Bạn đang xem bài viết Cây Ráy: Thực Hư Loại Cây Dân Dã Có Tác Dụng Trị Bệnh được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Wyfi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây Ráy là loài cây quen thuộc đối với nhân dân. Cây có nhiều tác dụng điều trị bệnh, đặc biệt là trong Đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
Tên thường gọi: Ráy dại, Dã vu, Khoai sáp…
Tên khoa học: Alocasia odora (Roxb) C. Koch.
Họ khoa học: Ráy (Araceae).
Đặc điểm sinh trưởng và thu háiRáy là một cây mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, thường ưa mọc tại rừng hay nơi ẩm thấp. Cây còn được thấy ở Lào, Campuchia, Hoa Nam Trung Quốc, châu Úc…
Lá và thân được thu hoạch quanh năm. Củ thường được thu hoạch đối với những cây từ 2 – 3 năm trở lên. Người ta thường đào cả củ, đem về rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi khô hay dùng tươi.
Mùa hoa quả tháng 1 – 5.
Mô tả toàn câyCây Ráy là loại cây thân mềm, cao 0,3 – 1,4m, có cây cao tới 5m. Phần trên thẳng đứng, phần dưới bò. Rễ có hình cầu và mọc ra những củ dài có nhiều đốt ngắn. Các đốt này có vảy màu nâu.
Lá to, hình tim với kích thước dài 10 – 50cm, rộng 8 – 45 cm. Cuống lá dài 15 – 120cm. Cây có các bông mo và xung quanh có các quả mọng hình trứng màu đỏ.
Bông mo mang hoa cái ở phía gốc, hoa đực ở phía trên. Hoa đực có nhị tụ lại thành hình thoi hoặc hình 6 cạnh. Hoa cái có bầu thuôn dài.
Quả mọng hình trứng, màu đỏ, bao quanh mo.
Bộ phận làm thuốc – bào chếSử dụng toàn bộ cây Ráy để làm thuốc: thân, rễ, lá và cuống lá. Mỗi bộ phận của cây đều đem lại công dụng chữa bệnh khác nhau.
Đào về, gọt bỏ vỏ, thái mỏng, ngâm trong nước sạch 5 – 7 ngày, thay nước thường xuyên rồi phơi khô. Nếu dùng tươi, phải rang với gạo cho đến khi gạo cháy, rồi đổ nước vào, đun sôi đến khi gạo mềm nhừ mới vớt ra.
Trong quá trình chế biến cần lưu ý, trong cây có các chất độc gây ngứa, cần thận trọng.
Sử dụng dược liệu này khi được nấu chín.
Bảo quảnCần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.
Thành phần hóa họcTrong cây Ráy có chứa các thành phần sau: nước, calo, protein, chất béo lipid, carbohydrate, chất xơ cùng với một số các loại khoáng chất khác bao gồm canxi, sắt, magie, kali, natri, kẽm và hàm lượng các vitamin B1, B2, vitamin C và vitamin E.
Thân Ráy chứa chất alocasin. Ngoài ra, theo tài liệu Trung Quốc còn có trygochin, isotrygochin, các men beta glucosidase, vitamin A, D2, campestrol, redtinol…
Cây Ráy dễ gây kích ứng là do có oxalate canxi.
Ngoài ra, trong nhiều nghiên cứu khác còn chỉ ra một số thành phần khác như: men polyphenol oxidase, nhiều loại lectin, sterol… khác nhau.
Tác dụng y học hiện đại
Thân, rễ và cuống lá của cây Ráy chứa ít các chất độc lại, thường được làm thực phẩm.
Kháng côn trùng.
Hiệu quả trị bỏng và vết thương phần mềm.
Nhân dân dùng để chữa mụn nhọt, ghẻ, sưng tay chân, giải ngứa lá Han…
Tinh thể canxi oxalate gây kích ứng da, viêm khoang miệng và niêm mạc.
Củ Ráy có hàm lượng sapotoxin cao nên thường gây ngứa, tê môi, lưỡi và cứng hàm khi dùng trực tiếp.
2.3. Tác dụng y học cổ truyềnCủ Ráy có vị nhạt, cay, tính hàn, có độc nhiều. Ăn vào gây ngứa trong miệng và cổ họng.
Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, trừ đàm, bình suyễn, giảm đau. Thân rễ Ráy chủ yếu chữa bệnh ngoài da như mề đay, ghẻ, trượt ngã bị thương, rắn cắn.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau.
Liều dùng: 10 – 15g mỗi ngày. Dùng bôi ngoài không kể liều lượng.
Chữa mụn nhọtCủ Ráy 80 –100g, Nghệ 60g được rửa sạch, đem nấu nhừ chung với dầu Vừng, ít dầu Thông và sáp ong. Khi hỗn hợp nguội, phết lên giấy xốp rồi đắp lên vị trí bị mụn nhọt.
Hỗ trợ điều trị bệnh GoutCủ Ráy (xắt nhỏ phơi khô sấy vàng) 20g, Chuối hột già (phơi khô) 20g, tất cả sao vàng sắc uống trong ngày.
Hoặc củ Ráy 20g, Chuối hột khô 20g, lá Lốt khô 20g, sắc chung, uống trong, điều trị viêm đau nhức rất tốt.
Giải ngứa lá HanKhi bị trúng độc của lá Han, người bệnh có thể lấy một củ Ráy cắt đôi rồi xát vào nơi bị ngứa.
Người hư hàn không dùng.
Không sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong dược liệu.
Không sử dụng cây Ráy khi chưa được nấu chín. Bởi các loại cây này còn sống khi sử dụng có thể gây ngứa cổ họng và miệng.
Cây Ráy là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
Top 9 Các Loại Vỏ Trái Cây Có Tác Dụng Tốt Cho Sức Khỏe
Các loại trái cây luôn là thực phẩm tốt, tuy nhiên không chỉ phần ruột mà phần vỏ cũng mang nhiều tác dụng đem lại lợi ích tốt cho sức khỏe. Một số loại vỏ trái cây có thể dùng để chữa bệnh rất tốt vì trong vỏ có chứa rất nhiều hàm lượng vitamin và tinh chất dùng để làm dược liệu.
Các loại vỏ trái cây có tác dụng tốt cho sức khỏe 1. Vỏ cam, quýt trị đầy bụng, ho đờmMột trong những công dụng được nhắc đến nhiều nhất của vỏ cam là khả năng khử mùi, kháng khuẩn. Tuy nhiên, các thành phần có trong vỏ cam quýt còn có tác dụng làm ấm đường tiêu hóa và tì vị, giúp dễ tiêu hóa, chống đầy bụng trướng hơi, khó tiêu. Dùng cho các trường hợp lạnh bụng do cảm hàn, tiêu chảy. Ngoài ra, vỏ cam quýt còn có các công dụng khác như:
Trị say xe
Trị nứt nẻ da, giúp da mềm hơn
Trị ho, viêm phế quản mãn tính
Giã rượu
Trị ghê răng, ghiến răng khi ngủ
Làm sáng bóng vòi nước, lau sàn gỗ
2. Vỏ nho giúp giảm mỡ máu, bảo vệ tim mạchVỏ nho có chứa nhiều chất resveratrol hơn thịt nho và hạt nho, có thể giảm mỡ trong máu, chống huyết khối, chống bệnh về động mạch, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt là chất flavonoids trong vỏ nho tím có công hiệu giảm huyết áp. Vỏ nho đỏ giàu polypenol giúp duy trì tình trạng tốt nhất cho hệ thống tim mạch.
Vỏ nho còn chứa nhiều vitamin, sắt… Đã có những nghiên cứu ứng dụng vỏ nho trong chế biến thực phẩm, dùng để điều trị lượng cholesterol quá cao, tiểu đường…
3. Vỏ bưởi xông nước giải cảmTheo y học cổ truyền, vỏ bưởi có vị đắng, cay, thơm, tính bình, có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu báng tích, tiêu phù thũng.
Phần lớp vỏ bên ngoài do có chứa nhiều tinh dầu nên thường được dùng trong các trường hợp ăn uống không tiêu, phụ nữ bị buồn nôn do ốm nghén. Ngoài ra, vỏ bưởi thường được dùng nấu nước gội đầu cho sản phụ, giúp cho tóc bớt rụng, giúp tóc bóng mượt, mềm và chắc hơn. Trong dân gian, người ta thường dùng vỏ bưởi, lá bưởi kết hợp với một vài loại lá khác có chứa tinh dầu như lá sả, lá chanh, lá khuynh diệp… để nấu nước xông giải cảm.
4. Vỏ dưa hấu giảm nhiệt cơ thểCùi dưa hấu (phần màu trắng) có chứa lượng đường, chất khoáng, vitamin phong phú, có tác dụng giải nhiệt, hạ nóng bài trừ mệt mỏi, giảm huyết áp rất tốt.
Vỏ dưa hấu có thể làm tiêu tan cái nóng và giải khát, thanh nhiệt giải độc, vỏ dưa hấu tốt hơn ruột. Ngoài ra vỏ dưa còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh thiếu máu, họng khô, viêm bàng quang, sơ gan cổ trướng, viêm thận.
5. Vỏ táo giúp chống oxy hóaGần một nửa vitamin C trong quả táo là nằm ở vỏ táo. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, chất chống oxy hóa trong vỏ táo nhiều hơn thịt táo, thậm chí còn nhiều hơn so với một số loại trái cây khác. Những chất chống oxy hóa này có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi. Đã có nhiều nhà sản xuất lấy vỏ táo để làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng.
Vỏ táo chứa nhiều vitamin, giúp làm tăng lưu thông máu đến da đầu, chống rụng tóc, giúp giảm cholesterol, mỡ máu, nguy cơ bệnh tim, tiểu đường và bệnh béo phì.
6. Vỏ dưa chuột lợi tiểu giảm sưng phùVỏ dưa leo rất giàu vitamin và khoáng chất. Nó có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng phù, tốt cho cả người bị tiểu đường. Vì vậy khi ăn dưa leo nên để cả vỏ.
Vỏ dưa chuột có vị hơi chát, tính bình, giàu dinh dưỡng, có khả năng giải nhiệt cho cơ thể… Ăn dưa chuột cả vỏ sẽ giúp bạn hấp thụ vitamin C có trong dưa tốt hơn, chất nhựa trong vỏ dưa cũng giúp tăng cường chức năng giải độc cho cơ thể.
Vỏ màu xanh của dưa chuột có chứa axit chlorogenic và acid caffeic, có thể kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Những người thường xuyên bị đau họng có thể dùng vỏ dưa chuột làm thuốc rất tốt.
7. Vỏ lê trị viêm họngTrong Đông y, vỏ lê là một trong những loại thuốc giúp sạch tim, phổi và giảm nóng. Vỏ lê rửa sạch thái nhỏ, cho thêm chút đường tinh có thể trị được viêm họng.
Vỏ lê có tính hàn vị chua, có tác dụng mát tim phổi, trừ hỏa tiêu đờm. Dùng 30gr vỏ lê sắc nước uống có tác dụng tĩnh tâm nhuận phổi, chữa ho có đờm. Vỏ lê nghiền nát có thể điều trị vết loét sưng và vết thương bên ngoài da. Vỏ lê tươi sắc nước uống nhiều lần có thể thanh độc tiêu viêm.
8. Vỏ chuối loại bỏ mụn cócLợi ích phổ biến của vỏ chuối là làm trắng răng, khi cọ xát vỏ chuối có thể giúp làm dịu vết bỏng da, nứt nẻ da mùa lạnh. Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, vỏ chuối giúp loại bỏ mụn cóc và ngăn chặn chúng quay trở lại.
Trong vỏ chuối có chứa các thành phần hoạt chất để ức chế nấm và vi khuẩn. Vỏ chuối có thể điều trị nhiễm nấm do ngứa da. Ngoài ra còn có tác dụng thông mạch, nhuận tràng.
9. Vỏ măng cụt chống tiêu chảyVỏ măng cụt chống tiêu chảy, bởi trong vỏ có nhiều chất chát (trong vỏ chứa 7%-13% tanin), để chống tiêu chảy, làm săn se niêm mạc, bớt tiết dịch trong đường tiêu hóa.
Vỏ măng cụt phơi khô, đun với nước uống. Để trị bệnh đau bụng, tiêu chảy, lỵ, hãy dùng 10 vỏ măng cụt cho vào nồi đất (không dùng nồi kim loại), đổ nước sạch vào sắc trong 15 phút. Mỗi ngày uống 4-5 chén.
Tuy nhiên, vỏ ngoài của măng cụt hơi đắng nên trong Đông y thường kết hợp với các bài thuốc nhiều vị khác. Nếu tiêu chảy nhiều có thể kết hợp vỏ măng cụt với búp ổi hay lá ổi non, trà…
Đăng bởi: Hương Đỗ
Từ khoá: Top 9 các loại vỏ trái cây có tác dụng tốt cho sức khỏe
20 Loại Cây Quen Thuộc Có Công Dụng Chữa Bệnh Rất Tốt Mà Bạn Nên Biết
Từ xa xưa ông bà ta đã biết những loại cây có từ tự nhiên làm thuốc chữa được nhiều bệnh và được lưu truyền cho tới ngày nay. Nhưng lại ít ai biết nhiều về chúng có công dụng gì. Chính vì vậy chúng mình sẽ giới thiệu những loại cây quen thuộc có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
Tầm xuân Cỏ nhọ nồiTầm xuân
Cỏ nhọ nồi có tên khác là cỏ mực tên khoa học là Eclipta prostrata thuộc họ cúc. Là loại cây quen thuộc ở vùng quê mọc hoang khắp nơi ở trong nước ta, đặc biệt những chỗ ẩm thấp. Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, mề đay, được biết đến với công dụng cầm máu rất hiệu quả. Ở Ấn Độ và Pakistan, các nhà khoa học đã nghiên cứu công dụng của nhọ nồi có thể chữa được bệnh xơ gan, gan nhiễm mỡ từ năm 2001.
Cỏ nhọ nồi
Diếp cá Tía tô Lá lốtTía tô
Lá lốt còn được gọi là tất bát hoặc lá lốp đó là cách gọi của người miền Nam Việt Nam có tên khoa học là Piper lolot thuộc họ hồ tiêu. Là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi vì thế mà lá lốt thường xuyên được sử dụng để chế biến các món ăn mỗi ngày và là vị thuốc chữa được bệnh rất hiệu quả. Trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chống hàn, giảm đau, chữa đau nhức xương, khớp, Viêm nhiễm âm đạo. Lá lốt còn được dùng để nấu nước ngâm tay chân cho người bị bệnh tê thấp, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân,… và có một số người bị bệnh gout truyền nhau kinh nghiệm để điều trị căn bệnh vốn được cho là “bệnh của nhà giàu”.
Lá lốt
Thì là Bạc hà Bồ công anh Lược vàngCây lược vàng còn được gọi là cây lan vòi hay địa lan vòi tên khoa học là callisia fragrans thuộc họ thài lài. Là một loại cây thảo sống lâu năm có nguồn gốc từ Mexico được trồng làm cây cảnh ở nhiều gia đình Việt Nam. Cây lược vàng theo đông y có tác dụng thanh nhiệt giải độc, cầm máu, dùng chữa lành vết thương, loét dạ dày, tá tràng, ngăn ngừa và điều trị các khối u trong cơ thể. Lưu ý trong cây lược vàng có 1 vài hoạt chất có hại cho cơ thể vì vậy trước khi sử dụng phải cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ và những người có chuyên môn, đã từng sử dụng.
Lược vàng
Hoa hồng Cây đào Hoa ngọc lan trắng Hoa cúc vàng Trái quất Hoa hòe Húng quế Đinh lăng Ngải cứu Sống đời Lô hộiĐăng bởi: Nguyễn Hoàng
Từ khoá: 20 Loại cây quen thuộc có công dụng chữa bệnh rất tốt mà bạn nên biết
Cùng Tìm Hiểu Cây Anh Túc Ngâm Rượu Có Tác Dụng Gì?
Trước tiên, cây anh túc là loại cây như thế nào ?
Anh túc thuộc cây thân thảo cây cao 1m-1,5m, lá hình bầu có nhiều tua, lá mọc quanh thân, đối xứng nhau dài từ 5 -7cm, thân cây mềm thường mọc thẳng, rễ dạng phân nhánh, hoa có màu tím, đỏ vàng hoặc trắng, cánh hoa nở bao chùm nhau 2-3 lớp, nhụy to, tán rộng, ra hoa vào tháng 3 và cho quả vào tháng 5,quả có màu xanh mốc khi non, chín có màu nâu. Cây được tìm thấy đầu tiên ở Hy Lạp và phổ biến ra nhiều nước Châu Âu, Châu Á. Tại Việt Nam cây được gọi với tên cây thuốc phiện, Anh túc, Phù dung, Á phiện.
Hiện nay tại Việt Nam và một số nước trên thế giới đã cấm trồng loại cây này vì trong cây có chứa morphin, codein, Narcotin, papaverin là các chất sử dụng nhiều sẽ gây nghiện các chất này có tác hại trực tiếp trên cơ thể người.
Vậy cây anh túc ngâm rượu có tác dụng gì ?Trong cây anh túc có chứa chất gây nghiện. Việc sử dụng cây anh túc ngâm rượu, dù là để uống hay dùng ngoài đều có thể khiến những chất gây nghiện này ngấm vào máu, tác động lên hệ thần kinh và gây nghiện. Trong y học cổ truyền cũng có một số bài thuốc có vị anh túc dùng để điều trị đau bên ngoài. Tuy nhiên hiện nay y học đã có nhiều loại thuốc dùng giảm đau hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.
Còn việc cho rằng uống rượu anh túc làm tăng cường sinh lý cho phái nam thì hoàn toàn chỉ là những lời đồn thổi, vì trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều không có tài liệu nào đề cập đến tác dụng này. Chưa kể việc uống rượu ngâm cây anh túc còn dễ gây ngộ độc vì rượu khiến cho các chất gây nghiện ngấm vào máu nhanh hơn. Nhiều người thường tặc lưỡi “uống một chút không sao, nhưng thực tế không đơn giản như vậy, có những trường hợp chỉ ngửi hơi thuốc phiện cũng đủ nghiện. Do đặc tính của cây anh túc là mới uống vào thấy khỏe người, nên nhiều người lầm tưởng về tác dụng của nó. Nhưng khi đã nghiện rồi thì không có để uống là vật vã, thèm nhớ, không chịu đựng được.
Nếu sử dụng lâu dài rượu ngâm quả thuốc phiện sẽ gây nghiện, mất ngủ, thiếu máu, táo bón. Hệ thần kinh bị ức chế làm người dùng mệt mỏi, bứt rứt. Tình trạng suy nhược cơ thể kéo dài dẫn đến suy giảm sinh lý. Ngoài ra, vì trong nó có chứa ít nhiều hoạt chất gây nghiện và nó giảm đau hiệu quả. Nhưng khi ngâm với rượu thì lại khác. Uống vào không những không hiệu quả mà ngược lại có thể phản tác dụng, rất có thể gây ra ngộ độc đối với người sử dụng.
Trước khi làm việc gì ta cũng nên suy nghĩ xem có nên làm không, tốt hay xấu, lợi hay hại và việc sử dụng cây anh túc cũng vậy. Bạn cần xác định rõ là bạn cần lợi ích của nó hơn hay sợ tác hại của nó hơn, và thứ bạn dùng có thực sự mang lại tác dụng như vậy không. Mong rằng chút chia sẻ của chúng mình về cây anh túc ngâm rượu có tác dụng gì sẽ hữu ích với bạn.
Đăng bởi: Nguyễn Thị Thu Thùy
Từ khoá: Cùng tìm hiểu cây anh túc ngâm rượu có tác dụng gì?
Top 10 Loại Cây Lấy Gỗ Quý Có Giá Trị Kinh Tế Cao Nhất 2023
TOP 10 loại cây lấy gỗ quý có giá trị kinh tế cao và nhanh thu hoạch nhất trong năm 2023
TOP 10 loại cây lấy gỗ quý có giá trị kinh tế cao và nhanh thu hoạch nhất trong năm 2023
1. Cây đàn hương trắng – vàng trắng tự nhiên
Cây đã được trồng ở nước ta trong hơn 5 năm trở lại đây và kết quả đạt được rất tích cực. Cây phù hợp với đa phần khí hậu và thổ nhưỡng ở nước ta. Chất lượng không hề thua kém so với ở Ấn Độ.
Thêm nữa, do tính hiệu quả đã được thế giới công nhận, tất cả các sản phẩm hiện tại của cây đàn hương như trà đàn hương, tinh dầu, lõi đàn hương đều có đầu ra rất ổn định, sẵn sàng bao tiêu sản phẩm. Vậy nên đây là loài cây làm giàu có tiềm năng rất lớn.
Xem video ở dưới để biết giá trị của cây đàn hương ở nước ta:
Video giá trị của cây đàn hương
2. Cây sưa đỏ – vàng đen của tự nhiên
Không ai khác, không hề xa lạ với tất cả chúng ta, với giá trị lên tới hàng tỷ đồng/cây, cây sưa đỏ luôn nằm trong TOP 3 cây gỗ quý được ưa chuộng hằng năm. Vào thời kỳ hoàng kim, giá gỗ của cây sưa cổ thụ có thể lê tới hơn trăm triệu đồng mỗi kilogram, dù hiện tại giá đã giảm và ổn định ở mức 20-25tr/kg lõi (cây có đường kính lõi trên 45cm). Đây có lẽ là giống cây trồng được người trồng bảo vệ nhất ở nước ta sau sâm Ngọc Linh.
Cây Sưa Đỏ còn có tên gọi khác là cây Gỗ Sưa, Huỳnh Đàn, Trắc Thối hay cây Huê. Chúng có xuất xứ từ Việt Nam và đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sưa Đỏ ngoài việc được sử dụng làm cây cảnh quan thì nó có thể dùng để lấy gỗ. Thời gian thu hoạch từ 7-10 năm, cây càng lâu năm thì lõi càng nhiều, giá lõi cũng càng cao nên giá trị của cây càng lớn.
Cây Sưa Đỏ có thân thẳng, to và khá sần sùi. Gỗ Sưa Đỏ có màu nâu đỏ hoặc xám, đường vân khá đẹp mắt. Lá chúng là kép mọc so le nhau có hình bầu dục hoặc trái xoan.
Hoa Sưa Đỏ khá nhỏ, có màu trắng và mọc thành chùm với hương thơm nhẹ nhàng. Nhờ vẻ đẹp hình thái đặc sắc, tán cây rộng nên rất nhiều người đã lựa chọn Sưa Đỏ làm điểm nhấn hoặc tạo bóng mát cho công trình của mình.
Video giải mã giá trị tiền tỷ của cây gỗ sưa đỏ
3. Cây giáng hương rừng quý hiếm
Cây Giáng Hương có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus Kurz. Chúng có xuất xứ từ Đông Nam Á và được nhiều công trình sử dụng tạo cảnh quan cực kỳ đẹp mắt và cải tạo đất hiệu quả. Ngoài ra, gỗ chúng cũng mang đến lợi ích kinh tế rất cao. Đây cũng là những ưu điểm khiến Giáng Hương trở thành loại cây hot được nhiều công trình ưa chuộng.
Đây là loại cây thuộc loại gỗ quý có thể cao từ 20-30m. Đường kính thân cây giáng hương có kích thước giao động từ 0.7-0.9m hoặc hơn. Gỗ Giáng Hương có mùi thơm dễ chịu cùng lõi và giác phân biệt.
4. Cây gỗ lim (cây lim xanh)- Cây giống gỗ quý
Cây gỗ lim hay còn gọi là cây lim xanh nằm trong “tứ đại danh gỗ” bao gồm “Đinh Lim Sến Táu”. Từng đó cũng đủ cho chúng ta biết được uy thế oai phong của cây gỗ quý này.
Loại cây này là loài cây gỗ lớn được trồng rất phổ biến và có nhiều tác dụng khác nhau nên được ưa chuộng tại Việt Nam. Ngoài ra, chúng không chỉ dùng lấy gỗ mà làm cây bóng mát, cây công trình, cây đường phố đẹp trên khắp đất nước.
Bên cạnh cây gỗ lim xanh, chúng ta còn có cây lim xẹt. Loài cây này chuyên trồng làm cây công trình, cây bóng mát cảnh quan. Lợi thế của cây này là lớn nhanh, phù hợp với nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau nhưng gỗ mềm hơn, không tốt bằng cây lim xanh.
5. Cây dầu rái – cây lấy gỗ bền vững
Cây Dầu Rái có xuất xứ từ Ấn Độ, Malaysia. Chúng còn được gọi với tên gọi khác là cây Dầu Con Rái, Dầu Nước, Dầu Sơn. Trên thị trường gỗ hiện tại; giá Dầu Rái không quá “đắt đỏ” như các loại gỗ nhóm I. Giá gỗ vô cùng phải chăng; tương đương như Gỗ Dầu. Bạn có thể tham khảo mức giá là 5.500.000 VNĐ cho 1 m3 gỗ tròn; khoảng 7.500.000 VNĐ cho 1m3 gỗ hộp; và 11.500.000 VNĐ cho 1m3 gỗ phách.
Tuy vậy, đây lại là loại cây này mang đến rất nhiều lợi ích cho công trình. Ngoài việc sử dụng để lấy gỗ, chúng tạo nên vẻ đẹp cho cảnh quan và cho bóng mát tối ưu, rất được ưa chuộng trên thị trường. Đây là lý do cây luôn nằm trong TOP 10 cây gỗ tốt nhất trong 10 năm gần đây.
Dầu Rái có thân tròn thẳng và lớn. Chúng có khả năng phân cành cao, chiều cao tối đa của Dầu Rái có thể lên đến 40-50m. Vỏ cây lúc trưởng thành có màu xám vàng, dọc vỏ nứt mảnh nhỏ. Lá cây là lá đơn, mọc so le nhau. Hoa Dầu Rái thường nở vào tháng 11-12. Chúng là loại cây ưa sáng, sinh trưởng chậm và phù hợp khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.
6. Cây sao đen – cây lấy gỗ và cảnh quan giá trị
Cây Sao Đen có tên khoa học là Hopea odorata Roxb. Chúng có xuất xứ từ Ấn Độ và còn có tên gọi khác là cây Sao Nghệ, Sao Cát hay cây Mạy Khèn. Tương tự cây dầu rái, cây sao đen cũng được nhiều công trình lựa chọn làm cây cảnh quan nhở vẻ đẹp độc đáo khi nở hoa hay tạo bóng mát hiệu quả.
Ngoài ra, Sao Đen còn được dùng để lấy gỗ. Chúng sở hữu thân gỗ lớn và thon dài. Vỏ ngoài cây có màu đen, sần sùi và có nứt dọc. Gỗ Sao Đen có màu nâu đỏ. Lá chúng có hình trái xoan và mọc thành từng cành.
Sao Đen có hoa nhỏ, màu trắng và thường nở vào tháng 2-3. Chúng sinh trưởng tốt trên đất phù sa, đất sét pha cát hoặc đất đỏ bazan.
Video những giá trị ít biết đến của cây sao đen
7. Cây long não – Cây lâm nghiệp quý
Cây long não có xuất xứ từ Trung Quốc và Nhật Bản. Chúng còn được gọi với các tên gọi khác là cây Rã hương, Chương não, Cà chăng diẳng hoặc cây Mạy khao chuông; Long não hương; Mai hoa băng phiến; Triều não,…
Cây long não được trồng để tạo bóng mát, cảnh quan đẹp mắt. Ngoài ra, gỗ cây long não còn được sử dụng làm dược liệu. Loại cây này có giá trị kinh tế cao nên được rất nhiều khách hàng lựa chọn.
Cây long não là loại cây lấy gỗ thân lớn. Chúng có độ cao từ 20- 40m, tán lá rộng nên tỏa bóng đẹp mắt. Long Não có lá nhẵn, bóng, khi vò nát thì chúng lại tỏa mùi tinh dầu dễ chịu. Đây là loại cây ưa khí hậu ấm, ẩm và sinh trưởng tốt trên đất sét pha tầng dày.
8. Cây cẩm lai, báu vật của rừng xanh
Cẩm Lai nằm trong TOP 10 cây trồng lấy gỗ thu lợi nhuận tốt nhất. Giá bán gỗ Cẩm Lai hiện nay dao động ở mức 60-90 triệu đồng/m3. Vì vậy mà Cẩm Lai luôn là một trong những lựa chọn trồng cây lấy gỗ giúp thu hồi vốn tốt nhất. Gỗ Cẩm Lai thường được ứng dụng để sản xuất đồ dùng bằng gỗ cao cấp; vừa có tính thẩm mỹ cao vừa bền bỉ. Tại Việt Nam, Cẩm Lai chủ yếu phân phối ở khu vực Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên.
9. Cây trầm hương – cây làm giàu hiệu quả
Ở vị trí tiếp theo không thiếu là cây trầm hương còn có tên là Cây Dó Bầu. Chúng có tên khoa học là Aquilaria Crassna Pirre. Loại cây giống công trình này xuất xứ từ Đông Nam Á và đảo New Guinea. Vào những năm trước đây, cơn sốt trầm đã giúp rất nhiều người nông dân thoát nghèo và trở nên giàu có ở vùng đất Quảng Nam. Nhưng chính vì vậy mà hiện nay nguồn trầm tự nhiên gần như biến mất.
Gỗ trầm hương có mang đến giá trị kinh tế cao, với giá trị có thể lên tới hàng tỷ đồng/cây và rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: chữa tiêu hóa kém, nôn mửa, đau dạ dày, tinh thần suy giảm, hen suyễn,….Vì vậy, cây lâm nghiệp trồng rừng này được người dùng sử dụng để lấy gỗ hoặc dùng để sản xuất chiết xuất tinh dầu Trầm Hương vô cùng giá trị.
Thân cây Trầm Hương lớn và có mùi hương dịu nhẹ. Vỏ cây có màu xám và có thể tách ra khỏi thân, gỗ bên trong có màu vàng nhạt. Lá Trầm Hương có hình bầu dục và mọc so le nhau.
Hoa chúng có màu trắng và mọc thành chùm. Sau 2-3 năm thì có thể thu hoạch trầm.
Video vì sao trầm hương lại đắt như vậy?
10. Cây gáo vàng – cây giống gỗ quý
Gáo Vàng Thái Lan là loại cây trồng lấy gỗ có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh vượt trội. Trong khi nhiều loại cây khác cần ít nhất 10-15 năm mới có thể thu hoạch. Thì Gáo Vàng chỉ cần 5-7 năm tuổi là đã có thể lấy gỗ. Đặc tính cây Gáo Vàng giống dễ trồng, dễ chăm sóc, hợp với khí hậu Việt Nam.
Các cánh rừng, các vùng sinh thái lâm nghiệp ngày càng được phủ xanh với Gáo Vàng. Không chỉ giúp các bà con nông dân sớm thu hoạch gỗ để thu hồi vốn; Gáo Vàng còn có giá trị kinh tế cao gấp 10 lần so với trồng cây keo, cây tràm.
8 Lưu ý khi lựa chọn cây lấy gỗ quý, cây lâm nghiệp
Chọn loại cây lấy gỗ phù hợp với mục đích sử dụng và không gian
Đây chính là lưu ý đầu tiên khi chọn cây lấy gỗ, cây trồng rừng, cây lâm nghiệp. Mỗi loại cây phù hợp với mỗi loại thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau. Ngoài mục đích lấy gỗ, cây có thể làm cây công trình, cây bóng mát, cây đường phố,… Vậy nên cần xác định kỹ trước khi quyết định trồng loại cây nào cho phù hợp.
Nếu mục đích trồng cây lấy gỗ kết hợp với trồng cây công trình ở các không gian khác như khu đô thị, công viên,… các loại cây sử dụng cho không gian này cần đảm bảo vừa cho bóng mát tốt vừa mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cao. Lúc này, các loại cây như công trình như cây lim xẹt, cây lát hoa, cây sưa đỏ, cây giáng hương… sẽ rất phù hợp.
Ngoài ra, với các công trình tâm linh thì những cây vừa che bóng mát vừa mang ý nghĩa phong thủy, có mùi hương nhẹ nhàng, thanh tịnh sẽ là loại cây chúng ta nên tìm. Khi đó, các loại cây như gỗ tếch , trầm hương, xà cừ,… sẽ đáp ứng được nhu cầu này.
Nhờ sự tư vấn của chuyên gia cây trồng uy tín
Nếu bạn chưa thật sự am hiểu về thị trường cây trồng, cây lấy gỗ thì nên tham vấn ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp, viện nông nghiệp, nhà vườn, hoặc các ngay cả chuyên gia đồ thủ công mỹ nghệ.
Với sự hỗ trợ của họ, bạn sẽ dễ dàng chọn được loại cây phù hợp, thiết kế cách trồng và biết cách chăm sóc cây sao cho hợp lý. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng một chuyên gia có kinh nghiệm thì họ phải là người am hiểu nhiều về đặc tính của từng loại cây, chất lượng gỗ cùng xu hướng thị trường.
Ngoài ra, họ cần phải có khả năng thiết kế ý tưởng để giúp bạn định hướng ý tưởng phân bổ vị trí trồng cây, loại cây sao cho hài hòa và phù hợp nhất cho diện tích đất trồng của bạn.
Tự trang bị cho mình kiến thức khi chọn mua cây lấy gỗ
Ngoài những lưu ý bên trên, để chọn được loại cây lấy gỗ phù hợp và chất lượng nhất, bạn nên tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Một số hiểu biết cơ bản sẽ giúp bạn có định hướng lựa chọn phù hợp.
Ngoài ra, việc bạn tự trang bị kiến thức cho mình khi chọn mua các loại cây giống lâm nghiệp cũng giúp bạn tránh mua nhầm cây sai, cây kém chất lượng trên thị trường cây xanh đa dạng và phức tạp như hiện nay.
Hạn chế mua các cây giống rễ trần không bầu
Những cây giống không rễ trần và không bầu thường thiếu dinh dưỡng. Rễ của chúng cũng kém phát triển hơn so với những cây được bầu kỹ lưỡng. Vì thế, bạn nên lưu ý không nên chọn mua các cây giống như vậy.
Một lưu ý khác khi mua cây giống là bạn nên tránh chọn những loại cây có phiến là bị héo, có đốm sâu bệnh hay ngã vàng. Đây là dấu hiệu chứng tỏ thể chất cây không đảm bảo, chúng sẽ dễ bệnh, chết khi mang về trồng.
Chọn giống cây gỗ quý có giá trị cao dựa trên tập tính, đặc trưng
Cây lấy gỗ (cây trồng rừng) trên thị trường hiện nay có nhiều chủng loại khác nhau, giống cây cũng rất đa dạng. Vì vậy, nếu nắm bắt được những tập tính, đặc trưng của từng loại cây, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn hơn.
Nếu bạn muốn chọn cây để trồng lâu dài thì chúng ta sẽ không nên chọn những loại cây có tính chất mùa vụ hoặc chỉ cho hoa một lần sau đó phải bỏ đi.
Nắm bắt được các tập tính của cây
Do hiện tại, trên thị trường có bán rất nhiều loại cây giống cho nên bạn cần phải hiểu được tập tính của từng loại cây khác nhau. Từ đó, bạn có thể căn cứ vào môi trường trồng cây tại công trình của mình để chọn mua loại cây phù hợp.
Chọn giống cây lấy gỗ phù hợp với kinh tế
Có không ít loại cây lấy gỗ quý trên thị trường có giá thành rất cao. Mặt khác, vẫn có rất nhiều loại cây có mức giá trung bình nhưng lại mang đến nhiều giá trị hữu ích mà công trình bạn cần.
Vì thế, khi chọn cây giống phù hợp, bạn cần cân nhắc giữa chi phí, và năng suất, sản lượng hay lợi ích của cây trồng mang lại để chọn được loại cây phù hợp nhất.
Đơn vị cung cấp cây giống có tư vấn nhiệt tình, làm bạn an tâm không?
Nếu tìm được một địa chỉ mua cây giống uy tín, bạn không những được hỗ trợ tư vấn lựa chọn loại cây phù hợp nhất, mà còn được hướng dẫn cách chăm sóc cây, cách trồng cây sao cho hiệu quả, tỷ lệ sống cao.
Địa chỉ bán cây lấy gỗ quý, cây giống nông nghiệp, cây trồng rừng, chất lượng và đa dạng chủng loại
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp các loại cây lấy gỗ, cây giống nông nghiệp, cây trồng rừng, cây công trình. Nhưng một địa chỉ uy tín có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực này không phải dễ tìm.
Nếu còn đang băn khoăn, bạn có thể liên hệ Cây Giống 4S. Với những ưu điểm tuyệt vời sau, chúng tôi tin chắc bạn sẽ hài lòng:
– Nhà vườn có kinh nghiệm dày dặn cung ươm trồng các loại cây giống với thời gian hoạt động hơn 25 năm..
– Cây Giống 4S luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn chọn loại cây phù hợp, kỹ thuật chăm sóc cây tốt nhất cho từng khách hàng.
– Cây lấy gỗ ở Cây Giống 4S cung cấp đảm bảo khỏe mạnh; không sâu bệnh; tỷ lệ sống cao và được chúng tôi chọn lọc kỹ lưỡng trước khi bàn giao cho khách hàng.
– Chúng tôi hỗ trợ giao hàng nhanh chóng chỉ từ 2-3 ngày.
Những loại cây lấy gỗ tốt nhất, hot nhất hiện nay cùng một địa chỉ mua hàng chất lượng sẽ giúp bạn cải thiện không gian của mình ngày một xanh-sạch-đẹp.
Để được tư vấn và nhận báo giá chi tiết hơn về các loại cây lấy gỗ quý chất lượng, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin.
——————–*****———————
Thông tin liên hệ Cây Giống 4S
Địa chỉ: 01-Ấp 2, đường Nguyễn Hoàng, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0919.255.145
5/5
(15 Reviews)
Cây Tầm Bóp Có Tác Dụng Gì? Cách Chế Biến Rau Tầm Bóp Ngon Bổ
Cây tầm bóp, rau tầm bóp là gì?
Tên và nguồn gốc của cây tầm bópCây tầm bóp còn được gọi bằng những cái tên khác như cây thù lù, cây lồng đèn, cây bôm bốp, cây bùm bụp…, có tên khoa học là Physalis Angulata, thuộc họ Cà.
Cây tầm bóp là loài cây mọc dại ở nhiều nơi và có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ.
Đặc điểm của cây tầm bópVì cây tầm bóp cũng thuộc họ Cà nên có các đặc điểm tương tự như cây cà. Cụ thể, cây tầm bóp có những đặc điểm sau:
Thân cây: Cây tầm bóp thuộc loại cây thân thảo, thân cây mọc nhiều cành nhánh và cao từ 50-90 mét.
Lá cây: Lá tầm bóp có màu xanh, hình bầu dục và mọc so le nhau.
Hoa: Hoa tầm bóp mọc đơn lẻ từ nách lá chứ không mọc thành cụm, có cuống hoa hơi mảnh.
Quả: Cây tầm bóp có quả nhỏ và tròn giống như quả cà, được bao bọc bằng một lớp vỏ mỏng xanh nhìn giống như lồng đèn, khi bóp quả tầm bóp sẽ nghe được tiếng nổ nhỏ. Khi chín màu của quả sẽ chuyển thành màu đỏ, có vị chua chua ngọt ngọt.
Thành phần dinh dưỡng có trong cây tầm bópCây tầm bóp chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, trong 100gr quả cây tầm bóp có chứa hàm lượng các chất sau:
11gr alkaloid và carbohydrate
1.5gr protein, 0.5gr chất xơ, 0.5gr chất béo;
12mg canxi, 8mg magie, 39mg photpho, 1.3mg sắt, 0.1mg kẽm;
Các loại vitamin như 1.6 mg vitamin A, 28mg vitamin C…
Phân biệt cây tầm bóp với cây lu lu đựcHoa: Hoa của cây lu lu đực mọc và nở ra thành chùm và mọc ở phía trên của nách lá chứ không phải mọc đơn lẻ như hoa của cây tầm bóp, khi nở các cách hoa vươn rộng ra.
Quả: Quả cây lu lu đực tròn và mọc thành chùm, quả non có màu xanh thuần khiết và chuyển sang màu tím đến đen tím khi chín. Trong khi đó, quả cây tầm bóp có màu xanh nhạt và khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ, được bao bọc bởi lớp vỏ cùng màu bên ngoài, các quả cũng mọc riêng lẻ nhau.
Vị quả: Quả cây lu lu đực có vị đắng pha lẫn vị ngọt, quả tầm bóp có vị chua chua ngọt ngọt và theo cảm nhận của nhiều người thì còn có chút vị chát.
Công dụng của cây tầm bóp Giúp cơ thể thanh mát, giải nhiệtRau tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món ăn với hương vị mới lạ, thanh và mát. Ăn các món ăn chế biến từ rau tầm bóp giúp cơ thể thanh mát, giải nhiệt rất tốt.
Phòng chống bệnh tim, giảm lượng cholesterol trong máu
Vitamin A và vitamin C có trong tầm bóp giúp giảm lượng cholesterol có trong máu, hạn chế là loại bỏ các gốc tự do giúp mạch máu lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa mắc các bệnh về tim hay bệnh đột quỵ.
Ngăn ngừa tổn thương mô cơNhờ vitamin C có trong cây tầm bóp mà cơ thể có thể ngăn ngừa, giảm bớt tình trạng đau nhức cũng như tổn thương ở các mô cơ.
Điều trị ung thưMột số hợp chất có trong cây tầm bóp có thể điều trị được các bệnh ung thư ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư miệng, bên cạnh đó còn giúp ngăn ngừa và tiêu diệt tế bào ác tính trong cơ thể giúp giảm nguy cơ hình thành khối u.
Giúp sáng mắtTrong rau tầm bóp có vitamin A làm giảm tình trạng khô mắt, giúp mắt có thể hoạt động tốt ở những nơi sáng cũng như nơi tối. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa chứng đục thủy tinh thể nhờ khả năng làm khỏe võng mạc của bạn.
Tăng cường hệ miễn dịchRau tầm bóp giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh nhờ lượng vitamin A và vitamin C trong rau, giúp hấp thu tốt chất sắt và tăng khả năng chống nhiễm trùng cơ thể, ngoài ra quả tầm bóp còn giúp giảm sốt ở trẻ em.
Điều trị tiểu đường, phòng ngừa sỏi tiết niệuTrong rau tầm bóp chứa vitamin C làm tăng insulin trong máu, có tác dụng hữu ích trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Còn vitamin A giúp hình thành lượng canxi photphat ngăn ngừa sỏi tiết niệu.
Một số bài thuốc trị bệnh với rau tầm bóp Bài thuốc trị bệnh tiểu đườngSử dụng 40gr cây tầm bóp sắc với 1.5 lít nước trong 20 phút. Nước sắc chia ra uống trước bữa ăn 30 phút, uống đều đặn 3 lần mỗi ngày trong vòng một tháng.
Bài thuốc chữa bệnh u ganƯớc lượng cây tầm bóp khô và diệp hạ châu (cây chó đẻ) bằng khoảng 1 nắm tay, đem đi nấu với nước và uống trong khoảng một tháng.
Bài thuốc trị viêm họng, hoSắc 15-30gr tầm bóp khô (hoặc 50-100gr tầm bóp tươi) với nước và uống trong 3-5 ngày. Nước sắc nên uống trong ngày và không lấy để uống vào ngày hôm sau.
Bài thuốc trị nhọt vú, đinh độcGiã 40-80gr tầm bóp tươi rồi vắt lấy nước uống, bã còn lại thì lấy đắp lên vết thương hoặc nấu với nước để rửa vết thương hằng ngày.
Lưu ý
Cách chế biến rau tầm bóp ngonNhờ có nhiều công dụng hay và hương vị lạ mà rau tầm bóp đem lại nên có rất nhiều cách chế biến rau thành bóp thành những món ăn ngon.
Rau tầm bóp luộcMón ăn đơn giản nhất và giữ lại nhiều chất dinh dưỡng nhất của rau tầm bóp đó là luộc chín rau, vừa giữ lại được hương vị giòn ngọt đặc trưng vừa giúp cơ thể hạn chế khả năng ung thư cũng như chống nấm và vi khuẩn.
Rau tầm bóp xào tỏiRau tầm bóp xào tỏi có vị ngọt thanh và đắng nhẹ từ rau tầm bóp cùng hương thơm từ tỏi đem lại, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt mùa hè và cải thiện xương khớp.
Rau tầm bóp xào thịt bòThịt bò tươi ngon cùng vị ngọt thêm chút đắng từ rau tầm bóp tạo nên một món ăn bổ dưỡng, có khả năng trị viêm họng và cung cấp vitamin B6, protein cho cơ thể.
Advertisement
Canh rau tầm bóp với cua
Hương vị của món canh có vị ngọt thanh mát từ rau tầm bóp và cua, giúp trị mụn nhọt nhờ công dụng của rau tầm bóp và bổ sung canxi có trong cua cho cơ thể.
Bà bầu ăn rau tầm bóp có được không?Phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường rất nhạy cảm với nhiều loại thực phẩm và luôn phải cẩn thận trong việc lựa chọn thức ăn dinh dưỡng tốt cho mẹ và thai nhi. Rau tầm bóp với nhiều thành phần dinh dưỡng không những không có hại cho bà bầu mà còn đem lại nhiều tác dụng tốt.
Theo Đông y, rễ cây tầm bóp có tác dụng cải thiện chỉ số đường trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường – căn bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai.
Vitamin C có trong rau tầm bóp sẽ giúp tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch cho mẹ bầu tránh được các bệnh vặt dễ mắc phải như sổ mũi, cảm cúm…
Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Ráy: Thực Hư Loại Cây Dân Dã Có Tác Dụng Trị Bệnh trên website Wyfi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!