Bạn đang xem bài viết Các Món Cháo Cho Bé Ăn Dặm Giàu Protein được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Wyfi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
– Bắc nồi cháo lên, cho vịt băm vào.
– Hành hoa rau mùi thái nhỏ thả vào nồi cháo trước khi bắc ra.
– Đem xay nhuyễn hỗn hợp cháo thịt vịt và đậu đen, chờ bớt nóng rồi cho bé dùng.
Cháo thịt bò – mướp
– Thịt bò thái mỏng ướp với 1 thìa dầu ăn, gia vị.
– Phi tỏi băm lên, cho thịt bò vào xào lửa lớn. Cho mướp thái miếng vừa vào xào cùng, đảo nhanh tay.
– Băm hoặc xay hỗn hợp xào vừa rồi.
– Giá đỗ băm nhỏ.
– Bắc nồi cháo trắng lên, cho thịt bò, mướp đã băm, giá đỗ băm nhuyễn vào trộn đều.
– Cho bé dùng khi cháo còn ấm nóng.
Cháo bò và mướp là món ăn dặm bổ dưỡng cho bé – Ảnh Internet
Cháo gà – nấm hương
– Gạo vo sạch, ninh cùng gà.
– Nấm rửa sạch, luộc chín rồi băm nhuyễn.
– Lấy gà ra, gỡ thịt ra băm
– Lại bắc nồi cháo trắng lên, cho gà băm, nấm băm, nước luộc nấm vào khuấy đều
– Để nguội, xay nhuyễn cháo, hâm nóng lại, đợi một lát rồi cho bé dùng khi cháo còn ấm nóng.
Cháo tôm
- Gạo nấu cho khi nào cháo nhuyễn
– Tôm lột vỏ, làm sạch, lấy bỏ chỉ sống lưng, băm nhỏ
– Sau đó cho tôm vào nồi và khuấy đều
– Hạ lửa chờ tôm chín, sau đó tắt lửa và cho vào nồi 1 xíu dầu ăn cho bé.
– Để cháo nguội, sau đó cho hỗn hợp cháo tôm vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn cháo và tôm để giúp trẻ dễ ăn.
Cháo tôm là một trong các món cháo cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng – Ảnh Internet
Cháo gà – bí đao
– Ninh gạo và gà.
– Bí đao gọt sạch vỏ bỏ phần ruột, luộc chín, băm nhỏ.
– Gỡ thịt gà ra băm nhuyễn
– Bắc nồi cháo lên, cho gà và bí đã được băm thật nhuyễn vào khuấy đều, cháo sôi lăn tăn lại, tắt bếp để nguội.
– Dùng máy sinh tố xay nhuyễn, hâm nóng lại, chời nguội bớt thì cho bé dùng.
Cháo thịt – khoai tây
– Mẹ có thể dùng nước dùng để nấu cháo cho bé
– Khi cháo đã nhừ, mẹ cho khoai tây và thịt vào hầm.
– Khi thịt và khoai tây đã chín nhừ, mẹ tắt bếp để nguội, có thể cho 1 tí dầu ăn vào cháo.
– Dùng máy sinh tố xay nhuyễn cháo, hâm nóng lại, chờ nguội bớt và cho bé ăn.
Cháo thịt khoai tây là một món ăn dặm hấp dẫn cho bé – Ảnh Internet
Các món cháo cho bé ăn dặm thực chất hết sức đơn giản và dễ nấu. Chắc hẳn với những món cháo như đã đề cập ở trên, các bé sẽ có những bữa ăn dặm thật ngon miệng. Các mẹ hãy sử dụng các tiêu chuẩn cần thiết, để áp dụng vào công thức nấu cháo ăn dặm cho con, điều này sẽ làm cho thực đơn hằng ngày của bé yêu thêm phong phú, nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho bé.
Hạnh Sử tổng hợp
8 Món Cháo Đậu Xanh Cho Bé Ăn Dặm Thơm Ngon, Bổ Dưỡng Nhất
Cháo đậu xanh là món ăn thông dụng bởi tính nhẹ nhàng thanh sạch và tác dụng giải độc cho cơ thể. Có rất nhiều công thức nấu cháo đậu xanh như kết hợp với: thịt heo, thịt gà, thịt bò, ếch, hàu, hạt sen… nhưng nếu thích hương vị thơm bùi, ngọt thanh của loại hạt này bạn có thể nấu cháo đậu xanh nguyên chất. Đây cũng là món cháo rất bổ dưỡng cho các bé ăn dặm. Vì thế mà các mẹ bỉm sữa luôn tìm tòi các công thức nấu cháo đậu xanh cho bé đủ dinh dưỡng nhất. Mỗi ngày chúng mình xin giới thiệu đến bạn thật nhiều các món ăn bổ dưỡng cho bé, Và hôm nay cũng không ngoại lệ chúng mình xin giới thiệu đến bạn các món cháo đậu xanh cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng nhất.
Cháo đậu xanh với sườnNguyên liệu:
50g đậu xanh
Cháo trắng được nấu nhuyễn theo tỷ lệ 1 gạo: 10 nước
Sườn non heo: 500g
Cách chế biến:
Đậu xanh đãi sạch rồi ngâm nước qua đêm. Gạo vo sạch, để ráo.
Sườn non chặt khúc nhỏ, cho vào nồi nước sôi luộc sơ qua cho sạch bọt bẩn rồi vớt ra rửa sạch. Cho sườn vào hầm với một xíu muối, hớt bọt cho nước trong. Hầm khoảng 20 phút thì cho hỗn hợp gạo, đậu xanh vào nấu cháo.
Thỉnh thoảng quấy cháo để không bị dính đáy nồi. Khi thấy cháo và đậu nở bung, cháo sệt thì nêm thêm hành tím, nước mắm nhạt theo khẩu vị của bé. Nấu cháo thêm 10 phút thì tắt bếp.
Nếu bé lớn, bạn có thể tán nhuyễn sườn với cháo. Nếu bé còn nhỏ, bạn cho thịt sườn, cháo vào xay nhuyễn để bé dễ ăn.
Cháo đậu xanh thịt bằm
Thịt lợn lạc: 100 gram
Gạo nếp: 100 gram
Gạo tẻ: 30 gram
Đậu xanh: 50 gram
Xương ống hoặc xương non: 200 gram
Hành lá, tía tô, giá đỗ, hành khô
Gia vị: Dầu ăn, tiêu bột, nước mắm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Bước đầu tiên trong cách nấu cháo đậu xanh thịt bằm đó là sơ chế nguyên liệu, bạn trộn đều gạo tẻ và gạo nếp rồi đem vo sạch, sau đó cho vào rổ để ráo nước. Ngâm gạo khoảng 30 phút cho gạo nở ra. (nếu có thời gian bạn nên ngâm lâu hơn). Đậu xanh bạn đem ngâm khoảng 1 tiếng rồi đãi sạch và vớt ra rổ để ráo nước. Xương ống bạn rửa sạch, tiếp đến cho vào nồi luộc sơ qua để loại bỏ mùi hôi của xương,sau đó rửa sạch xương một lần nữa rồi chặt thành từng khúc vừa ăn. Cho xương vào chảo, thêm dầu ăn cùng chút gia vị vào xào sơ qua.
Cháo đậu xanh thịt bằm
Cháo đậu xanh hạt sen
Đậu xanh: 150g
Hạt sen khô: 20g
Gạo nếp: 100g
Đường: 100g
Cháo đậu xanh bí đỏ
100 gr gạo nếp
150 gr đậu xanh
400 gr bí đỏ
nước mắm
dầu ăn cho bé.
Bước 1: Trước tiên, bạn sơ chế các nguyên liệu:
Với bí đỏ, bạn gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch sẽ rồi thái ra thành những miếng vuông nhỏ.
Với gạo nếp và đậu xanh, bạn trộn chung rồi đãi thật sạch. Sau đó ngâm hỗn hợp này từ 4 – 6 tiếng cho nở mềm một chút. Ngâm xong, bạn trút gạo và đậu xanh ra rá cho ráo nước trước khi chế biến.
Bước 2: Bạn cho toàn bộ gạo, đậu xanh và bí đỏ vào một chiếc nồi, thêm vào khoảng 1,5 lít nước rồi nấu sôi lên. Khi nồi sôi, bạn hạ nhỏ lửa và ninh liu riu cho đến khi các nguyên liệu đều đã mềm nhừ thành cháo.
Cháo đậu xanh phô mai
50 gr đậu xanh
cháo trắng được nấu nhuyễn theo tỷ lệ 1 gạo: 10 nước
1 viên phô mai nhỏ.
Bước 1: Với cháo trắng đã được nấu theo tỷ lệ 1:10, bạn có thể sơ chế lại tùy theo lứa tuổi và khả năng nhai nuốt của trẻ. Ví dụ, với trẻ 6 tháng mới bắt đầu tập ăn dặm, bạn cần nghiền nhuyễn cháo rồi lọc qua rây nhằm đảm bảo cháo nhuyễn mịn hoàn toàn.
Bước 2: Với đậu xanh, bạn đãi sạch rồi ngâm nước qua đêm. Hôm sau, bạn vo sạch đậu xanh một lần nữa rồi cho vào xửng hấp chín mềm. Sau khi hấp xong, bạn cho đậu xanh ra bát, dùng thìa để nghiền nhuyễn. Sau đó, bạn cũng rây đậu xanh qua rây lưới để loại bỏ hết những bã to mà bé không thể nuốt được.
Cháo đậu xanh phô mai
Cháo đậu xanh tôm
50g đậu xanh
Cháo trắng được nấu nhuyễn theo tỷ lệ 1 gạo: 10 nước
Tôm: 100g
Đậu xanh đãi sạch rồi ngâm nước qua đêm. Hôm sau, vo sạch đậu xanh trước khi cho vào xửng hấp chín mềm. Sau đó, cho đậu xanh ra bát và dùng thìa để nghiền nhuyễn. Rây đậu xanh qua rây lưới để đậu xanh mềm, mịn.
Bắc nồi nước lên bếp, cho gạo vào. Nước sôi thì hạ lửa nhỏ đến khi thành cháo. Tiếp đến, cho đậu xanh vào và quấy đều lên. Nếu thấy cháo hơi đặc, bạn có thể cho thêm một chút nước sôi để có độ sánh phù hợp với từng độ tuổi của bé.
Tôm lột vỏ, bỏ chỉ đen, băm nhuyễn, ướp với chút hành tím, nước mắm ngon. Khi cháo chín, cho tôm vào quậy đều, nêm nếm rồi tắt bếp.
Múc cháo ra bát cho bé thưởng thức. Nếu bé còn nhỏ, bạn có thể rây cháo tôm đậu xanh qua rây một lần nữa để tôm được mịn hơn.
Cháo đậu xanh cá hồi
50g đậu xanh
Cháo trắng được nấu nhuyễn theo tỷ lệ 1 gạo: 10 nước
Cá hồi: 100g
Đậu xanh đãi sạch rồi ngâm nước qua đêm. Hôm sau, vo sạch đậu xanh trước khi cho vào xửng hấp chín mềm. Sau đó, cho đậu xanh ra bát và dùng thìa để nghiền nhuyễn. Rây đậu xanh qua rây lưới để đậu xanh mềm, mịn.
Bắc nồi nước lên bếp, cho gạo vào. Nước sôi thì hạ lửa nhỏ đến khi thành cháo. Tiếp đến, cho đậu xanh vào và quấy đều lên. Nếu thấy cháo hơi đặc, bạn có thể cho thêm một chút nước sôi để có độ sánh phù hợp với từng độ tuổi của bé.
Cá hồi làm sạch, có thể ướp với hành tím, chút nước mắm ngon. Khi cháo chín, cho cá vào nồi cháo quậy đều, đến khi cá chín, cháo có mùi thơm thì tắt bếp.
Múc cháo ra bát cho bé thưởng thức. Nếu bé còn nhỏ, có thể rây cháo qua rây hoặc xay nhuyễn để có hỗn hợp cháo phù hợp với độ tuổi của bé.
Cháo đậu xanh cá hồi
Cháo đậu xanh
Đậu xanh cả vỏ: 40g
Gạo nếp: 100g
Gạo tẻ: 50
Hành lá, tía tô
Gia vị: hạt nêm, đường, muối, hạt tiêu
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
Đậu xanh vo sạch, ngâm nước khoảng 2-3 giờ, mục đích để nấu cháo đậu xanh nhanh nhừ, hoặc nếu không có thời gian bạn chỉ cần vo sạch rồi đem nấu cũng không sao, thời gian đậu nhừ sẽ lâu hơn 1 chút, Nhớ để nguyên vỏ đậu xanh.
Bạn đem 100g Gạo nếp và 50g gạo tẻ vo sạch, ngâm gạo khoảng 40 phút,nếu có thời gian bạn ngâm vài giờ để gạo nở mềm khi nấu sẽ nhanh nhừ và cháo thơm ngon hơn,nếu không có thời gian bạn cũng không cần ngâm. Sau thời gian ngâm, vớt gạo ra rồi để ráo nước.
Hành lá, tía tô rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 2: Nấu cháo đậu xanh
Bắc nồi lên bếp, cho 100g gạo nếp và 50g gạo tẻ vào nồi, thêm nước với tỉ lệ 1 phần gạo, 4 phần nước. Tiếp đến, cho 40g đậu xanh vào đảo đều, đun với lửa lớn. Trong quá trình nấu cháo nên đảo đều để gạo và đậu xanh nở bung ra, không lắng ở đáy nồi khiến món cháo bị khê, mất ngon.
Khi nồi cháo sôi, bạn hạ nhỏ lửa, tiếp tục nấu để cháo mềm nhừ. Dùng muỗng khuấy đều nồi cháo một cách nhẹ nhàng để cháo không bị bắn ra ngoài. Việc khuấy cháo mục đích là để gạo và đậu nở, sánh vào nhau mềm mịn, món cháo sẽ ngon, hấp dẫn hơn.
Trong quá trình nấu cháo, nếu thấy có bọt,bạn dùng muôi vớt hết bọt. Đến khi cháo nhừ và sánh mịn, cho vào 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường, 1/2 muỗng muối, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, rồi tắt bếp.
Cháo đậu xanh cá hồi
Lưu ý: Khi đã tắt bếp bạn không nên đậy vung nồi cháo vì nước ở vung nhỏ xuống sẽ làm loãng cháo,không còn độ ngon. Cuối cùng, múc cháo ra chén, rắc hành lá và tía tô thái nhỏ, thêm chút tiêu vào trộn đều rồi thưởng thức. Món cháo đậu xanh ăn nóng hoặc để nguội đều rất bổ dưỡng.
Đăng bởi: Võ Thị Mỹ Hiền
Từ khoá: 8 món Cháo đậu xanh cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng nhất
7 Cách Nấu Cháo Mực Cho Bé Ăn Dặm Cực Ngon Các Mẹ Nên Biết
Cháo mực cho bé chắc chắn là món ăn mà Quý Khách không thể bỏ qua. Đây không những là món ăn dặm nhiều dinh dưỡng mà nó còn kết hợp được với nhiều loại rau củ thơm ngon.
7 cách nấu cháo mực cho bé ăn dặm cực ngon mà các mẹ nên biết
MỰC TƯƠI TẠI ĐẢO ĐANG CÓ GIÁ TỐT, ĐẶT MUA NGAY!
Khi nào nên cho bé ăn dặm với cháo mựcMực là một trong những loại hải sản chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là đạm và các khoáng chất thiết yếu như canxi, phốt pho, đồng, selen, kẽm, vitamin cùng nhiều axit amin cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Theo các chuyên gia, từ 10 tháng tuổi là thời điểm mẹ nên bắt đầu cho bé làm quen với cháo mực và bắt đầu đa dạng thực phẩm trong thực đơn hằng ngày của trẻ để tăng cường lượng dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
Ngoài ra, mẹ nên kết hợp với các loại rau củ để giúp bé ăn ngon hơn, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết, giảm thiểu tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, da xanh ở trẻ nhỏ.
Cháo mực là món ăn dặm nhiều dinh dưỡng mà nó còn kết hợp được với nhiều loại rau củ thơm ngon.
Nấu cháo mực cho bé với rau gì?Cháo mực có thể nấu với nhiều loại rau củ khác nhau giúp bổ sung thêm dưỡng chất cho các bé khi ăn dặm. Vậy những loại rau nào có thể chế biến cùng cháo mực?
Bí đỏĐầu tiên là sự kết hợp bí đỏ vào cháo mực cho bé sẽ giúp món ăn có thêm màu sắc bắt mắt và hương vị thơm ngon.
Quý Khách cần chuẩn bị những nguyên liệu như gạo hoặc cháo trắng (lượng vừa phải), 20g bí đỏ, 30g mực tươi, 10g đậu xanh tách vỏ, dầu ô liu và một số gia vị.
Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu, Quý Khách cần bắt tay vào sơ chế mực để loại bỏ mùi tanh theo các bước sau:
Lột sạch phần vỏ bên ngoài
Rạch bụng mực, lột sạch lớp màng bên trong rồi rửa qua bằng nước sạch
Bóp mực với một ít rượu trắng và muối hạt để khử bẩn vừa khử mùi tanh
Thái hoặc băm mực thành miếng nhỏ phù hợp với khả năng nhai của bé
Ngâm đậu xanh khoảng 1 tiếng rồi rửa sạch, hấp chín và tán nhuyễn
Tương tự, bạn gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn, hấp chín rồi tán nhuyễn.
Nếu chưa có sẵn cháo trắng, bạn cho gạo vào nồi nấu cháo trước. Khi cháo chín, cho bí đỏ và đậu xanh vào nấu sôi rồi cho mực vào khuấy đều.
Khi mực chín, bạn tắt bếp và cho thêm 1 thìa dầu ô liu và một ít gia vị tùy vào khẩu vị của bé.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 10 tháng tuổi mẹ có thể nấu cháo mực cho bé
Cà rốtSau khi đã chuẩn bị hết các nguyên liệu, Quý Khách sơ chế mực thật sạch như hướng dẫn bên trên rồi ướp với ít nước mắm.
Rửa sạch, băm nhỏ hành tím rồi phi thơm với dầu ăn. Sau đó, Quý Khách cho mực vào xào nhanh rồi bỏ ra chén. Gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ cà rốt rồi mang đi hấp chín. Cho mực và cà rốt vào máy xay xay nhuyễn.
Nếu chưa có sẵn cháo trắng, Quý Khách bỏ gạo vào nồi nấu cháo. Khi cháo chín, Quý Khách cho hỗn hợp mực và cà rốt vào khuấy đều và đun nhỏ lửa. Thêm 1 thìa dầu ô liu và thì là thái nhỏ nếu có rồi cho bé thưởng thức.
Cà chuaQuý Khách cũng có thể kết hợp cà chua vào món cháo mực cho bé để tiết kiệm thời gian. Nguyên liệu đơn giản bao gồm gạo hoặc cháo trắng, 30g mực tươi, nửa quả cà chua cỡ vừa, dầu ô liu và một số loại gia vị
Để bắt đầu chế biến món ăn, Quý Khách sơ chế mực thật sạch như hướng dẫn bên trên rồi ướp với ít nước mắm. Cà chua rửa sạch, dùng dao sắc khứa nhẹ bề mặt vỏ, cho vào chén nước sôi trụng sơ để dễ bóc vỏ, bỏ hạt, thái hạt lựu.
Cho 1 thìa dầu ô liu vào chảo rồi đổ cà chua vào xào chín. Cho mực vào xào cùng cà chua. Nếu chưa có cháo trắng, Quý Khách cho gạo vào nồi nấu cháo. Khi cháo chín, cho hỗn hợp cà chua và mực đã xào vào đun cho tới khi sôi. Thêm 1 thìa dầu ăn vào và khuấy đều là hoàn thành.
Mách bạn: Bật mí mực xào với gì để ăn ngon, không tanh
Khoai langNgoài ra, Quý Khách cũng có thể nấu cháo mực với khoai lang sẽ khiến bé dễ ăn hơn và thay đổi khẩu vị thơm ngon cho món ăn. Cũng với những nguyên liệu cơ bản như trên, Quý Khách chuẩn bị một lượng gạo hoặc cháo trắng vừa đủ, 30g mực tươi, 20g khoai lang, hành tím và gia vị.
Cách nấu cháo mực khoai lang:
Mực mua về bỏ nội tạng, răng, mắt, rửa sạch rồi đem thái nhỏ
Khoai lang rửa sạch lớp vỏ bám đất, sau đó gọt vỏ, thái miếng rồi đem hấp chín
Bóc hành tím, thái nhuyễn rồi cho vào chảo dầu nóng phi thơm. Tiếp đó cho mực vào xào nhanh tay. Mẹ lưu ý đun với lửa to để mực không bị dai và mất nước
Cho khoai lang và mực vào máy sinh tố xay nhuyễn. Độ thô của thức ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của trẻ
Cho cháo trắng vào nồi đun sôi, đổ mực và khoai lang đã xay vào khuấy đều. Nêm xíu gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp
Mực sau khi sơ chế sạch thì băm nhuyễn, rồi ướp với hành và nước mắm
Hành tâyQuý Khách cũng có thể thay đổi khẩu vị nấu món cháo mực cùng với hành tây. Như vậy vừa có thể bổ sung thêm các dưỡng chất khác, vừa giúp bé nhà mình ăn ngon miệng hơn với các món khác.
Nguyên liệu cũng như trên gồm 1 chén cháo trắng, 20g mực tươi, 1 củ hành tây và gia vị. Quý Khách bắt tay vào sơ chế hành tây và mực. Tất cả đều phải được làm sạch để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Băm nhuyễn rồi nêm nếm xíu gia vị ướp trong vòng 15 phút. Bắc cháo lên bếp đun sôi, sau cho hành tây và cháo vào khuấy đều. Vì mẹ đã ướp mực trước đó rồi nên khi nấu cháo không cần nêm nếm thêm, tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa và trải nghiệm vị giác của bé
Súp lơ xanhCháo mực nấu cùng súp lơ xanh cũng là một trong những lựa chọn thích hợp khi nấy cháo mực cho bé nhà Quý Khách. Với món ăn này, Quý Khách cần chuẩn bị 1 chén cháo trắng, 30g mực tươi, 30g súp lơ xanh, gia vị và dầu ăn.
Cách nấu cháo mực súp lơ xanh cũng vô cùng đơn giản như sau:
Mực sau khi sơ chế sạch thì băm nhuyễn, rồi ướp với hành và nước mắm
Súp lơ xanh ngâm với nước muối trong khoảng 15 phút. Sau đó cho súp lơ vào máy sinh tố xay nhuyễn
Bắc nồi cháo lên bếp đun. Khi sôi, mẹ cho rau cải và mực vào khuấy đều
Đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp
Quý Khách chỉ cần cắt bỏ mắt, túi mực và phần nội tạng bên trong, rửa lại nhiều lần với nước sạch
Rau ngótVới món cháo mực rau ngót chắc chắn sẽ khiến các bé nhà Quý Khách ngon miệng và bổ sung được nhiều dưỡng chất hơn. Nguyên liệu bao gồm 1 chén cháo trắng, 20g mực tươi, 1 nắm nhỏ rau ngót và gia vị.
Cách nấu cháo mực rau ngót đơn giản như sau:
Mực sau khi bỏ ruột, mắt, răng, rửa sạch thì đem băm nhỏ
Rau ngót tuốt lá, rửa sạch, vò kỳ rồi đem xay nhuyễn
Xào mực với hành khô, sau đó cũng đem xay nhuyễn
Bắc nồi cháo lên bếp đun sôi, tiếp đó cho mực và rau ngót vào khuấy đều
Đun sôi tới khi các nguyên liệu chín mềm là được
Cách sơ chế mực không bị tanhĐẢO HẢI SẢN sẽ hướng dẫn Quý Khách cách sơ chế mực sao cho không bị tanh. Rất đơn giản, Quý Khách chỉ cần cắt bỏ mắt, túi mực và phần nội tạng bên trong, rửa lại nhiều lần với nước sạch. Sau đó chà xát mực với hỗn hợp muối, gừng hoặc giấm ăn, rồi rửa sạch với vài lần nước.
Món cháo mực cho bé sẽ luôn là lựa chọn tốt cho các bé đang ăn dặm
Giao hàng nhanh chóng
Đổi trả miễn phí nhanh chóng
Sản phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng
Nguồn hải sản phong phú với hơn 300 loại.
Đăng bởi: Quân Nguyễn
Từ khoá: 7 cách nấu cháo mực cho bé ăn dặm cực ngon các mẹ nên biết
Bột Ăn Dặm Gerber Vị Gạo 200G Cho Bé 6M+
Xuất xứ và thương hiệu bột ăn dặm trẻ em Gerber vị gạo
Bột ăn dặm Gerber vị gạo 200g có nguồn gốc xuất xứ từ Malaysia. Sản phẩm được làm từ các nguyên liệu cao cấp, được thiết kế theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Gerber Mỹ. Gerber Organic tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kiểm tra chất lượng: Bắt nguồn từ hạt giống tốt, Nuôi dưỡng từ nguồn đất sạch, Đạt chứng nhận EU Organic (châu Âu) tạo nên nguồn nguyên liệu tinh chọn, đem đến sản phẩm an toàn hơn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Để phân phối được nhu yếu ăn dặm của trẻ nhỏ Nước Ta hoàn toàn có thể bảo vệ vừa đủ những dưỡng chất thiết yếu, bột ăn dặm Gerber xuất hiện tại nước ta đã được khoảng chừng 8 năm trở lại đây, lôi cuốn được sự chăm sóc lựa chọn của nhiều ba mẹ, tương hỗ bé yêu tăng trưởng tổng lực về sức khỏe thể chất lẫn trí tuệ trong những tháng tiên phong .
Gerber là thương hiệu nổi tiếng của tập đoàn thực phẩm Nestlé. Ngoài sản phẩm là bột ăn dặm, thương hiệu Gerber gồm có các sản phẩm khác như sữa chua khô, bánh ăn dặm, thành phần dinh dưỡng có trong các sản phẩm đều rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn thực phẩm này bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của cpn
Ngày nay, không chỉ dừng ở đấy Gerber đã chú trọng vào việc sản xuất các mặt hàng đồ dùng trẻ em như các loại quần áo sơ sinh, giày tất…với chất lượng an toàn, mang lại cho Mẹ & Bé sự hài lòng. Các sản phẩm của Gerber hiện đang có mặt tại rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
Thành phần chính có trong bột ăn dặm Gerber vị gạoBột ăn dặm Gerber vị gạo 200g được làm từ các nguyên liệu: lúa mì, yến mạch, bánh quy hoặc gạo,…Dòng sản phẩm với các mùi vị đa dạng giúp tập làm quen với thức ăn rắn và phát triển vị giác. Gerber Organic tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kiểm tra chất lượng: Bắt nguồn từ hạt giống tốt, Nuôi dưỡng từ nguồn đất sạch, Đạt chứng nhận EU Organic (châu Âu) tạo nên nguồn nguyên liệu tinh chọn, đem đến sản phẩm an toàn hơn cho sức khỏe của bé.
Quy trình sản xuất được kiểm duyệt nghiêm ngặt, không chứa chất biến đổi gen (NON-GMO). Các nguyên liệu chế biến không sử dụng phân bón hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó mùi vị của bột ăn dặm vị gạo thơm ngon, giúp bé sớm tập làm quen với việc ăn dặm và phát triển vị giác.
Bột Gerber cho bữa ăn dặm của Bé thêm ngon và mê hoặc hơn
Độ tuổi sử dụng bột ăn dặm Gerber vị gạoBột ăn dặm Gerber Vị Gạo dành cho các bé từ 6 tháng tuổi trở lên, trẻ không bị dị ứng với các thành phần của sản phẩm. Tuyệt đối không cho các bé dưới 6 tháng tuổi sử dụng sản phẩm vì trẻ chưa quen với hương vị hoa quả, dễ gặp vấn đề về tiêu hóa.
Bột ăn dặm Gerber có nhiều mùi vị khác nhau như : vị chuối táo, vị táo sữa chua, vị việt quất, hỗn hợp yến mạch, ngũ cốc, hoa quả, … mang đến cho mẹ nhiều sự lựa chọn tương thích với khẩu vị của bé. Bột ăn dặm Gerber vị gạo thơm ngon, giàu dinh dưỡng, lôi cuốn được sự chăm sóc lựa chọn của nhiều ba mẹ .
Hướng dẫn sử dụng và bảo quản bột ăn dặm Gerber Các bước pha bột ăn dặm Gerber
Cho 160 ml sữa công thức ấm vào chén .
Rắc từ từ 25 g bột Gerber ( khoảng chừng 3-4 muỗng canh ) .
Khuấy đều cho đến khi bột mịn .
Luôn kiểm tra nhiệt độ bột sau khi pha chế và trước khi sử dụng cho .
Cho ăn bằng muỗng ( thìa ) sạch .
Không nên giữ lại phần thức ăn không dùng hết .
Bảo quản sản phẩm
Sau mỗi lần sử dụng, gấp chặt phần trên của lớp giấy bọc nhôm .
Bảo quản mẫu sản phẩm trong lọ đậy kín nắp, để nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp .
Hạn sử dụng: 15 tháng kể từ ngày sản xuất
Thương hiệu: Gerber
Trọng lượng: 200g
Xuất xứ: Malaysia
Dầu Ăn Dặm Cho Bé – Sự Lựa Chọn Thông Minh Của Mẹ
Dầu ăn dặm cho bé rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, đâu mới là sự lựa chọn tốt nhất của mẹ cho con yêu của mình? Mẹ có biết mỗi khẩu phần ăn hàng ngày của bé, cần có đủ 4 nhóm thức ăn. Bao gồm nhóm đường bột hay ngũ cốc, nhóm chất đạm, nhóm chất béo và nhóm rau xanh. Trong đó nhóm chất béo đóng vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng của trẻ. Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất. Đồng thời là dung môi hòa tan các vitamin A, D, E. K… giúp bé hấp thu tốt các vitamin dinh dưỡng này.
Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dầu ăn dặm?Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ nhất và tốt nhất cho trẻ. Vì vậy nhu cầu ăn dặm của bé là vô cùng cần thiết. Từ tháng thứ 6 trở đi, hệ tiêu hóa của bé đã bắt đầu phát triển. Bé nên được bổ sung đủ 4 nhóm thức ăn (bột đường, béo, đạm, chất xơ- vitamin). Đây chính là lúc mẹ cần cho bé ăn dầu ăn dặm. Trung bình cần khoảng 10ml dầu trong 1 bát cháo bột hoặc trong một bữa ăn với thực phẩm dạng rắn
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng. Mẹ nêm dầu ăn cho bé vào thức ăn dặm không quá 1-2 thìa cà phê (5ml)/ngày và không quá 4 ngày/tuần. Mẹ cũng không nên cho bé dùng nhiều loại dầu (mỗi ngày 1 loại). Thay vào đó nên chọn một loại dầu cho bé ăn trong một khoảng thời gian. Sau đó mẹ có thể chuyển cho con sang một loại dầu ăn khác.
Một số các loại dầu ăn dặm cho bé ăn dặmDầu ăn dặm cho bé à thực phẩm rất tốt cho bé bắt đầu ăn dặm. Có rất nhiều loại dầu ăn dặm với những chất dinh dưỡng khác nhau.
Dầu mè đenDầu mè đen là nữ hoàng của các loại dầu ăn dặm cho bé với những công dụng vượt trội đem lại. Với nhiều hàm lượng dưỡng chất tốt cần thiết cho bé: Omega 3, 6, 9, Vitamin E, K có trong dầu giúp bé:
Tăng sức đề kháng, giúp hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn. Hỗ trợ hấp thụ canxi cho xương chắc khỏe
Kích thích vị giác, cho trẻ ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn
Hỗ trợ ngăn ngừa và trị bệnh táo bón cực kì hiệu quả ở trẻ nhỏ trong quá trình ăn dặm
Tăng cường trí thông minh cho trẻ. Nhờ vào hàm lượng lớn omega 3 và DHA
Tăng cường hệ miễn dịch: hàm lượng Vitamin E, omega 3 và omega 6. Tăng cường khả năng miễn dịch của các tế bào trung gian.
Hỗ trợ hấp thụ canxi cho xương chắc khỏe, da dẻ mịn màng và rất tốt cho tim mạch của bé
Dầu gấc ăn dặmDầu gấc là loại dầu ăn mà nhiều mẹ Việt lựa chọn cho bé nhất. Theo thống kê, 70% trẻ em Việt Nam bị thiếu vitamin A và E. Mà dầu gấc có chứa hàm lượng lớn vitamin A và E. Hàm lượng beta-caroten rất cao (cao hơn cà rốt 15 lần và gấp gần 70 lần cà chua). Đây đều là các thành phần dinh dưỡng vô cùng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển cơ bản của trẻ nhỏ. Giúp trẻ không bị suy dinh dưỡng ngoài ra:
Phòng chống bệnh suy dinh dưỡng, gầy còm, ốm yếu ở trẻ.
Giúp cho bé có một đôi mắt khỏe mạnh, phòng chống các bệnh về mắt.
Hỗ trợ phát triển trí não giúp bé thông minh do các dưỡng chất omega 3 và 6
Tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể chống bệnh nhiễm trùng.
Hỗ phát triển chiều cao nhờ hàm lượng beta-caroten có trong dầu
Kích thích vị giác, khứu giác, tạo ra cảm giác thèm ăn và hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé
Dầu OliuDầu Oliu có những công dụng sau đây:
Dầu oliu chứa axit linoleic và linolenic, là loại axit béo cũng được chứa trong sữa mẹ. Đóng góp vào sự phát triển trí não và tăng trưởng xương của em bé.
Dầu oliu có chứa vitamin A, C, D, E, K – vitamin B+. Giàu các chất chống oxy hóa đặc biệt. Giúp ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim và ung thư.
Dầu oliu có đặc tính kháng viêm, tác dụng nhuận tràng nhẹ, tránh cho bé bị táo bón. Tuy nhiên, không nên lạm dụng.
Dầu óc chóDầu óc chó có những công dụng nổi bật. Bao gồm:
Quả óc chó hay còn gọi là quả hồ đào, quả hạnh đào. Trong 100g nhân quả óc chó có 642 calo, 14g protein, 62g chất béo.
Loại dầu chiết xuất từ hạt óc chó, được khoa học cũng như viện sức khỏe Mỹ chứng minh dầu quả óc chó có hàm lượng Omega 3 rất cao.
Bé được cung cấp dầu quả óc chó (Omega 3) cũng đạt nhịp độ phát triển nhanh hơn so với những bé khác. Đồng thời Giảm nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển cũng như hành vi sau này.
Dầu ăn dặm cho bé – dầu hạt lanhĐây là dầu thực vật được lấy từ hạt của cây lanh và rất giàu axit béo Omega-3.
Nó có tác dụng rất tốt cho đường ruột non nớt của bé, hỗ trợ táo bón
Giúp nhuận tràng
Tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ sức khỏe cho bé
Có lợi cho việc bảo vệ da, giúp da bé mịn màng hơn
Dầu đậu nànhDầu nành có màu vàng nhạt, không vị và chứa hơn 60% axit béo không bão hòa đa.
Giúp điều hòa hệ tiêu hóa và hỗ trợ bé ăn nhiều hơn, ăn tốt hơn
Phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực do trong dầu có nguồn cung cấp omega 3-6-9 cực kì dồi dào
Dầu cá hồiNgoài dầu thực vật ra, mẹ cũng có thể bổ sung dầu cá hồi cho bé. Vì đây là loại dầu ăn lành mạnh, rất giàu protein (120g cá hồi 28g protein). Cùng các chất dinh dưỡng thiết yếu như: tryptophan, vitamin D, selen, vitamin B3, B6, B12, photpho và magiê.
Các thành phần chính của dầu cá hồi đều chứa hai loại axit béo omega-3 quan trọng là eicosapentaenoic (EPA) và docosahexaenoic (DHA).
Dầu cá hồi rất hữu ích cho sự phát triển của trẻ, hỗ trợ trí não và hệ tiêu hóa non nớt của bé
Cách Nấu Súp Cua Cho Bé Dưới 1 Tuổi Đủ Chất Để Ăn Dặm
Cách nấu súp cua cho bé dưới 1 tuổi khác với những cách nấu súp cua thông thường. Cụ thể, ở cách làm này chúng ta cần thực hiện tỉ mỉ từng bước và loại bỏ một số nguyên liệu không tốt cho bé dưới 1 tuổi. Chi tiết hơn về cách làm món ăn dặm này, chúng mình sẽ giới thiệu trong bài viết sau.
1. Bé dưới 1 tuổi có thể ăn được súp cua không?Câu trả lời là có, nhưng tùy thuộc vào từng thể trạng của mỗi bé lẫn thời điểm thích hợp. Cụ thể hơn, trước khi bắt tay thực hiện cách nấu súp cua cho bé dưới 1 tuổi, bố mẹ cần cân nhắc một vài điều sau:
Bé đã đủ tháng để ăn dặm hay chưa? Thông thường, từ khoảng 6 tháng tuổi bé có thế bắt đầu tập ăn dặm. Nhưng bố mẹ nên nhớ, thời điểm 6 tháng tuổi sẽ khác với 9 tháng tuổi và 12 tháng tuổi. Với riêng món súp cua thì chỉ nên cho bé từ 9 tháng tuổi trở lên tập ăn.
Tóm lại, súp cua là một món ăn dặm tốt, chứa nhiều đạm, canxi, hỗ trợ phát triển thể trạng của bé. Nhưng khi dành riêng cho bé dưới 1 tuổi, bố mẹ cần lưu ý rằng đây chỉ là một món “dặm thêm”. Ngoài ra, cách chế biến món này cũng cần thực hiện kỹ lưỡng để giữ được dưỡng chất và phù hợp với bé dưới 1 tuổi.
Với món súp cua chỉ nên cho bé trên 9 tháng tuổi ăn dặm. Ảnh: Internet
2. Hướng dẫn cách nấu súp cua cho bé dưới 1 tuổi tập ăn dặmNấu súp cua ngon đã khó, nấu súp cua cho bé dưới 1 tuổi lại càng khó hơn. Thế nhưng, chỉ cần bố mẹ toàn tâm toàn ý một chút, chịu tốn thời gian một chút thì có thể làm món ăn này thơm ngon, bổ dưỡng cho bé yêu.
2.1. Nấu súp cua cho bé dưới 1 tuổi cần nguyên liệu gì?Trong cách nấu súp cua cho bé dưới 1 tuổi về cơ bản các nguyên liệu chính không thay đổi. Tuy nhiên, món súp cho bé ở độ tuổi này không nên nêm nếm bất kỳ gia vị nào.
1 con cua
1 quả trứng gà
Nửa tô nước dùng xương heo ninh.
Bột năng
Cà rốt: 1 củ
Bắp tươi lấy hạt: 1 nắm nhỏ
Hành lá, ngò rí (có thể có hoặc không tùy vào khẩu vị từng bé)
Với bé dưới 1 tuổi chỉ cần một vài nguyên liệu chính để nấu món súp cua. Ảnh: Youtube
2.2. Chi tiết cách nấu súp cua cho bé dưới 1 tuổiĐể có món súp thơm ngon, đủ dinh dưỡng cho bé, bố mẹ thực hiện theo hướng dẫn như sau.
2.2.1. Sơ chế các nguyên liệu
Cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ, sau đó đem bào rồi thái hạt lựu.
Cua rửa sạch, đem vào nồi luộc trong ít nhất 5-7 phút để cua chín. Sau đó vớt ra chỉ lấy phần thịt cua ở hai càng đem xé nhuyễn là đủ. Phần còn lại của cua có thể dùng nấu món súp cho người lớn để tránh lãng phí.
Cho cà rốt cùng bắp hạt vào chung nồi luộc trong 10 phút hoặc đến khi chín nhừ, vớt ra để ráo nước.
Trứng gà tách riêng lấy lòng đỏ và đánh tan.
Hành lá, ngò rí rửa sạch để riêng.
Món súp cho bé dưới 1 tuổi chì cần lấy phần thịt càng cua là đủ. Ảnh: Internet
2.2.2. Cách nấu nước dùng món súp cua cho bé
Cho nửa tô nước dùng vào nồi và đun sôi.
Khi nước dùng sôi thì cho bắp, cà rốt đã luộc chín ở trên vào nồi.
Tiếp tục cho thịt cua đã xé ở trên vào cùng.
Cho lòng đỏ trứng gà đã đánh ở trên vào. Lưu ý, khi cho trứng gà vào nồi cần đánh liên tục để tránh trứng vón cục.
Bột năng hòa với nước lọc sau đó cho vào nồi và đánh đều để tạo độ sệt.
Đợi súp cua sôi thêm lần nữa thì tắt bếp.
Bắp, cà rốt cần luộc chín rồi mới đem nấu súp cho nhừ. Ảnh: Youtube Món ăn Việt
2.2.3. Rây và hoàn thành món súp cua cho bé
Với bé dưới 1 tuổi, nếu nấu món súp cua có các nguyên liệu như cà rốt, ngô thì nên thêm bước rây để súp được nhuyễn hơn.
Hoàn thành món súp cua biển cho bé, chờ súp nguội và cho bé thưởng thức.
Súp cua cho bé dưới 1 tuổi cần nấu nhừ và rây trước khi bé ăn. Ảnh: Internet
3. Nấu súp cua cho bé dưới 1 tuổi cần lưu ý điều gì?Ngoài ra, dù món súp cua giàu dinh dưỡng thì cũng không tốt bằng sữa mẹ. Với bé dưới 1 tuổi, hãy cho bé tập ăn dặm món này từ tốn, dù một vài thìa cũng được. Tuyệt đối cần tránh tình trạng ép bé ăn sẽ không tốt cho sức khỏe lẫn tâm lý của bé đấy.
Bên cạnh đó, mỗi tuần chỉ nên cho bé ăn súp cua một lần. Các ngày còn lại bố mẹ có thể đổi nhiều món từ rau củ, trái cây cho đến cơm, bánh ăn dặm…
Với cách nấu súp cua cho bé dưới 1 tuổi ở trên bố mẹ có thể vào bếp và nấu cho bé yêu rồi đấy. Dù món này (cũng như nhiều món ăn dặm khác) tốn thời gian chút xíu nhưng nếu giúp bé ăn ngon, khỏe mạnh thì cũng rất đáng thử. Chúc bố mẹ thành công với món ngon cho bé này!
Đức Lộc
Đăng bởi: Trí Lâm
Từ khoá: Cách nấu súp cua cho bé dưới 1 tuổi đủ chất để ăn dặm
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Món Cháo Cho Bé Ăn Dặm Giàu Protein trên website Wyfi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!