Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Chè Cốm Đậu Xanh Dẻo Thơm Ngon Tại Nhà được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Wyfi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giờ đây, những ngày hè nóng bức, oi ả đã không còn là nỗi lo ngại đối với mọi người nữa bởi Minstore sẽ tiết lộ cho bạn món chè giải nhiệt siêu hấp dẫn sau đây! Nào còn chần chừ gì nữa, cùng bắt tay vào bếp thực hiện với công thức cách nấu chè cốm đậu xanh thơm ngon chiêu đãi cả gia đình thôi nào!
Cách nấu chè cốm đậu xanh
Nguyên liệu nấu chè cốm đậu xanh cho 4 người
Cốm dẹp 200 gr
Đậu xanh không vỏ 150 gr
Bột năng 3 muỗng canh
Đường phèn 250 gr
Nguyên liệu nấu chè cốm đậu xanh
Cách chọn nguyên liệu nấu chè cốm đậu xanh ngon
Cách chọn mua cốm ngon
Cốm ngon là những hạt màu sáng, trông chắc chắn, đồng thời mỏng, dẹt, không quá dày.
Ngoài ra, cốm ngon còn có hương thơm thoang thoảng đặc trưng của lúa non. Khi ăn thử bạn cảm nhận được cốm có độ dai, vị ngọt thanh và bùi bùi tự nhiên.
Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế mua cốm có màu quá đậm bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy cốm đã bị nhuộm phẩm màu.
Đặc biệt, nếu quan sát thấy cốm bị ẩm mốc, chảy nhớt và tỏa ra mùi lạ thường thì tuyệt đối không nên mua vì đó là cốm đã để quá lâu không nên ăn nữa.
Cách chọn mua đậu xanh hạt mẩy, ngon
Đậu xanh nấu chè bạn dùng đậu xanh đã được cà vỏ. Đối với loại đậu đã cà vỏ bạn lưu ý chọn những hạt đậu sáng bóng, màu vàng tươi, kích thước và màu sắc các hạt đều nhau.
Bạn kiểm tra độ mẩy của đậu bằng cách bấm ngón tay vào hạt đâu, nếu bạn đậu giòn, dễ vỡ nhưng không tạo nhiều vụn nhỏ thì đó là đậu xanh ngon.
Đậu xanh còn mới thường có mùi thơm nhẹ, đặc trưng của đậu xanh. Tránh chọn mua đậu có mùi ẩm mốc hay những mùi lạ.
Tránh chọn những hạt đậu có nốt đen, xỉn màu, các hạt to nhỏ không đều nhau. Đặc biệt không chọn đậu xanh đã có hiện tượng bị mối, mọt ăn hay có nhiều hạt sạn đen.
Cách nấu chè cốm đậu xanh dẻo thơm ngon tại nhà
Cách nấu chè cốm đậu xanh dẻo thơm ngon tại nhà được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, với 200gr cốm dẹp mua về bạn tiến hành đãi sạch để loại bỏ bớt các hạt lép, hỏng.
Kế đến, lấy chén rồi cho 150gr đậu xanh không vỏ và 200ml nước vào ngâm trong vòng 4 – 6 tiếng, đến khi hạt đậu xanh nở ra thì bạn chắt nước bỏ đi.
Đồng thời, bạn tiếp tục cho vào chén khác 3 muỗng canh bột năng và 3 muỗng canh nước, dùng muỗng khuấy đều nhẹ nhàng đến khi bột năng được hòa tan.
Bước 2: Hấp đậu xanh, giã nhuyễn
Sơ chế nguyên liệu xong, bắc xửng hấp lên bếp cùng 200ml nước ở ngăn dưới, đồng thời rải đều 150gr đậu xanh không vỏ đã ngâm lên ngăn trên, đậy nắp rồi tiến hành hấp trong vòng 15 – 20 phút với lửa vừa.
Khi đậu xanh đã chín mềm, thì bạn tắt bếp, cho đậu xanh ra cối, kế đến dùng chày tiến hành giã nhuyễn.
Bước 3: Trộn đều cốm và đậu xanh
Sau đó, tiếp tục lấy tô rồi cho toàn bộ phần đậu xanh đã giã nhuyễn cùng 200gr cốm dẹp vào, dùng muỗng đảo đều để cốm và đỗ xanh được trộn đều với nhau.
Bước 4: Nấu chè cốm đậu xanh
Chuẩn bị nguyên liệu xong, bắc nồi lên bếp cùng 1 lít nước với lửa lớn. Nước lăn tăn sôi bạn cho 250gr đường phèn vào, đồng thời giảm xuống lửa vừa nấu trong vòng 5 phút.
Khi thấy đường đã tan thì bạn cho nốt chén bột năng đã pha vào, tiếp tục nấu thêm 5 – 7 phút, khi thấy chè sôi trở lại thì bạn nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Mách nhỏ: Tránh để chè bị vón cục, bạn nên cho bột năng vào từ từ, đồng thời liên tục dùng vá khuấy đều đến khi đạt được độ sánh mong muốn.
Bước 5: Hoàn thành
Cuối cùng, bạn chuẩn bị chén rồi cho 1 ít nước đường, bột năng vừa nấu cùng hỗn hợp cốm dẹp và đậu xanh vào, khuấy đều lên nữa thì thưởng thức ngay thôi nào!
Thành phẩm món chè cốm đậu xanh
Chè cốm đậu xanh là món chè siêu hấp dẫn mà bạn chớ vội bỏ qua vào mùa hè oi bức như thế này!
Hương thơm thoang thoảng từ cốm dẹp dẻo dẻo lan tỏa thật kích thích, đã thế còn quyện cùng đậu xanh bùi bùi làm cho chén chè càng thêm cuốn hút hơn rất nhiều.
Đặc biệt, chè cốm đậu xanh có độ ngọt thanh, không quá gắt từ đường phèn cho nên món chè thanh mát này cứ làm mọi người phải vương vấn mãi đấy!
Cách nấu chè cốm đậu xanh
Yêu cầu về thành phẩm món chè cốm đậu xanh hạt sen
Cốm phải còn nguyên hạt, không bị nát.
Hạt đậu và hạt sen mềm nhừ không bị sượng
Chè có độ sánh và vị ngọt vừa phải, mùi thơm tự nhiên của cốm, mùi đặc trưng của đậu xanh và hạt sen.
Minstore vừa giới thiệu xong đến bạn cách nấu chè cốm đậu xanh siêu hấp dẫn cho ngày hè oi bức rồi đấy. Với sự thơm ngon cùng tác dụng giải nhiệt cực tốt đến từ ly chè dẻo dẻo, bùi bùi này sẽ khiến gia đình bạn rất thích khi thưởng thức cho mà xem!
Cách Làm Bánh Gai Nhân Đậu Xanh Thơm Ngon, Mềm Dẻo Tại Nhà
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh gai
500g bột nếp
200g đường
350g đậu xanh không vỏ
50g sợi dừa
20g hạt mè
50g lá gai khô
1 muỗng tinh dầu bưởi
Lá chuối khô, dầu ăn
Hướng dẫn các bước làm bánh gai nhân đậu xanhBước 1 Làm bột bánh lá gai
Đầu tiên bạn cho 50g lá gai khô đã chuẩn bị vào nồi để luộc lấy nước. Sau khoảng 10 – 15 phút, bạn lấy lá gai ra để nguội rồi tuốt bỏ phần gân lá. Tiếp theo bạn cho vào cối giã nhuyễn.
Bạn cho 500g nếp, 3 muỗng đường hoặc cho theo sở thích của các bạn, lá gai đã giã nhuyễn và khoảng 950g nước nấu lá gai vào thau để trộn.
Lưu ý: Nhào bột mạnh tay và để bột nghỉ khoảng 10 phút để bột được dẻo và ngon hơn.
Bước 2 Làm nhân bánh lá gai
Đầu tiên bạn hãy hấp 350g đậu xanh không vỏ khoảng 20 phút, sau đó giã nhuyễn. Tiếp theo bạn cho 150g đường, sợi dừa tùy ý, 350g đậu xanh đã giã và 1 muỗng tinh dầu bưởi vào trộn đều.
Bước 3 Gói và hấp bánh
Bạn dùng lá chuối khô đã lau sạch. Cắt 2 miếng có chiều dài 30cm và chiều rộng 20cm, một miếng để thẳng một miếng để ngang.
Tiếp theo thấm dầu đều tay rồi lấy một lớp bột mỏng, cho nhân vào giữa và gói lại, thêm một chút mè lên bột bánh để khi ăn bánh thơm và ngon hơn. Sau đó bạn đem bánh đi hấp khoảng 20 phút.
Bước 4 Thành phẩm bánh gai nhân đậu xanh
Những chiếc bánh lá gai chín vừa, có mùi thơm của hạt vừng, tinh dầu bưởi, bùi của đậu xanh và ngọt nhẹ của đường, sợi dừa.
Đặc sản bánh gai Hải Dương bắt nguồn từ thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Theo chia sẻ của các bô lão ở Ninh Giang, làng nghề làm món bánh gai này đã có cách đây khoảng 700 năm. Khác với bây giờ, bánh gai nguyên thủy của Ninh Giang có hình tròn, không có lá bọc, sau này bánh được gói theo hình vuông và bọc bằng lá chuối/lá gai khô.
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh gai nhân dừa
Lá gai 300 gr
Bột nếp 250 gr
Bột năng 5 gr
Dừa nạo 300 gr
Đậu phộng rang 150 gr
Gừng 80 gr
Đường 210 gr
Dầu ăn 1 ít
Lá chuối 6 cái
Hướng dẫn các bước làm bánh gai nhân dừaBước 1 Làm bột bánh
Rửa sạch và bỏ phần cuống xơ của lá gai, sau đó rửa sạch và đun sôi trong khoảng 10 – 15 phút.
Sau đó, cho lá vào máy xay nhuyễn cùng với 200ml nước. Tiếp theo, lọc lấy nước và bỏ phần lá đã xay.
Bạn cho lá gai vừa thu được vào trộn với 250g bột nếp và 200g đường, nhào đều tay cho đến khi bột mịn, không dính tay. Lúc này, bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc kín khối bột lại và để bột nghỉ trong 30 phút.
Advertisement
Bước 2 Làm nhân bánh
Cho 150ml nước lọc và 110g đường vào nồi đun sôi ở lửa vừa. Đường chuyển sang màu nâu, nhanh tay cho gừng băm vào đảo đều rồi cho dừa nạo vào, đánh đều tay cho trong khoảng 5 – 10 phút.
Sau đó cho đậu phộng rang giã nhỏ và bột năng vào nồi dừa nạo tiếp tục đảo khoảng 2-3 phút.
Bước 3 Hoàn thành
Bạn lấy bột đã nghỉ ra, lấy một ít bột và vo thành viên tròn, sau đó cán mỏng miếng bột, múc một ít nhân dừa đậu phộng rồi bọc các mép bột lại.
Nên bôi dầu lên các viên bột để chúng không dính vào nhau.
Bạn rửa sạch lá chuối rồi lau khô hoặc hơ trên lửa cho đến khi lá mềm rồi bạn có thể gói bánh. Cắt lá thành hình chữ nhật hoặc hình vuông và đặt chúng như một cái phễu. Rồi cho bột vào, gói lại.
Cho bánh vào nồi và hấp bánh trong khoảng 25-30 phút là có thể dùng được.
Bước 4 Thành phầm bánh gai nhân dừa
Bánh gai nhân dừa sở hữu nhân dừa ngọt lịm kết hợp với đậu phộng, vỏ lá gai mềm ngọt tạo nên một món bánh ăn một lần là nhớ mãi, không thể nào quên.
4 Cách Nấu Chè Bí Đỏ Thơm Ngon Đơn Giản Tại Nhà
Nguyên liệu nấu chè bí đỏ đậu xanh
Bí đỏ hồ lô : 350 gr
Đậu xanh: 50 gr
Đường: 100-150 gr
Muối: 1 gr
Nếp: 40 gr
Nước cốt dừa: 150 ml
Bột năng: 2 muỗng cà phê.
Vani
Cách nấu chè bí đỏ đậu xanhBước 1 Sơ chế nguyên liệu
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt khối vuông vừa ăn.
Đậu xanh và nếp vo sạch ngâm trong nước khoảng 1 tiếng.
Bước 2 Nấu chè bí đỏ đậu xanh
Cho 1.5 lít nước nấu sôi, sau đó cho nếp và đậu xanh vào nấu cho mềm. (Nấu trong 20 phút thì bạn kiểm tra xem nếp và đậu đã mềm chưa, nếu chưa thì nấu thêm 10 phút nữa).
Bước 3 Nấu nước cốt dừa
Cho 150ml nước cốt dừa vào nồi nấu với lửa nhỏ, không để nước cốt quá sôi. Khi nước cốt dừa sôi li ti thì cho 50gr đường.
Hòa tan 50gr bột năng với 50 ml nước, sau đó cho hỗn hợp vào nồi nước cốt đang nóng, khuấy đều cho đến khi nước cốt sệt lại thì tắt bếp.
Bạn cho chè ra chén và thêm một chút nước cốt dừa lên phía trên (có thể thêm nhiều hay ít tùy theo khẩu vị của từng người) và thưởng thức thôi.
Bước 4 Thành phẩm
Nguyên liệu nấu chè bí đỏ đậu đen
Bí đỏ: 350 gr
Đậu đen: 100 gr
Đường : 100-150 gr
Nếp: 100 gr
Đậu phộng tươi: 50gr
Muối: 1gr
Cách nấu chè bí đỏ đậu đenBước 1 Sơ chế nguyên liệu
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt khối vuông vừa ăn.
Đậu phộng rửa sạch để ráo.
Đậu đen và nếp vo sạch ngâm trong nước khoảng 1 tiếng.
Bước 2 Nấu chè bí đỏ đậu đen
Cho đậu đen, gạo nếp vào nồi cùng 400ml nước, nấu sôi nhỏ lửa. (Nấu trong 20 phút thì kiểm tra xem nếp và đậu đã mềm chưa nếu chưa thì nấu thêm 10 phút nữa).
Khi thấy hạt đậu đen gần mềm, cho bí đỏ và đậu phộng, 150gr đường trắng vào, nấu khoảng 15 phút, sau đó cho 1gr muối vào đảo đều rồi tắt bếp. Cho chè ra tô và thưởng thức.
Bước 3 Thành phẩm
Chè bí đỏ đậu đen cả đậu lẫn bí đều mềm và bùi thơm ngon, kết hợp đậu phộng béo béo tạo nên hương vị khó mà cưỡng lại được. Một chén chè vừa ngon vừa bổ sung nhiều chất dinh dưỡng thì còn chần chờ gì mà không làm ngay một nồi để đãi cả nhà mình nhỉ.
Vào những ngày oi bức, nóng nực, thật tuyệt vời khi có một ly chè bí đỏ đậu phộng thanh mát, giải khát giúp bổ sung những dưỡng chất tốt có trong bí đỏ như chất xơ, vitamin A, vitamin C.
Nguyên liệu nấu chè bí đỏ đậu phộng
300g bí đỏ
100g đậu phộng
100g bột năng
200g đường
50g bột sắn dây
Cách nấu chè bí đỏ đậu phộngBước 1 Sơ chế bí đỏ
Bạn gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch rồi cắt thành những lát mỏng vừa. Tiếp theo, cho bí đỏ vào nồi hấp đến khi chín mềm, rồi vớt ra xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
Sau khi xay nhuyễn, bạn cho bí đỏ vào tô và cho 100g bột năng, 100g đường vào, trộn đều các nguyên liệu đến khi chúng quyện thành một khối mịn, có độ dẻo vừa phải. Vo chúng thành những viên tròn vừa ăn.
Bước 2 Luộc đậu phộng
Đậu phộng mua về, giữ nguyên cả màng vỏ bọc bên ngoài, cho vào nồi luộc chín rồi vớt ra tô.
Bước 3 Nấu chè
Cho 50g bột sắn dây vào tô, đổ vào ½ chén nước, khuấy đều hỗn hợp đến khi bột tan và không bị vón cục.
Chuẩn bị một cái nồi cho vào đấy lượng nước vừa phải và đun lên. Khi nước sôi bạn cho đậu phộng đã luộc cùng những viên bí đỏ vào và tiếp tục đun sôi trong 20 phút.
Khi bí nổi lên mặt nước, bạn cho hỗn hợp bột sắn dây trên vào và khuấy đều đến khi nước sánh lại.
Bước 4 Nêm nếm
Sau đó, bắt một cái nồi, cho 200ml nước cốt dừa, 100g đường và bột năng pha loãng với nước vào, vừa đun vừa khuấy đều đến khi sôi thì tắt bếp.
Bước 5 Thành phẩm
Những viên bí đỏ vàng ươm xen lẫn đậu phộng chìm chìm nổi nổi trên mặt nước cốt dừa. Chỉ nhìn thôi đã thấy vị béo, ngọt, thơm ngon.
Dùng muỗng vớt viên bí đỏ và đậu phộng cho vào miệng, vị dẻo, hơi dai dai của viên bí, kết hợp cùng vị bùi của đậu phộng và vị béo ngậy, thơm ngon của nước cốt dừa khiến bạn không thể nào không mê mẩn.
Chè bí đỏ rất ngon khi dùng lúc nóng, nếu bạn thích chè lạnh, có thể cho thêm vài viên đá giúp giải khát tốt hơn.
Nguyên liệu làm chè bí đỏ đậu đỏ
140g bí đỏ
50g bột nếp
100g đậu đỏ ngâm nở (8 tiếng)
150ml nước dừa dảo
100g đường
50ml nước cốt dừa
40ml nước bột năng
Advertisement
Cách làm chè bí đỏ đậu đỏ
Bước 1 Làm trân châu bí đỏ
Bạn hãy lấy 140g bí đỏ cho vào nồi, hấp chín khoảng 20 phút. Sau khi bí đã mềm, bạn hãy dùng nĩa hoặc muỗng nghiền nát.
Sau đó, bạn hãy cho 40g bột nếp vào bí đỏ đã nghiền, trộn thật đều cho tới khi có thể nặn được. Vo bí đỏ thành từng viên tròn.
Sau đó bắt một nồi nước sôi, thả trân châu bí đỏ vào luộc cho tới khi các viên trân châu nổi lên, luộc thêm 5 phút nữa.
Sau đó vớt ra cho vào tô nước lạnh.
Bước 2 Nấu chè bí đỏ đậu đỏ
Kế tiếp bạn cho đậu đỏ đã ngâm mềm vào nồi cùng với 500ml nước, nấu cho đậu chín mềm trong 30 phút.
Khi đậu đã mềm, cho vào 150ml nước dừa dảo, 100g đường, 1 ít muối và nước cốt dừa và khuấy đều.
Kế đến cho trân châu bí đỏ vào cùng. Cuối cùng, cho tiếp nước bột năng vào, vừa rót vừa khuấy cho bột tan đều.
Bước 3 Thành phẩm
Chè bí đỏ đậu đỏ thơm ngon, ăn lạnh hay nóng đều được.
Cách Nấu Xôi Cốm Bằng Cốm Khô Ngon Như Mẹ Nấu
Nguyên liệu nấu xôi cốm bằng cốm khô
Cốm khô: 300g
Đậu xanh không vỏ: 100g
Đường trắng: 50g
Hạt sen khô: 30g
Cùi dừa tươi
Bột nở.
Mỡ gà hoặc dầu ăn
Các bước thực hiện cách nấu xôi cốm bằng cốm khô
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cốm khô cho vào bát ngâm nước lạnh khoảng 2 – 3 phút rồi rửa sạch bụi bẩn, vớt ra để ráo. Không nên ngâm cốm lâu vì khi nấu cốm sẽ bị nhão.
Đậu xanh ngâm nước ấm khoảng 3 – 4 tiếng để đậu xanh nở mềm trước khi đãi, sau đó rửa sạch, để ráo. Có thể ngâm đậu xanh qua đêm để khi nấu sẽ nhanh mềm hơn lại tiết kiệm được thời gian.
Ngâm hạt sen với nước khoảng 1 tiếng. Nếu nấu bằng hạt sen tươi thì nên bỏ phần tâm sen đắng bên trong để tránh làm mất hương vị của xôi cốm.
Cùi dừa cần cạo bỏ lớp màng màu nâu rồi rửa sạch và nạo thành sợi nhỏ.
Bước 2: Nấu hạt sen và đậu xanh làm xôi cốm
Cho đậu xanh đã ngâm vào nồi với lượng nước phù hợp rồi đặt lên bếp đun sôi. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa để ninh đậu xanh đến khi đậu chín mềm thì tắt bếp, đổ ra bát để nguội rồi dùng muôi tán nhuyễn.
Cho hạt sen vào nồi, thêm lượng nước ngập mặt hạt sen rồi bắc lên bếp nấu khoảng 15 phút. Cho 1 thìa cà phê bột nở vào nấu thêm 10 – 15 phút cho đến khi hạt sen thật mềm thì đổ hạt sen vào một cái rổ và rửa chúng qua nước lạnh rồi để ráo.
Bước 3: Nấu xôi cốm
Cách 1: Nấu xôi cốm khô bằng nồi có vỉ hấp
Trộn đều cốm với một ít mỡ gà rồi cho cốm vào xửng hấp chín. Cho lượng nước vừa phải, tránh để nước sôi trào lên cốm. Tiếp tục cho hạt sen vào trộn đều. Nấu đến khi ngửi thấy mùi thơm của cốm, nếm thử thấy cốm dẻo, mềm là được.
Cách 2: Nấu xôi cốm khô ngon bằng nồi cơm điện
Cho cốm vào nồi cơm điện rồi đổ nước ngập cốm. Khi nồi bật chế độ giữ ấm thì dùng đũa đảo đều cốm lên; rồi cho hạt sen vào khuấy đều rồi bật lại nồi ở chế độ nấu.
Bước 4: Trình bày và thưởng thức món xôi cốm
Sau khi hoàn thiện món xôi cốm mềm, dẻo, thơm, không bị khô, nhão và có màu xanh bắt mắt; đậu xanh phải bở và thơm, hạt sen nở đều. Xới xôi ra đĩa; rưới một chút đường trắng lên trên cùng với dừa nạo có thể rắc thêm ít vừng rang nếu có. Cuối cùng, cho một ít đậu xanh đã dầm mịn vào; trộn đều tất cả lại với nhau và thưởng thức. Xôi cốm thưởng thức khi còn nóng hay để nguội đều ngon.
Video hướng dẫn cách nấu xôi cốm bằng cốm khô ngon chuẩn mẹ nấu
Thông tin cách nấu xôi cốm bằng cốm khô ngon chuẩn mẹ nấu
Thời gian chuẩn bị nấu món ăn: 10M
Thời gian nấu ăn: 20M
Tổng thời gian nấu ăn: 30M
Món ăn tại nhà dành cho : 3 người
Món ăn cho bữa : sáng, trưa, tối
Nguồn gốc xuất xứ của món ăn: Việt Nam
Tổng calories có trong món ăn: 455 calories
Đăng bởi: Công Nguyễn
Từ khoá: Cách nấu xôi cốm bằng cốm khô ngon như mẹ nấu
2 Cách Nấu Chè Bắp Lá Dứa Cực Hấp Dẫn Thơm Ngon Lạ Miệng
1. Nấu chè bắp lá dứa cần những nguyên liệu gì?
Đầu tiên là lá dứa, đây còn gọi là cây nếp thơm. Lá dứa có mùi thơm rất đặc trưng, được sử dụng nhiều trong các món ăn tráng miệng, đặc biệt là chè, xôi ngọt, rau câu…
Tiếp theo là bắp ngọt. Trong công thức nấu chè bắp lá dứa, bắp Mỹ vẫn được phổ biến hơn cả. Nếu không có bắp Mỹ, chúng ta vẫn có thể dùng bắp nếp đều được.
Các nguyên liệu khác đi kèm bao gồm bột năng, đậu phộng rang, mè trắng, sữa tươi…
Bắp Mỹ, lá dứa… là những nguyên liệu chính để nấu chè bắp lá dứa. Ảnh: Internet
2. Hướng dẫn 2 cách nấu chè bắp lá dứa thơm ngon cực hấp dẫnCông thức để nấu chè bắp lá dứa thơm ngon về cơ bản là như nhau. Tuy nhiên định lượng của các nguyên liệu như thế nào thì bạn hãy tham khảo sau đây.
2.1. Cách nấu chè bắp lá dứa đơn giản thơm ngon 2.1.1. Nguyên liệu nấu chè bắp lá dứa
Bắp Mỹ hoặc bắp nếp: 4 trái
1 bó lá dứa
45 gram bột năng
200 gram đường (lượng đường tùy chỉnh theo khẩu vị ngọt).
Nguyên liệu khác: Muối, đậu phộng rang hoặc mè rang, nước cốt dừa tươi
Lưu ý: Bắp để nấu chè các bạn chọn bắp mới bẻ còn tươi để đảm bảo được vị ngọt thơm. Lá dứa chọn loại lá già tươi để đậm mùi thơm hơn.
2.1.2. Hướng dẫn cách nấu chè bắp lá dứa đơn giản 2.1.2.1. Chuẩn bị bắp và nước lá dứa
Bắp sau khi mua về đem lột vỏ, bỏ râu và rửa sạch. Dùng dao bào và bào dọc theo thân bắp, để riêng bắp ra chén. Phần cùi bắp bạn có thể mang đi luộc để lấy nước ngọt thơm nấu chè cho ngon. Luộc xong, bạn vớt cùi bắp ra, lọc nước này qua rây để bỏ phần râu bắp hay mày bắp còn sót lại. Đổ nước luộc lại vào nồi hoặc nồi bạn nấu chè.
Lá dứa thơm hay lá nếp sau khi rửa sạch bạn cắt nhỏ, bỏ vào máy xay sinh tố cùng ít nước xay nhuyễn và lọc lấy nước.
Chuẩn bị bắp và nước lá dứa. Ảnh Youtube Tú Lê Miền Tây
2.1.2.2. Nấu chè và thưởng thức
Cách nấu chè bắp lá dứa khá đơn giản. Ảnh Youtube Tú Lê Miền Tây
Múc chè bắp lá dứa ra chén, có thể cho một ít đậu phộng rang hoặc mè rang vàng nếu thích, múc ít nước cốt dừa rưới lên trên là có thể thưởng thức.
Chè bắp lá dứa thưởng thức khi còn nóng, vừa thơm lại vừa bùi. Đặc biệt vào những ngày tiết trời se lạnh mà được dùng một chén chè bắp lá dứa đang tỏa khói thì càng tuyệt vời hơn. Vào mùa hè, bạn có thể dùng lạnh, chè thanh mát làm dịu cái nóng của ngày hè oi bức.
Món chè bắp lá dứa ăn ngon nhất khi còn nóng, vào dịp thời tiết se lạnh. Ảnh: Internet
2.1.3. Cách nấu chè bắp lá dứa trân châuChè bắp lá dứa trân châu thời gian gần đây cũng được rất nhiều người yêu thích. Kết hợp trân châu cho chúng ta món chè bắp lạ miệng, hấp dẫn. Cách làm không khó, bạn có thể nấu ngon dễ dàng.
2.1.3.1. Nguyên liệu
4 trái bắp ngọt (bắp Mỹ)
100-200g bột băng (tùy theo lượng trân châu yêu thích)
200g đường cát hay đường phèn
1 bó lá dứa
Một ít muối
Nước cốt dừa
2-3 thìa canh bột năng để cho vào chè
Nguyên liệu nấu chè bắp lá dứa trân châu. Ảnh Youtube CKK Cooking
2.1.3.2. Cách nấu chè bắp lá dứa trân châu hấp dẫn
Bắp bạn cũng lột vỏ bỏ râu rửa sạch. 1 hoặc 1/2 quả bắp bạn mang đi luộc chín tách hột để làm nhân trân châu. Phần bắp còn lại bạn cắt hoặc bào hạt. Phần cùi bắp mang đi luộc lọc nước. Lấy phần nước này để nấu chè.
Phần lá dứa bạn rửa sạch, cắt nhỏ mang đi xay nhuyễn lọc lấy nước.
Làm trân châu hạt bắp: Bạn cho bột năng vào tô thêm nước đun sôi từ từ, trộn bột sao cho bột đủ ướt để nhồi được. Bạn nhồi bột cho mịn, ngắt bột, vo viên nhỏ. Bạn dẹt viên bột, cho hột bắp luộc vào giữa, vo tròn lại là có viên trân châu bắp. Làm xong chỗ trân châu bạn bắc nồi nước lên bếp. Nước sôi cho trân châu vào luộc chín. Vớt trân châu ra cho vào tô nước lạnh, trân châu nguội bạn vớt ra để ráo.
Trân châu hạt bắp làm cho món chè bắp lá dứa thêm phần hấp dẫn lạ miệng. Ảnh Youtube CKK Cooking
Bắc nồi nước luộc bắp lên bếp nấu sôi, bạn cho bắp bào vào nấu chín. Bạn cho chân trâu vào, tiếp theo cho nước lá dứa vào nấu sôi. Cho đường và chút xíu muối, khuấy cho đường tan. Kế đến bạn pha bột năng, đổ từ từ nước bột năng vào nồi chè và khuấy liên tục. Chè sánh vừa ý thì ngưng cho bột, nấu thêm 1-2 phút cho bột chín là chè được.
Nước cốt dừa bạn có thể nấu sôi, cho thêm chút muối và đường nếu thích ngọt. Nếu thích nước dừa đặc bạn có thể cho thêm một ít nước bột năng nấu chín.
Múc chè ra chén, thêm nước cốt dừa và thưởng thức thôi. Bạn sẽ thấy món chè bắp quen thuộc nhưng lại lạ miệng rất thú vị nhờ có thêm trân châu hạt bắp giòn ngon ngọt thanh thanh.
Cách nấu chè bắp lá dứa trân châu cho món chè bắp hấp dẫn và rất lạ miệng. Ảnh Youtube CKK Cooking
3. Một số lưu ý trong cách nấu chè bắp lá dứa thơm ngon đúng vịĐể nấu được chè bắp lá dứa thơm ngon, các bạn cần lưu ý đến khâu chọn nguyên liệu chuẩn. Khâu này vô cùng quan trọng để đảm bảo được hương vị cũng như dinh dưỡng của món ăn.
Bạn có thể dùng bột sắn dây cho vào chè bắp nếu không có bột năng.
Chè bắp lá dứa sau khi nấu có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 1 – 2 ngày mà không sợ bị hỏng. Khi nào dùng đến, bạn mới rắc đậu phộng và nước cốt dừa lên.
Với món chè bắp trân châu, ngoài trân châu hạt bắp bạn cũng có thể làm trân châu trắng thông thường cho vào chè.
Với chè bắp trân châu, bạn có thể dùng trân châu trắng thông thường thay trân châu hạt bắp, món chè vẫn ngon như thường. Ảnh: Internet
Cách nấu chè bắp lá dứa khá đơn giản. Tùy thuộc vào từng vùng miền mà món ăn sẽ được chế biến theo nhiều kiểu và nhiều hương vị khác nhau. Với chia sẻ chi tiết mà Chuyên mục Món ăn vặt của chúng mình chia sẻ ở trên, tin rằng bạn có thể thực hiện 2 phiên bản rất hấp dẫn của món chè bắp quen thuộc, chinh phục khẩu vị cả nhà thật dễ dàng.
Đức Lộc
Đăng bởi: Nguyễn Thị Thủy Tiên
Từ khoá: 2 cách nấu chè bắp lá dứa cực hấp dẫn thơm ngon lạ miệng
Cách Nấu Bún Riêu Cua Đồng Thơm Ngon, Ngọt Nước Dễ Làm Tại Nhà
Cách nấu bún riêu cua đồng thơm ngon, ngọt nước dễ làm tại nhà
Với nguyên liệu dễ tìm, bán đã có thể nấu ngay một tô bún riêu cua ngon lành đậm vị cho cả nhà thưởng thức những ngày ngán cơm rồi.
1 Nguyên liệu nấu bún riêu cua đồng
2 Cách nấu bún riêu cua đồng Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
Hành lá, cà chua rửa sạch: cà chua thì cắt múi cau, hành lá thái nhỏ.
Đậu hủ cắt nhỏ rồi chiên vàng.
Bước 2 Làm riêu cua
Cua đồng rửa sạch, bóc mai cua rồi lấy phần gạch riêng.
Cho cua xay vào một tô lớn rồi cho nước vào để thịt cua tan ra, sau đó dùng ray lọc phần thịt vào nồi, bỏ cặn.
Thêm chút muối, hạt nêm và bột ngọt vào khuấy đều sau đó đặt lên bếp đun với lửa vừa, nên khuấy nhẹ tay để phần riêu cua kết lại và nổi lên mặt nước rồi vớt ra tô.
Bước 3 Nấu nước dùng
Ở nồi nước đã nấu riêu bên trên, bạn nêm nếm gia vị : 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê nước mắm và 1/2 muỗng cà phê hạt nêm. Nên cho thêm một chút mắm tôm để nước dùng thêm đậm đà và tròn vị.
Bắc 1 cái chảo lên bếp, cho dầu vào phi tỏi cho thơm rồi cho phần gạch cua vào đảo đều, thêm ít dầu màu điều để màu sắc bắt mắt hơn, múc một chút cho vào nồi nước dùng và giữ lại một ít để tạo màu cho chả trứng.
Cho cà chua vào chảo xào cùng chút gia vị cho tới khi cà chua chín thì tắt bếp rồi cho vào nồi nước dùng, nêm nếm lại gia vị lần cuối cho vừa ăn.
Bước 4 Làm riêu trứng
Tôm khô đem ngâm nước ấm cho mềm sau đó xay nguyễn rồi trộn cùng thịt, trứng gà, hành tỏi băm nhỏ và ít hạt nêm. Sau đó bạn đem hỗn hợp này đem hấp cách thủy (hoặc cho vào lò vi sóng). Sau khi chả chín thì cắt nhỏ.
Bước 5 Thành phẩm
3Thưởng thức
Bún riêu có màu vàng cam điểm thêm màu xanh của rau, màu đỏ của ớt trông rất hấp dẫn. Bún có hương vị thơm ngon, riêu cua béo ngậy, ăn một lần là nhớ mãi.
5Các cách nấu bún riêu cua ngon, đơn giản tại nhà khác Bún riêu tôm
Ngoài bún riêu cua thì bún riêu tôm là một sự cách tân trong hương vị của món bún riêu, mới lạ và không kém phần thơm ngon.
Bún riêu ốc
Bún riêu ốc là món bún đặc trưng mà chỉ nghe tên là nhớ về Hà Nội. Trước đây, bát bún truyền thống chỉ đơn giản có những nguyên liệu đơn giản như bún, ốc, riêu cua,…
Thì nay bát bún đầy đặn hơn rất nhiều với đủ các loại đồ ăn kèm như giò tai, đậu phụ, thịt bò… Dù vậy, ngày nay nhiều người vẫn thích hương vị xưa cũ và tìm đến
Bách hóa XANH
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Chè Cốm Đậu Xanh Dẻo Thơm Ngon Tại Nhà trên website Wyfi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!