) đặc trưng bởi xu hướng rất không tin tưởng vào người khác và nghi ngờ về động cơ của mọi người

Theo như DSM-5, rối loạn nhân cách hoang tưởng cần phải bao gồm có đa phần (hơn 4 tiêu chuẩn). Nó thường bắt dầu sớm ở tuổi trưởng thành và thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

Nghi ngờ không có cơ sở rằng những người xung quanh đang làm hại và lừa họ.

Luôn nghi ngờ thiếu cơ sở về lòng chân thành của những người bạn hoặc đối tác của họ.

Luôn sợ người khác sử dụng các thông tin có ý hãm hại nhằm họ.

Tin rằng có nội dung bị che dấu hoặc đe dọa từ những dấu hiệu hoặc sự kiện xảy ra.

Mọi sự tấn công vào cá tính hoặc uy tín của người mắc rối loạn đều nhanh chóng bị họ đáp lại một cách giận dữ.

Luôn nghi ngờ dù không có bằng chứng vào sự chung thủy của vợ (chồng) hoặc bạn tình.

Sẽ không phải là bất thường khi ai đó nghi ngờ để đề phòng và bảo về chính mình. Chỉ khi những đặc trưng này trở nên kém linh hoạt, làm suy yếu đi đáng kể các chức năng sống của họ, làm cho người đó có cảm thấy đâu khổ thì mới được xác định là hội chứng rối loạn.

Nhân cách là sự kết hợp giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi khiến mọi người trở nên độc đáo. Nhân cách tác động đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân và niềm tin chúng ta về người khác lẫn thế giới xung quanh.

Nguyên nhân chính xác của rối loạn nhân cách hoang tưởng (paranoid) chưa được xác định, nhưng:

Gen di truyền và cấu trúc sinh học có thể khiến bạn dễ mắc rối loạn nhân cách hoang tưởng hơn.

Trải nghiệm thời thơ ấu: Trong một số nghiên cứu trường hợp , người lớn có thể nhớ lại trải nghiệm rối loạn này từ khi còn rất nhỏ. Họ có thể đã trải qua cảm giác không an toàn, nghi ngờ ở thời thơ ấu. Và nó theo họ đến tuổi trưởng thành.

Rối loạn có mặt thường xuyên hơn trong các gia đình có thành viên có tiền sử mắc tâm thần phân liệt và rối loạn ảo tưởng. Chấn thương thời thơ ấu có thể là một yếu tố góp phần.

Điều trị cho rối loạn nhân cách hoang tưởng có thể rất thành công. Tuy nhiên, hầu hết các cá nhân với tình trạng này gặp khó khăn trong việc chấp nhận điều trị. Một số người bị rối loạn này không thấy các triệu chứng của họ là bất thường và ảnh hưởng đến bản thân và người khác. Nếu một cá nhân sẵn sàng chấp nhận điều trị, liệu pháp tâm lý trị liệu được cho là hữu ích. Những phương pháp này sẽ:

Giúp cá nhân học cách ứng phó với rối loạn.

Học cách giao tiếp với người khác trong các tình huống xã hội.

Giúp nhận thức, phân biệt và giảm hoang tưởng.

Nghiên cứu cho thấy việc kết hợp giữa thuốc với liệu pháp tâm lý trị liệu cho thấy hiệu quả với vấn đề này.

Điều quan trọng ở vấn đề này phụ thuộc vào việc cá nhân có sẵn sàng chấp nhận điều trị hay không. Các cá nhân chấp nhận điều trị có thể có một công việc và duy trì các mối quan hệ lành mạnh. Tuy nhiên, họ phải tiếp tục chung sống và theo dõi lâu dài.

Các triệu chứng của nhân cách hoang tưởng có thể sẽ xuất hiện, nhưng có thể được quản lý với sự chăm sóc và hỗ trợ tốt. Những người mắc rối loạn này chống lại điều trị có thể có cuộc sống mất chức chức năng, ảnh hưởng vào khả năng của họ để giữ một công việc hoặc có các tương tác xã hội tích cực. Vì vậy, hãy tìm gặp các chuyên viên về sức khỏe tâm thần để được hỗ trợ phù hợp.

Mechatronics Là Gì? Tìm Hiểu Kiến Thức Liên Quan Tới Mechatronics

1. Đi tìm lời đáp cho Mechatronics là gì?

Nhìn tổng thể, Mechatronics chính là một kịch bản hết sức tự nhiên của quá trình phát triển kỹ thuật hiện đại. Sự phát triển về máy tính, tiếp đến là dạng máy tính tích hợp, máy tính siêu nhỏ và mở rộng hơn nữa trong việc phát triển công nghệ thông tin, các công nghệ phần mềm ở thế kỷ trước. Sang thế kỷ này, Mechatronics đạt được những tiến bộ lớn hơn khi nó thâm nhập mạnh mữ vào trong nhiều hệ cơ học – sinh học tích hợp, hệ thống nano và pico, máy tính lượng tử bên cạnh nhiều công nghệ khác. Tất nhiều trong tương lai, Mechatronics vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.

2. Lịch sử hoàn thiện của thuật ngữ Mechatronics

Mechatronics bắt đầu được chú ý nhiều hơn khi công ty điện tử của Nhật Bản – Yasakawa đưa ra những nội dung định nghĩa đầu tiên. Cụ thể, khái niệm được khai sinh bởi các từ vựng tiếng Nhật kết hợp với từ vựng tiếng Anh, được tạo bởi kỹ sư làm việc tại Tập Đoàn Yasakawa là ông Tetsuro Mori. Sau đó, từ ngữ này đã được đăng ký thương hiệu vào năm 1971 và chỉ một thời gian ngắn, phía công ty đăng ký đã mở rộng quyền sử dụng thuật ngữ ở bên trong công chúng, mở rộng trong phạm vi toàn cầu.

Ở các tài liệu thương mại của mình, công ty này cho rằng, thuật ngữ Mechatronics là sự kết hợp của hai yếu tố là Mecha trong mechanism và tronics trong electronics. Hiểu theo cách này thì khi hai lĩnh vực công nghệ và sản phẩm được cùng kết hợp phát triển thì những giá trị chung được đem lại đó chính là khả năng tích hợp cao của nhiều phần cơ khí với điện tử. Sự kết hợp này không có ranh giới cụ thể.

Trong năm 1997, Kolk và Shetty cũng đã công bố cho mọi người một định nghĩa khác về Mechatronics, cụ thể họ viết: Mechatronics là phương pháp, cách thức tư duy sử dụng phục vụ cho hoạt động thiết kế sản phẩm cơ khí, điện tử một cách tối ưu nhất. Thời gian gần nhất là định nghĩa Mechatronics được đưa ra bởi W.Bolton, đó là cơ điện tử được kết hợp từ các yếu tố điện tử và cơ khí mà còn đóng vai trò là hệ thống điều khiển.

Như vậy, từ việc được khai sinh ở xứ sở hoa anh đào vào những năm 70 của thế kỷ 20, thuật ngữ Mechatronics đã có một hành trình hoàn thiện ý nghĩa, giá trị nội dung đến hơn 30 năm. Sở dĩ hành trình này kéo dài và chưa dừng lại là bởi vì công nghệ không ngừng phát triển, ở mỗi giai đoạn nó lại thay đổi, nâng cao để rồi khiến cho Mechatronics không thể nào khép hoặc dừng lại việc phát triển nội dung, ý nghĩa được.

Như vậy, từ việc hiểu khái niệm Mechatronics là gì và khám phá cụ thể hành trình phát triển của thuật ngữ này, chúng ta có thể hoàn toàn nhận định được Mechatronics có vai trò quan trọng như thế nào đối với ngành công nghiệp nói chung, Nếu bạn hoạt động trong lĩnh vực cơ điện tử thì dừng bao giờ bỏ quên nhiệm vụ hiểu và nắm bắt khái niệm Mechatronics là gì vì nó sẽ trở thành kiến thức nền tảng cho bạn bước chân vào nghề một cách tốt nhất.

Rối Loạn Nhân Cách: Bạn Đã Hiểu Đúng Về Tình Trạng Này Chưa ?

Mặc dù không có định nghĩa duy nhất cho nhân cách. Nhưng nhân cách được hiểu là thứ phát sinh từ bên trong bạn và những cách thức này sẽ nhất quán trong suốt cuộc đời. Nó bao gồm tất cả những suy nghĩ, cảm xúc, mô hình hành vi và thái độ xã hội tác động đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân và niềm tin chúng ta về người khác lẩn thế giới xung quanh.

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về rối loạn nhân cách, chúng ta cần biết nhân cách là gì? Nhân cách thường được định nghĩa qua 2 câu hỏi:

Điều gì làm nên bạn của ngày hôm nay? Chắc chắn, nhiều yếu tố đóng góp tạo nên con người bạn của ngày hôm nay. Bao gồm di truyền, giáo dục và kinh nghiệm sống của bạn. 

Điều gì làm cho bạn trở nên độc đáo? Đó là những kiểu suy nghĩ, cảm xúc và hành vi đặc trưng tạo nên cách thức của bạn.

Rối loạn nhân cách là gì?

Rối loạn nhân cách là một nhóm các tình trạng sức khỏe tâm thần được đặc trưng bởi các kiểu suy nghĩ, cảm xúc và hành vi không linh hoạt và không lành mạnh. Những kinh nghiệm và hành vi bên trong này thường khác với văn hóa nơi cá nhân họ đang sống.

Có thể gây khó khăn trong việc giao lưu với gia đình và bạn bè. Những người bị bệnh này rất khó nhận biết hành vi nào là bình thường hay bất thường.

Có thể được phân thành các nhóm nhỏ có các hành vi tương tự:

Nhóm A: Phân liệt, hoang tưởng và  dạng phân liệt

Nhóm B: Chống xã hội,  ranh giới và ái kỷ.

Nhóm C: Tránh né,  phụ thuộc và ám ảnh cưỡng chế.

Phân loại các rối loạn nhân cách

Có rất nhiều loại khác nhau. Chúng được chia thành ba nhóm dựa trên các đặc điểm và triệu chứng tương tự. Một số người có thể có dấu hiệu và triệu chứng của nhiều loại khác nhau.

1. Nhóm A: Nghi ngờ

Rối loạn nhân cách hoang tưởng: Những người mắc chứng hoang tưởng rất không tin tưởng vào người khác và nghi ngờ về động cơ của họ. Họ có xu hướng tin cực đoan rằng ai đó luôn tìm cách hãm hại mình.

Rối loạn nhân cách phân liệt: Những người mắc chứng rối loạn này thể hiện sự ít quan tâm đến việc hình thành các mối quan hệ với người khác. Hoặc họ ít tham gia vào các tương tác xã hội. Họ thường ít tương tác xã hội bình thường, vì vậy họ có vẻ lãnh cảm về mặt cảm xúc.

Rối loạn nhân cách dạng phân liệt : Người bệnh tin rằng họ có thể ảnh hưởng đến mọi người xung quanh hoặc các sự kiện bằng suy nghĩ của họ. Họ thường xuyên hiểu sai hành vi hoặc lời nói của người khác. Điều này khiến họ có những phản ứng cảm xúc không phù hợp. Họ có xu hướng tránh né các mối quan hệ thân mật, đặc trưng bởi sự kỳ quái, khác người.

2. Cụm B: Cảm xúc và bốc đồng

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội : Những người mắc chứng chống đối xã hội có xu hướng thao túng hoặc hành động gây hại đến người khác mà không cảm thấy hối hận về hành động của họ. Họ có thể nói dối, ăn cắp hoặc lạm dụng rượu hoặc chất kích thích.

Rối loạn nhân cách ranh giới : Những người mắc loại rối loạn này thường cảm thấy trống rỗng và bị bỏ rơi bất kể gia đình hay cộng đồng hỗ trợ. Họ có thể gặp khó khăn khi đối phó với các sự kiện căng thẳng. Người bệnh có thể có những cơn hoang tưởng. Họ cũng có xu hướng tham gia vào các hành vi nguy hiểm và bốc đồng, chẳng hạn như quan hệ tình dục không an toàn, uống rượu say và đánh bạc.

Rối loạn nhân cách kịch tính: Tình trạng kịch tính, mọi người thường cố gắng thu hút sự chú ý nhiều hơn bằng cách kịch tính hóa mọi thứ lên hoặc khiêu khích tình dục. Họ dễ bị ảnh hưởng bởi những người khác và cực kỳ nhạy cảm với những lời chỉ trích hoặc không tán thành.

Rối loạn nhân cách ái kỷ: Những người mắc chứng ái kỷ tin rằng họ quan trọng hơn những người khác. Họ có xu hướng phóng đại thành tích của họ. Người bệnh có thể khoe khoang về sự hấp dẫn hoặc thành công của mình. Họ có một nhu cầu sâu sắc về sự được ngưỡng mộ, nhưng thiếu sự đồng cảm với người khác.

3. Cụm C: Lo lắng

Rối loạn nhân cách tránh né: Những người mắc loại rối loạn này thường trải qua cảm giác không thỏa đáng, kém cỏi hoặc không được thu hút. Họ thường chịu sự chỉ trích từ người khác và tránh tham gia vào các hoạt động mới hoặc kết bạn.

Rối loạn nhân cách phụ thuộc: Bệnh này phụ thuộc, mọi người phụ thuộc rất nhiều vào người khác để đáp ứng nhu cầu về cảm xúc và thể chất. Họ thường tránh ở một mình. Người bệnh thường xuyên cần sự yên tâm khi đưa ra quyết định. Họ cũng có thể thường xuyên chịu đựng sự lạm dụng thể chất và lời nói từ người khác.

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế: Những người mắc chứng chứng bệnh này ám ảnh cưỡng chế có nhu cầu quá cao về trật tự. Họ tuân thủ mạnh mẽ các quy tắc và quy định. Người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu khi sự hoàn hảo không đạt được. Họ thậm chí có thể bỏ bê các mối quan hệ cá nhân để tập trung vào việc làm cho một dự án trở nên hoàn hảo.

Những rối loạn chỉ được xác định khi những vấn đề nêu trên trở nên gây đâu khổ và mãn tính cho người bệnh. Nó còn ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và hoạt động của cá nhân họ với người khác.

Mức độ phổ biến của rối loạn nhân cách

Nhóm rối loạn này được cho là khá phổ biến trong dân số. Các chuyên gia đưa ra các con số là từ 6 tới 11,1% dân số có vấn đề (riêng ở Hoa Kỳ, thống kê của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia báo cáo rằng khoảng 9,1% dân số). Rối loạn có thể ảnh hưởng đến người bệnh ở mọi lứa tuổi. Nó thường xuất hiện ở tuổi dậy thì và tiếp tục vào tuổi trưởng thành. 

Nếu chấp nhận, người mắc rối loạn có thể cảm thấy sợ hãi và lo lắng về tương lai của mình. Nhưng những biểu hiện đâu khổ và cản trở là những chuyện đã và đang tồn tại trong đời sống của họ. Điều quan trọng cần nhớ là người bệnh sẽ không phải đối mặt với nó một mình. Có những người được đào tạo, có kỹ năng và sẵn sàng giúp bạn thực hiện các bước tiếp theo trong điều trị.

Tuổi Chuyển Hóa Là Gì ? Nó Nói Lên Vấn Đề Gì Với Sức Khỏe

Có thể bạn đã từng nghe ở đâu đó nói về tuổi chuyển hóa đúng không? Vậy tuổi chuyển hóa là gì, nó có vai trò gì đối với sức khỏe hay không?

Tuổi chuyển hóa (tiếng anh là Metabolic Age) là tỉ lệ trao đổi chất cơ bản của cơ thể (mà ta quen gọi là BMR đó – Xem BMR là gì để biết thêm) hoặc còn hiểu là lượng calo cơ thể đốt cháy khi bạn nghỉ ngơi.

Tuổi chuyển hóa nói gì về sức khỏe của bạn?

Bác sĩ Natasha Trentacosta chuyên gia y học thể thao và bác sĩ phấu thuật chỉnh hình tại Viện Cedars-Sinai Kerlan-Jobe ở Los Angeles đã cho biết, “Tuổi chuyển hóa” là một thuật ngữ mà ngành thể dục đã sử dụng trong những năm gần đây.

BMR chỉ là một phép đó về sức khỏe tổng thể của một người nói chung. Bạn không thể sử dụng BMR như một thước đo duy nhất cho tình trạng sức khỏe của mình, tuy nhiên nó cũng có một vài cái nhìn sâu sắc về sức khỏe của bạn.

Cũng như chỉ số khối cơ thể (BMI), BMR cũng có những điều gây tranh cãi. Theo Trentacosta cách đo lường này không phải luôn đúng.

Ví dụ, một vận động viên thể hình có nhiều cơ nạc có thể có BMR hoặc BMI tương tự như người bình thường.

Hiện nay, không có nhiều nghiên cứu đánh giá ngang hàng về tuổi chuyển hóa nữa.

Tuổi chuyển hóa khác với tuổi thời gian thế nào?

Tuổi thời gian (Chronological age) của bạn chỉ đơn giản là cho bạn biết bao nhiêu năm mà thôi. Còn tuổi chuyển hóa là BMR của bạn so với những người khác trong độ tuổi của bạn.

Vì vậy, nếu tuổi trao đổi chất thấp hơn, đó là một dấu hiệu tốt. Nếu tuổi chuyển hóa vượt quá tuổi thời gian thì bạn cũng giống như phần còn lại của thế giới trong độ tuổi của bạn và bạn cần phải xem lại chế độ ăn uống và tập luyện của mình.

Tìm hiểu về tỉ lệ trao đổi chất (BMR)

BMR (basal metabolic rate) là lượng calo tối thiểu cần thiết của cơ thể cần sử dụng khi bạn không làm gì cả (đang nghỉ ngơi). Vì vậy, nó không bao gồm lượng calo bạn đốt cháy mà không cần nhiều như nhấc một ngón tay.

Ngay cả khi bàn nằm dài trên giường xem tivi thì bạn vẫn đốt cháy calo thông qua việc thở, tiêu hóa và lưu thông máu.

BMR không phải là yếu tố cho hoạt động thể chất. Điều này rất quan trọng vì có đến 60-75% calo đốt cháy mỗi ngày thông qua việc “không làm gì” của bạn.

Với nam: 66.5 + (13.75 x số_ký) + (5.003 x chiều_cao) – (6.775 x số_tuổi)

Với nữ: 665.1 + (9.563 x số_ký) + (1.850 x Chiều_cao) – (4.676 x số_Tuổi)

BMR đôi khi cũng được gọi là tỉ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi (RMR – resting metabolic rate).

Một đánh giá vào năm 2023 cho thấy RMR không có giá trị nào chính xác hoàn toàn với mọi người. Tỉ lệ cơ thể và đặc điểm cơ địa có thể khiến cho ước tính này có nhiều sự khác biệt.

Chỉ tiêu năng lượng nghỉ ngơi (REE) đại diện cho số Calo bị đốt cháy khi nghỉ ngơi. Để tính REE, bạn phải nhịn ăn và đo lường bằng cách đo nhiệt lượng gián tiếp (indirect calorimetry). Trong bài kiểm tra này, bạn sẽ nằm lên một cái vòm trong suốt, trong khi bạn thư giãn thì người kiểm tra sẽ theo dõi năng lượng tiêu hao của bạn.

Mặc dù BMR và RÊ được tính toán khác nhau nhưng sự khác biệt giữa chúng chỉ chênh lệch dưới 10%, vì vậy 2 thuật ngữ này có thể thay thế cho nhau.

Tuổi chuyển hóa được tính như thế nào?

Tính BMR nhìn chung khá đơn giản, nhưng tuổi chuyển hóa thì lại khá phức tạp. Trong một nghiên cứu, tuổi chuyển hóa được đánh giá sau khi nhịn ăn và phân tích các chỉ số trong:

Thành phần cơ thể

Chu vi vòng eo

Huyết áp khi nghỉ ngơi

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một phần mềm đặc biệt để phân tích chế độ ăn uống trong 5 ngày. Tính toán tuổi chuyển hóa tương đối là trừ tuổi theo thời gian từ tuổi chuyển hóa.

Để có được tuổi chuyển hóa tương đối thì bạn cần dữ liệu về những người khác ở cùng độ tuổi của bạn.

Nếu bạn quan tâm đến việc xác định tuổi chuyển hóa hãy nói chuyện với các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của mình.

Không bao giờ là quá trễ để cải thiện tuổi chuyển hóa của bạn

BMR cao hơn đồng nghĩa với việc trao đổi chất cao hơn, cơ thể đốt nhiều calo và ngược lại BMR thấp thì trao đổi chất cũng kém hơn. Việc tăng BMR cũng không quá khó khăn, chỉ cần chịu khó tập thể dục đều đặn và có chế độ ăn uống lành mạnh là đủ.

Ăn kiêng và tập luyện

Cách tốt nhất để có sức khỏe tốt chính là tập luyện và ăn kiêng đúng cách. Bạn nên hạn chế việc ăn dư thừa lượng calo mà cơ thể bạn cần và biến nó thành 1 thói quen nhất quán.

Để cải thiện tuổi chuyển hóa bạn nên làm các điều sau

Chọn các loại tinh bột toàn phần thay cho tinh bột tinh chế

Sử dụng protein từ thịt nạc

Thay nước ngọt bằng nước lọc

Giảm kích cỡ bữa ăn

Tập thể dục

Nếu bạn cắt giảm lượng calo và tăng cường độ tập luyện thì bạn sẽ bắt đầu giảm cân. Nhưng nếu bạn giảm calo một cách quá mức thì cơ thể bạn lại làm chậm quá trình trao đổi chất thay vì tăng lên như bạn nghĩ. Việc đốt cháy calo sẽ ngày càng chậm hơn nếu bạn liên tục cắt giảm calo và nếu bạn chuyển sang chế độ ăn bình thường thì lập tức cơ thể bạn sẽ cố gắng tích trữ tối đa lượng calo đó và bạn sẽ nhanh chóng tăng cân trở lại.

Như vậy, việc cắt giảm calo nhiều nhằm mục đích giảm cân nhanh là hoàn toàn sai lầm. Bạn phải ghi nhớ giảm cân là một quá trình diễn ra kéo dài trong nhiều tháng chứ không phải chỉ diễn ra trong một vài ngày.

Bằng cách cắt giảm calo vừa phải, tăng cường tập luyện bạn sẽ tránh được tình trạng giảm trao đổi chất và giúp quá trình giảm cân diễn ra liên tục. Tập thể dục không chỉ góp phần gia tăng calo bị đốt cháy mà nó cũng làm tăng BMR của bạn và kết quả là bạn lại đốt được nhiều calo hơn khi tập luyện cũng như lúc nghỉ ngơi.

Mẹo để giúp tăng cường tập luyện thể chất

Hãy bắt đầu với những bài tập giãn cơ

Hạn chế thời gian ngồi nghỉ khi đi tập

Đi cầu thang bộ thay vì thang cuốn hay thang máy

Đi dạo thay vì ngồi 1 chỗ sau khi ăn tối

Đi bộ nhanh 4km hoặc đạp xe vài lần mỗi tuần

Tham gia một lớp học khiêu vũ hoặc lớp nhảy mà bạn thích

Tập luyện cùng với 1 huấn luyện viên

Bạn hãy thử các buổi tập HIIT, đây là loại bài tập giúp bạn đốt cháy calo rất mạnh mẽ.

Nghiên cứu cho thấy tập HIIT có thể giúp duy trì lượng calo đốt cháy cao ngay cả khi bạn ngưng tập tới 48 tiếng sau đó. Nếu bạn đã lâu không tập hoặc có vấn đề sức khỏe thì hãy đi khám tổng quát trước khi bắt đầu.

Có những giấc ngủ ngon cũng giúp ích cho tuổi chuyển hóa của bạn Kết luận

Tuổi chuyển óa là một thuật ngữ được dùng trong tập luyện nhiều hơn là lĩnh vực y tế. Nó cũng là một cách để so sánh với tỉ lệ trao đổi chất cơ bản (BMR) của bạn với người khác cùng độ tuổi. Nó có thể cung cấp một số ý tưởng chung về sự trao đổi chất của bạn để có thể thực hiện các bước quản lý cân nặng cũng như cải thiện sức khỏe.

Cách tốt nhất để giảm mỡ và tăng cơ là cắt giảm calo trong khi tăng cường tập luyện. Nếu bạn lo lắng về BMR hoặc cân nặng của mình hãy bắt đầu nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bạn.

Đăng bởi: Phạm Nghĩa

Từ khoá: Tuổi chuyển hóa là gì ? Nó nói lên vấn đề gì với sức khỏe

Giải Đáp: Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não Kiêng Ăn Gì?

Giải đáp: Bệnh tai biến mạch máu não kiêng ăn gì?

1. Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho người tai biến mạch máu não

Dinh dưỡng góp phần quan trọng trong quá trình phục hồi sức khỏe người bệnh tai biến mạch máu não. Một chế độ ăn khoa học, giàu chất dinh dưỡng thiết yếu sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống sau thời gian dài điều trị.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực đơn tốt nhất cho người mắc tai biến cần tuân thủ nguyên tắc cân bằng giữa protein, chất béo và carbohydrate. Bên cạnh đó, nên giảm bớt năng lượng trong khẩu phần ăn để tránh tăng cân, đồng thời giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tuần hoàn và tiêu hóa.

2. Người mắc bệnh tai biến mạch máu não kiêng ăn gì?

Cao huyết áp, xơ vữa động mạch là những nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý tránh sử dụng một số loại thực phẩm sau đây:

2.1 Muối

Tiêu thụ quá nhiều muối chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng cao huyết áp. Khi hấp thụ nhiều muối, cơ thể sẽ cần nhiều nước hơn để duy trì ổn định nồng độ dịch thể. Chính điều này làm tăng áp lực lên thành mạch, gây tăng huyết áp.

Vì vậy, ngay cả khi sức khỏe bình thường, chúng ta cũng nên tránh sử dụng quá nhiều muối trong bữa ăn hàng ngày. Đối với người bị tai biến, điều này càng trở nên quan trọng. Các bệnh nhân bị tai biến được khuyến cáo không nên sử dụng các loại thực phẩm đã chế biến, thực phẩm đóng hộp hay các loại thức ăn nhanh như thịt hun khói, dưa cà muối, mì tôm… vì chúng có hàm lượng muối rất cao.

2.2 Rượu, bia, thuốc là và các chất kích thích

Những người đang trong quá trình phục hồi sau cơn tai biến mạch máu não nên tuyệt đối tránh xa các loại chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, thức ăn cay nóng… vì đây đều là những chất làm gia tăng nguy cơ gây nên tình trạng tai biến mạch máu não và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hồi phục bệnh.

2.3 Bệnh tai biến mạch máu não kiêng ăn gì? – Thực phẩm giàu chất béo

Mỡ động vật, các món chiên, xào có chứa nhiều dầu mỡ, các loại sữa đặc, bơ, nội tạng từ động vật như lòng, dồi… là những thực phẩm mà người bệnh đang phục hồi sau tai biến mạch máu não không nên sử dụng.

Bởi các loại thực phẩm này có chứa hàm lượng chất béo xấu, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ khiến lượng cholesterol tăng cao. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tình trạng béo phì, rối loạn mỡ máu trở nên nghiêm trọng hơn và làm tăng nguy cơ tai biến. Điều này cũng cực kỳ nguy hiểm cho các trường hợp đã từng bị đột quỵ, tai biến.

2.4 Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu… có chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao. Loại chất béo này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, gây tắc nghẽn động mạch do tích tụ từ các mảng xơ vữa. Do vậy, những người bị tai biến nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này.

2.5 Bệnh tai biến mạch máu não kiêng ăn gì? – Thực phẩm nhiều đường

Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt đóng chai… cũng khiến tình trạng đường huyết tăng cao. Vì vậy, không nên cho người đang điều trị sau tai biến sử dụng loại thực phẩm này để tránh những yếu tố nguy cơ gây tái phát đột quỵ.

3. Người bệnh tai biến mạch máu não nên bổ sung thực phẩm gì?

Ngoài những loại thực phẩm cần tránh xa, có rất nhiều loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân tai biến, không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn hỗ trợ ngăn bệnh tái phát. Cụ thể đó là:

3.1 Các loại cá

Người bệnh nên bổ sung các loại cá như cá hồi, cá trích, cá ngừ… vào thực đơn hàng ngày. Trong cá có chứa acid béo không no nên rất tốt cho những người bệnh tai biến. Bên cạnh đó, các dưỡng chất từ cá còn có tác dụng tiêu diệt các xơ vữa trong thành mạch máu, từ đó phòng tránh tai biến mạch máu não hiệu quả.

3.2 Rau xanh và trái cây

Các loại rau xanh, đặc biệt là rau xanh lá đậm có chứa lượng acid folic rất cao. Nghiên cứu cũng cho thấy, bổ sung ít nhất 300 mcg acid folic mỗi ngày sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ, 13% nguy cơ bệnh tim so với người dùng dưới 136 mcg/ngày. Nên bổ sung các loại hoa quả giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa có trong cam, kiwi, dâu tây, lựu, táo…

3.3 Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ không chỉ giúp kiểm soát lượng đường trong máu mà còn thúc đẩy và ngăn ngừa bệnh tiêu hóa, giúp kiểm soát cân nặng, làm giảm các yếu tố nguy cơ tai biến tái phát. Các nguồn tốt nhất chứa chất xơ là trái cây tươi và rau, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu như đậu lăng, đậu khô, đậu hà lan…

3.4 Thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh

Trong chế độ ăn hàng ngày, nên sử dụng dầu thực vật vì chúng có chứa acid béo giúp hạn chế tình trạng xơ vữa, giảm nguy cơ tai biến tái phát. Ngoài ra, người bệnh nên ăn các loại thịt nạc, sữa ít béo với mức độ vừa phải.

4. Lưu ý trong chế độ ăn của người mắc tai biến mạch máu não

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, khi chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Nên băm nhỏ hoặc xay nhuyễn đồ ăn để giúp người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ hơn.

– Đối với người bị liệt hầu, họng cần phải sử dụng ống xông, nếu vẫn cố ăn thức ăn thô sẽ rất dễ bị sặc hoặc ngạt thở.

– Nếu người bệnh cảm thấy chán ăn, không ngon miệng, ăn được ít thì có thể chia nhỏ thành nhiều bữa khác nhau trong ngày.

– Thực đơn nên đa dạng nguồn dinh dưỡng và cân bằng để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

– Tránh để người bệnh căng thẳng, cáu gắt.

– Cho người bệnh vận động thường xuyên để lưu thông khí huyết và nâng cao sức khỏe.

– Thực hiện khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, từ đó có hướng xử lý phù hợp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Bệnh Liên Quan Đến Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Máu Là Gì? trên website Wyfi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!