Xu Hướng 10/2023 # Khi Bị Ngộ Độc Nên Làm Gì? # Top 18 Xem Nhiều | Wyfi.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Khi Bị Ngộ Độc Nên Làm Gì? # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Khi Bị Ngộ Độc Nên Làm Gì? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Wyfi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Có rất nhiều nguồn nguyên nhân có thể khiến chúng ta rơi vào tình trạng ngộ độc thực phẩm như:

– Thực phẩm chúng ta ăn bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, siêu vi từ môi trường xung quanh hoặc do thực phẩm bị ôi thiu, hư hỏng, chế biến kém vệ sinh.

– Thực phẩm do có chứa chất độc hại như phụ gia, chất bảo quản, chất tạo hương vị…

– Do tự bản thân thực phẩm chứa chất độc tự nhiên như cá nóc, măng, khoai tây mọc mầm…hoặc do nhiễm độc từ môi trường.

Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm được chia làm 2 dạng:

– Ngộ độc cấp tính: biểu hiện của dạng này rất rõ ràng ngay sau khi ăn, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy…Một số trường hợp nếu không được xử lý kịp thời thậm chí có thể bị tử vong do ngộ độc.

Khi bị ngộ độc nên làm gì?

Ngay khi có biểu hiện ngộ độc, biện pháp cần thiết đầu tiên là cần cho người bị ngộ độc nôn hết những thức ăn trước đó ra ngoài. Kích thích gây nôn bằng cách uống nhiều nước rồi móc họng hoặc uống mùn nhớt, nước muối. Nhưng lưu ý khi móc họng gây nôn nên chú ý để tránh làm xước cổ họng đặc biệt là với trẻ nhỏ. Khi kích thích nôn nên để đầu thấp, nghiêng sang bên, tránh ngữa cổ để khi trào thức ăn ra gây sặc mũi, có thể gây tử vong.

Trường hợp biểu hiện ngộ độc xuất hiện muộn sau 6h sau khi ăn thì cần xử lý như sau:

– Trung hòa chất độc: Nếu bị ngộ độc do acid thì có thể trung hoa bằng những chất kiềm như: nước xà phòng 1%, nước magie oxit 4%, uống 15ml dung dịch kiềm cách khoàng 5 phút. Ngược lại nếu ngộ độc do chất tính kiềm thì có thể trung hòa bằng các dung dịch acid nhẹ như: nước chanh, dấm…

– Dùng bột mì, sữa, bột gạo, lòng trắng trứng..có thể tạo thành một lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày để ngăn cản sự hấp thu của ruột, dạ dày với chất độc.

– Khi bị ngộ độc các chất kim loại như chì, thủy ngân bạn có thể cho người bệnh uống lòng trắng trứng, sữa hoặc natri sunfat 4-10gr.

– Với các ngộ độc kim loại nặng, acid cũng có thể uống kết hợp với các chất như hỗn hợp than bột, magie oxit.

Tuy nhiên cần biết rằng, mọi trường hợp ngộ độc cần được đưa cấp cứu ngay ở các cơ sở y tế để có thể xác định đúng nguyên nhân và được sự hỗ trợ điều trị kịp thời của bác sĩ.

Phòng tránh ngộ độc như thế nào?

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả bạn cần áp dụng các phương pháp sau:

– Thực phẩm phải lựa chọn tươi sống, rau quả tươi xanh.

– Thực phẩm đóng gói cần xem kỹ hạn sử dụng trước khi dùng và xem xét các thành phần có trong đó để tránh những kích ứng đối với tiền sử bệnh của cơ thể.

– Không được ăn thực phẩm để quá lâu, có mùi lạ, ôi thiu.

– Tuyệt đối không ăn những thực phẩm lạ, được khuyến cáo là không an toàn như nấm độc, nấm lạ, cá nóc, khoai tây mọc mầm…

– Khi đi du lịch, công tác cần chú ý tới nguồn gốc thực phẩm và chất lượng vệ sinh của những hàng quán dọc đường.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Ngộ Độc Rượu Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Xử Trí Như Thế Nào Khi Bị Ngộ Độc Rượu?

Rượu là một dạng ethanol (rượu ethyl) có trong các loại đồ uống có cồn, nước súc miệng và một số sản phẩm gia dụng. Rượu tồn tại ở dạng dung dịch nên cơ thể hấp thụ nhanh chóng hơn các loại đồ ăn khác. Và ngược lại việc loại bỏ các chất cồn trong rượu thì mất khá nhiều thời gian.

Rượu thường được chuyển hóa ở gan nên khi uống nhiều rượu trong khoảng thời gian ngắn sẽ khiến gan đào thải không kịp và dễ gây ra nguy cơ ngộ độc rượu.

Ngộ độc rượu được biết đến là tình trạng chúng ta uống nhiều hơn mức cơ thể có thể chấp nhận được. Nếu sử dụng quá mức thì chất cồn trong rượu bia có tác dụng ức chế hệ thần kinh và khi có nhiều cồn trong máu sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan thần kinh.

Việc ngộ độc rượu không chỉ xảy ra ở những người lớn có sử dụng rượu mà có thể xảy ra với trẻ em khi vô tình sử dụng những sản phẩm có chứa cồn.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa chuyên khoa Tâm thần cho biết với người bị ngộ độc rượu thường có những triệu chứng phổ biến sau:

Tê, yếu tay chân, da, môi, đầu móng tay tím tái

Khi chất độc dần ngấm vào cơ thể người ngộ độc rượu sẽ bị suy giảm các chức năng về thể chất gây ra các triệu chứng như khó đi lại, tay chân bắt đầu tê và yếu dần, còn da môi và đầu móng tay bị tím lại.

Nhìn mờ, không rõ ràng, rối loạn cảm nhận về màu sắc

Đây được biết đến là một trong những triệu chứng ban đầu của người ngộ độc rượu. Lúc này, mắt bệnh nhân sẽ bị mờ, nhìn không rõ ràng, nhìn một vật thành hai, rối loạn cảm nhận về màu sắc.

Bất tỉnh, co giật

Với tình trạng ngộ độc rượu nặng sẽ gây nên tình trạng bất tỉnh, tay chân co rúm lại hoặc bị co giật toàn thân.

Chướng bụng, đau bụng, nôn nhiều

Ngộ độc rượu cũng sẽ gây ảnh hưởng về tiêu hóa và gây ra các triệu chứng như chướng bụng, đau bụng, không tiêu và thường xuất hiện tình trạng nôn mửa.

Đại tiện, tiểu tiện không tự chủ

Việc đại tiện, tiểu tiện không tự chủ cũng là một trong những triệu chứng thường gặp vì khi ngộ độc sẽ dẫn đến rối loạn các chức năng thần kinh.

Nói mê hoặc nói ngọng dù đã tỉnh táo

Dù người bị ngộ độc có thể tỉnh táo nhưng vẫn có những triệu chứng như nói sảng hay nói ngọng khiến người nghe không nghe rõ hoặc không hiểu họ đang nói điều gì vì chất độc vẫn chưa được thải ra.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa chuyên khoa Tâm thần cho biết thì với cơ địa của mỗi người thì sẽ có tửu lượng khác nhau nhưng nếu nạp lượng rượu lớn trong thời gian ngắn thì nguy cơ bị ngộ độc rượu sẽ cao hơn. Như việc bạn uống việc 2 lon bia liên tục trong vòng 5 phút sẽ nhanh chóng bị say và ngộ độc rượu hơn là uống 2 lon trong 2 giờ.

Hoặc tùy thuộc vào giới tính thì tửu lượng cũng khác nhau, như việc một phụ nữ uống 4 ly hoặc một người đàn ông uống 5 ly trong khoảng 2 giờ sẽ gây ra tình trạng say rượu.

Nhìn chung, dựa vào thể trạng của người Việt Nam thì nam giới không nên dùng quá 20 ml/ngày, với nữ giới không nên dùng quá 10 ml/ngày, tương đương với:

Nữ có thể dùng 250ml loại bia 5% hoặc 30ml loại rượu 40%.

Nam có thể dùng 500ml loại bia 5% (tương đương 2 lon bia) hoặc 60ml loại rượu 40%.

Theo tư vấn từ bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa chuyên khoa Tâm thần thì đầu tiên, bạn hãy gọi 115 để được giúp đỡ ngay lập tức. Tiếp đến, trong lúc chờ y tế đến thì thì bạn cần làm những việc sau:

Bạn nên ghi nhớ loại và lượng rượu mà họ đã uống, những loại thuốc họ đang dùng và những thông tin sức khỏe của họ để thông báo với bác sĩ.

Trong lúc này, bạn không nên để người say một mình vì người đó có nguy cơ bị thương và nên giữ người ngộ độc ngồi hoặc đứng vững trên mặt đất.

Nếu bạn thấy người ngộ độc có đờm rãi, thở khò khè, hoặc nôn thì cho họ nghiêng về phía trước để ngăn chặn nghẹt thở. Còn nếu bất tỉnh thì để họ nằm nghiêng sang một bên.

Nếu người ngộ độc thở yếu, ngừng thở thì ban cần hô hấp nhân tạo. Còn nếu bệnh nhân co giật thì giữ người bệnh, không để người bệnh ngã hoặc va đập vào các vật cứng.

Nếu tình trạng nhẹ hơn thì bạn có thể để họ nghỉ ngơi tại chỗ nhưng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Advertisement

Không để họ ở một mình hay tự ý lái xe hay vận hành các máy móc.

Bạn nên cho người bệnh uống nhiều nước để hạn chế tình trạng cơ thể mất nước và nên cho người bệnh dùng những món ăn dễ tiêu hóa như cháo hoặc súp.

Bạn cũng nên ủ ấm cơ thể người bệnh và tránh để người bệnh bị cảm lạnh.

Để phòng tránh được tình trạng ngộ độc rượu thì bạn cần theo dõi một số cách sau:

Bạn không nên dùng những loại rượu có nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày và nên kết hợp vừa ăn vừa uống.

Không nên ngâm rượu với các loại thực vật, động vật, nội tạng động vật không rõ độc tính.

Không nên dùng những loại rượu không có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Đối với những đối tượng đang trong quá trình điều trị bệnh, đặc biệt là người bệnh gan thì không nên dùng rượu. Đồng thời, những người đang đối hay mệt thì không nên uống rượu.

Do đó, mỗi người cần tự ý thức được sức khỏe của bản thân để biết cách tiếp nhận rượu, bia cho phù hợp. Nếu cơ thể bạn không thể tiếp nhận thức uống có cồn thì tuyệt đối không sử dụng.

Ăn Cà Tím Không Biết Cách Dễ Bị Ngộ Độc

Cà tím tuy là loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng nếu không biết cách chế biến sẽ rất nguy hiểm. Vì thế, để loại bỏ hoàn toàn độc tố ra khỏi cà tím và biến tấu chúng trở thành những món ăn ngon hấp dẫn, đảm bảo sức khỏe, các chị em cần lưu ý những điều sau:

Những điều cần biết về trái cà tím

Trong thành phần của cà tím có đến 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid và lượng lipid là 0,2% và các khoáng chất khác có lợi cho cơ thể.

Cà tím hay còn gọi là cà dái dê, có tên khoa học là Solanum melongena là loại cây thuộc loại họ nhà cà có nguồn gốc từ Ấn Độ.

Sở dĩ quả cà là loại thực phẩm được ưa chuộng dùng để chế nhiều món ăn ngon hấp dẫn vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thành phần của cà tím có đến 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid và lượng lipid là 0,2%.

Bên cạnh đó, cà tím cũng chứa nhiều khoáng chất như: kali, phốt pho, magiê, calcium, lưu huỳnh, clor, sắt, mangan, kẽm, đồng, iod, và các loại vitamin B1, B12, PP cùng với lượng lớn chất nhầy.

Về đặc tính thì y học cổ truyền đánh giá cà tím là loại thực phẩm có vị ngọt tính hàn, hơi độc, nên có tác dụng mát gan, lợi mật, đồng thời giúp nhuận tràng, trị táo bón hiệu quả.

Cà tím là một trong những loại thực phẩm được xếp vào nhóm dinh dưỡng cao và chúng có nhiều công dụng trong việc điều trị một số chứng bệnh như sau:

Giúp xương chắc khỏe

Cà tím nướng sẽ là món ăn ngon lành, bổ dưỡng đồng thời cung cấp lượng vitamin và canxi dồi dào cho xương chắc khỏe.

Trong thành phần của cà tím có chứa nhiều chất sắt và canxi rất tốt cho sức khỏe. Chính vì thế, cà tím thường được nhiều gia đình tại Việt Nam ưa chuộng và chế biến bằng cách nướng lên với lửa than. Cà tím nướng sẽ là món ăn ngon lành, bổ dưỡng đồng thời cung cấp lượng vitamin và canxi dồi dào cho xương chắc khỏe.

Tốt cho não bộ và cải thiện tuần hoàn

Chất phytonutrients chứa nhiều trong cà tím có khả năng cải thiện lưu lượng máu lưu thông đến não, giúp não bộ hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, chất này thường chứa nhiều trong vỏ của trái cà, vì thế khi muốn mua cà tím bạn nên lựa chọn những loại quả có ngoài bóng mịn.

Ngăn ngừa ung thư ruột già

Có thể thấy cà tím là loại thực phẩm có lượng chất xơ vô cùng dồi dào, chúng có công dụng hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa và đường ruột.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo việc thường xuyên sử dụng cà tím sẽ giữ cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động bình thường, bảo vệ bạn khỏi táo bón. Góp phần bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh đại tràng nguy hiểm.

Hỗ trợ giảm cân

Chứa ít calo, giàu chất xơ và đồng thời không chứa chất béo là những ưu điểm mà cà tím có được. Chính vì thế, đối với những đối tượng muốn giảm cân, nên thường xuyên sử dụng cà tím sẽ tạo cảm giác no, giúp hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, từ đó duy trì chỉ số cân nặng ở mức ổn định.

Chứa ít calo, giàu chất xơ và đồng thời không chứa chất béo là những ưu điểm mà cà tím có được. Chính vì thế, cà tím phù hợp với những đối tượng muốn giảm cân.

Thực phẩm cho người tiểu đường

Cà tím chứa hàm lượng chất xơ vô cùng dồi dào, tuy nhiên lại chứa rất thấp lượng cholesterol hòa tan. Vì thế cà tím là thực phẩm được dùng để kiểm soát các triệu chứng bệnh tiểu đường.

Giảm hàm lượng cholesterol

Cà tím đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống mạch máu được hoạt động tốt hơn. Các bằng chứng từ nghiên cứu khoa học cho thấy thường xuyên sử dụng cà tím sẽ làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, nhưng tác dụng này chỉ đạt được nếu bạn nấu cà tím ở nhiệt độ không quá 200 độ.

Duy trì huyết áp

Bên cạnh các công dụng đã kể trên, thì vỏ và thịt của cà tím có chứa nhiều flovanoid, chất này có thể giúp ổn định huyết áp và giảm căng thẳng hiệu quả.

Tăng cường mạch máu

Ăn cà tím thường xuyên giúp ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu, nhờ vào hàm lượng vitamin K, chất xơ, kali,… rất tốt cho cơ thể. Đồng thời, anthocyanine có trong cà tím có thể giúp giảm huyết áp, nếu chẳng may bị căng thẳng lo âu, hãy nhớ đưa cà tím vào khẩu phần ăn của bạn để cải thiện tình trạng trên.

Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại mọi bệnh tật

Cà tím cũng là loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa với công dụng giúp cơ thể chống chọi lại với nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Cà tím không lành như ta nghĩ

Bên cạnh những lợi ích to lớn đối với sức khỏe thì cà tím cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe mà bạn cần phải hết sức lưu ý khi sử dụng để tránh rước họa vào thân.

Không nên ăn quá nhiều vì có thể bị ngộ độc

Chất solanine có trong cà tím có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào gây ung thư. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, tạo thành cảm giác gây mê và có thể dẫn đến ngộ độc cho cơ thể.

Đặc biệt, solanine là chất không hòa tan trong nước, cho nên việc chế biến chiên xào với nhiều hình thức khác nhau cũng không thể nào phá hủy được liên kết của chất này. Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là nên kiểm soát lượng cà tím nạp vào cơ thể. Một người chỉ nên sử dụng khoảng 250g cà tím trong bữa ăn thì sẽ không gây hại gì đến sức khỏe.

Nếu ăn quá nhiều cà tím sẽ gây tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, tạo thành cảm giác gây mê và có thể dẫn đến ngộ độc.

Không nên nấu cà tím với nhiệt độ quá cao

Như đã phân tích cà tím là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, C, PP và các loại khoáng chất khác. Cho nên khi bạn chế biến cà tím ở nhiệt độ quá cao sẽ làm cho các khoáng chất có trong cà tím biến mất đi và biến đổi thành các chất gây hại cho cơ thể. Riêng đối với các loại vitamin sẽ bị hao hụt và giảm đi một nửa so với ban đầu.

Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, protein có trong cà tím sau khi được nấu với nhiệt độ cao sẽ chuyển hóa và có tác dụng như một histamine gây ra triệu chứng ngứa da, ngứa miệng cho người sử dụng. Để khắc phục tình trạng trên bạn nên nấu thật chín với lửa nhỏ trong thời gian dài trước khi sử dụng, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Cách chế biến cà tím cho đúng

Cà tím sau khi thái miếng cần ngâm cà qua nước pha muối, sau đó rửa lại để để loại bỏ nhựa, vị đắng cũng như các độc tố giúp món ăn ngon và an toàn hơn.

Để loại bỏ hoặc hạn chế được các chất solanine có trong cà tím, khi chế biến các bạn cần nhớ thêm vào một chút giấm để loại bỏ độc tố gây hại cho cơ thể.

Cà tím có thể dùng chế biến thành nhiều món ăn như chiên, xào, nướng, canh…khi ăn nên không nên bỏ phần vỏ bởi vỏ cà tím rất giàu vitamin B và C.

Cà tím có tính hàn cao nên khi chế biến có thể cho thêm một vài lát gừng để an toàn cho người có hệ tiêu hóa kém.

Cà tím có thể dùng chế biến thành nhiều món ăn như chiên, xào, nướng, canh…khi ăn nên không nên bỏ phần vỏ bởi vỏ cà tím rất giàu vitamin B và C.

Tuyệt đối không nên sử dụng kết hợp cà tím với thịt cua vì cả hai nguyên liệu này đều có tính hàn nên khi ăn cùng nhau sẽ khiến hệ tiêu hóa khó chịu, có thể dẫn đến tiêu chảy nặng.

Không uống nước ép cà tím vì rất dễ xảy ra ngộ độc, vì lúc này cà tím chưa được nấu chín vì tỷ lệ nicotine có trong cà vẫn còn tồn tại và chúng thường có hàm lượng cao hơn bất kì loại rau củ khác. Đặc biệt chú ý không nên ăn hoặc uống sống cà tím sẽ dễ bị ngộ độc.

Những ai không nên ăn cà tím?

Theo y học cổ truyền cà tím là thực phẩm có tính hàn, vì thế nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày khó chịu, dẫn đến chứng tiêu chảy liên tục. Những đối tượng gặp vấn đề về hệ tiêu hóa như dạ dày tuyệt đối không nên ăn thực phẩm này.

Đồng thời những người có thể trạng ốm yếu, hay mệt mỏi cũng không nên ăn cà tím nếu như không muốn bệnh ngày càng nặng thêm.

Đối với những người mang trong mình bệnh thận cũng tuyệt đối nói không với cà tím vì cà tím chứa hàm lượng lớn lượng oxalate cao, vì đây là loại axit có nhiều trong thực vật, nếu cơ thể dung nạp quá nhiều sẽ gây sỏi thận.

Bên cạnh đó là thông tin được các nhà khoa học Ấn Độ thông tin cà tím là thực phẩm tiềm ẩn chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm.

Đối với tình trạng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím., nguyên nhân là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể nấu chín cà tím trước khi ăn, vì nhiệt độ sẽ làm giảm tác hại có trong cà tím.

Gợi ý các món chế biến từ cà tím

1. Cà tím kho nấm mỡ

Nguyên liệu:

– Cà tím 2 trái

– Nấm mỡ 500 gr

– Hành lá

– Nước tương

– Giấm

– Dầu ăn

Cách thực hiện:

– Bước 1: Lấy cà tím cắt nhỏ thành miếng vừa ăn, rửa sạch với nước muối. Sau đó cho cà tím lên chảo nướng sơ qua để khi kho cà không bị nát. Nấm các bạn cũng rửa sạch và để riêng.

– Bước 2: Để chảo lên bếp cho 1 muỗng dầu ăn phi thơm với đầu hành, cho nấm vào. Cuối cùng cho cà tím vào xào chung.

– Bước 3: Nêm gia vị như 4 muỗng nước tương, 1/2 muỗng canh giấm, một ít nước lọc, tất cả trộn đều thành hỗn hợp và cho vào chảo. Nấu với lửa nhỏ đến khi nấm và cà mềm thì nêm lại gia vị lần nữa là được. Khi món ăn đã chín các bạn tắt bếp dọn ra và ăn cùng với cơm nóng sẽ rất ngon.

2. Cà tím nhúng bột chiên giòn

Nguyên liệu:

– Cà tím 1 trái

– Bột chiên giòn 1 gói

– Dầu ăn 200ml

Cách thực hiện:

– Bước 1: Cà tím rửa sạch, cắt từng khoanh tròn. Nhớ chú ý cắt cho đều tay vì nếu cắt miếng lớn nhỏ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn khi chế biến.

– Bước 2: Cho bột vào tô, thêm từ từ nước và khuấy đều cho tới khi hỗn hợp bột trở nên quánh đặc là được. Không nên pha loãng quá.

– Bước 3: Cho từng miếng cà vào bột đến khi phủ đầy hỗn hợp bột lên trên cà. Sau đó, khi chuẩn bị cho cà vào chảo chiên cần để nghỉ một chút để bột chảy xuống tương đối.

– Bước 4: Cho dầu ăn lên bếp để khi thật nóng thì thả từng miếng cà vừa nhúng bột vào chảo chiên. Lưu ý chiên cho chín đều miếng cà rồi vớt ra cho vào giấy thấm dầu.

– Bày trí ra đĩa, món cà tím chiên giòn này chấm với tương ớt cực kì ngon miệng.

3. Cà tím cuộn sốt cà chua

Cà tím sốt cà chua là món ăn đơn giản dễ thực hiện nhưng lại vô cùng bổ dưỡng

Nguyên liệu:

– Cà tím 2 trái

– Đậu hũ non 2 miếng

– Nấm hương 15 cái

– Ngò rí 5gr

– Cà chua 2 trái

– Nước mắm chay 1 muỗng canh

– Hạt nêm chay 1/2 muỗng cà phê

– Đường trắng 1 muỗng cà phê

– Dầu ăn 1 muỗng canh

Cách thực hiện:

– Bước 1: Đối với các nguyên liệu như cà tím và nấm hương bạn cần rửa sạch, thái lát mỏng sau đó ngâm nước muối pha loãng. Rau và cà chua cũng rửa sạch, cắt nhỏ vừa ăn.

– Bước 2: Lấy đậu hũ đem đi nghiền nát, trộn cùng nấm hương, rau ngò, một muỗng canh nước mắm, hạt niêm và một ít đường. Trộn đều tất cả lại với nhau cho thấm đều.

– Bước 3: Dùng miếng cà tím đã cắt mỏng và lấy muỗng xúc đậu hũ đã nghiền vào và cuộn lại làm như vậy đến khi hết.

– Bước 4: Cho cà chua vào chảo với 1 muỗng canh dầu ăn và 1 muỗng canh nước và nêm gia vị vừa ăn để tạo thành hỗn hợp sốt.

– Bước 5: Tiếp theo, xếp cà tím cuộn vào chảo và nấu, sau đó cho nước sốt đều lên trên miếng cà nấu trong 12-15 phút là có món cà tím cuộn đậu hũ nấm sốt.

– Bước 6: Cho ra đĩa và rắc chút ngò lên. Món này ăn với cơm nóng rất lạ miệng và hấp dẫn.

4. Cà tím sốt nước tương

Nguyên liệu:

– 4 quả cà tím

– 1 cây tỏi tây

– 1 củ gừng nhỏ

– 1/2 thìa cà phê đường

– 3 thìa súp xì đầu

– 1/2 thìa cà phê tiêu

– Tương ớt

– Dầu ăn

Cách thực hiên:

– Bước 1: Các bạn lấy cà tím cắt lát sau đó ngâm qua nước muối cho khỏi bị thâm. Tỏi, gừng rửa sạch thái nhỏ.

– Bước 2: Cho chảo lên bếp đun nóng với một ít dầu ăn, cho cà tím vào rán vàng hai mặt. Sau đó lấy ra để cà vào tô, rưới hai thìa súp xì dầu và hấp cách thủy khoảng 10 phút. Bước tiếp theo làm nóng chảo với một thìa cà phê dầu, cho gừng và tỏi tây vào xào nhanh, thêm 1 thìa xì dầu, đường và tiêu vào, đảo đều.

– Bước 3: Sau khi hoàn thành món ăn các bạn, bước tiếp theo là xếp cà ra dĩa, cho gừng tỏi đã thái nhỏ lên trên. Cuối cùng thêm tương ớt và ăn nóng. Món cà tím sốt nước tương rất phù hợp để ăn chay, sẽ ngon hơn nếu được dùng nóng.

5. Mỳ Spaghetti cuộn cà tím

Nguyên liệu:

– 300g cà tím

– 1 gói mỳ spaghetti

– 1 củ hành tây

– 2 quả cà chua

– 4 lát thịt xông khói

– 3 thìa xốt cà chua

– Lá oregano

– Dầu ăn

– Hạt nêm

Cách thực hiện:

– Bước 1: Mỳ luộc trong nước sôi có pha chút muối trong 20 phút. Lưu ý nên đảo liên tục cho mỳ khỏi dính. Sau đó vớt mỳ ra bôi chút bơ vào để các sợi mỳ không dính vào nhau.

– Bước 2: Chế biến nước sốt. Với những nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn các bạn tiến hành sơ chế bằng cách lấy hành tây, cà chua rửa sạch, sau đó thái hạt lựu cùng với thịt xông khói. Cho chảo lên bếp xào hành tây, cà chua cùng với dầu cho nóng. Khi các nguyên liệu đã chín tới bạn cho tiếp sốt cà chua vào, nêm gia vị cho vừa ăn, đun nhỏ lửa đến khi mọi thứ chín là được. Trong quá trình nấu nếu thấy hơi khô có thể cho thêm chút nước vào. Cuối cùng là cho thịt xông khói vào. Rắc chút lá oregano lên và cho mì spaghetti vào chảo sốt cà, nấu thêm 3 đến 4 phút nữa là có thể được.

– Bước 3: Đối với nguyên liệu chính là cà tím bạn nên cắt thành những miếng mỏng theo chiều dọc. Sau đó áp chảo những lát cà tím vừa thái. Sau đó lấy những lát cà tím đã được áp chảo cuốn những sợi mì spaghetti lại tạo thành những cuộn vừa ăn.

– Bước 4: Cho những cuộn cà tím với mì lên dĩa, cho sốt lên trên, thêm một chút tương ớt nữa để tăng thêm phần hấp dẫn.

Thiện Thanh

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Bị Chó Cắn Kiêng Ăn Gì? Nên Làm Gì Để Phòng Bệnh Dại

Khi bị chó cắn, sau khi xử lý và tiêm phòng thì nhiều người hoang mang rằng mình có nên ăn kiêng gì hay không trong quá trình phục hồi. Theo ý kiến của các chuyên gia thì khi bị chó cắn bạn không nên kiêng ăn mà hãy ăn như bình thường.

Đồng thời, phối hợp đầy đủ các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng để cung cấp các vitamin, khoáng chất,..cần thiết cho cơ thể, tăng cường miễn dịch giúp cơ thể chống chọi lại các vi khuẩn có hại tại vết thương và góp phần hồi phục nhanh hơn

Tuy nhiên, để giải tỏa tâm lý lo sợ bị chó cắn có sao không?, cần kiêng ăn gì, có thể tham khảo các ý kiến sau:

Tránh ăn các thực phẩm dễ làm mưng mủ, gây sẹo lồi như: rau muống, thịt bò, thịt gà, tôm, cua…

Không sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, cà phê…

Sau khi bị chó cắn, nếu bạn ăn bất kỳ loại thực phẩm nào mà cảm thấy buồn nôn, khó chịu cần dừng ăn ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chẳng may đang đùa vui hay đang đi đường bỗng nhiên bị một “em cún” cắn hoặc quào vào tay hay bắp chân làm bạn chảy máu thì bạn làm gì trong tình huống bị chó cắn để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Theo Sở Y tế Nam Định, bạn nên tham khảo những bước sau khi bị chó cắn

Bước 1 Rửa sạch và khử trùng vết thương

Bạn hãy bình tĩnh, đến vòi nước gần nhất để rửa sạch vết máu và vết thương bên ngoài. Điều này giúp giảm thiểu virus bên ngoài vết thương cũng như các mầm mống nhiễm trùng khác tiềm ẩn trong vết cắn của chó.

Khi rửa vết thương bạn cần dùng xà phòng, để vết thương dưới vòi nước chảy liên tục trong 10 – 15 phút, nếu không có xà phòng thì cứ để tạm vết thương dưới vòi nước, đây là cách để sơ cứu hiệu quả bệnh dại.,

Sau đó, bạn dùng bông y tế và cồn hoặc oxy già, povidone, iodine để sát trùng vết thương lần nữa nhằm loại bỏ tối đa vi khuẩn có hại quanh vết thương. Lúc khử trùng nhớ đổ cồn ra bông y tế rồi mới thấm nhẹ nhàng vào vết thương, không nên chà xát mạnh vì dễ gây động vết thương.

Bước 2 Thực hiện cầm máu và băng bó

Thông thường, khi sát trùng xong thì chừng 10 phút máu sẽ ngưng kết lại nhưng nếu gần 15 phút chỗ vết thương vẫn chảy máu thì hãy dùng băng gạc y tế để cầm máu lại. Bạn chỉ cần đặt miếng gạc lên vết thương và giữ nguyên vị trí đó, miếng gạc y tế bạn có thể mua ở bất cứ nhà thuốc tây nào nên mua vài miếng dự phòng trong nhà.

Trong trường hợp, đã dùng băng gạc để cầm máu mà vẫn chảy máu nhiều, phun thành tia thì hãy dùng dây thun garo buộc quanh vết thương và nhanh chóng đến cơ sở gần nhất để kịp thời được xử lý tránh trường hợp mất máu quá nhiều.

Trong lúc băng bó cầm máu xong, bạn nên nâng vết thương lên cao, đây là cách cầm máu và hạn chế việc chảy máu vết thương.

Bước 3 Tiêm phòng dại kịp thời

Sau khi thực hiện các bước trên thì bạn đến các cơ sở chuyên tiêm chủng để thực hiện việc tiêm phòng bệnh dại, lưu ý bạn cũng theo dõi con chó đã cắn bạn để bác sĩ phối hợp tình trang vết thương để đưa ra chỉ định phù hợp.

Sau khi bị chó cắn và sơ cứu kịp thời, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Tránh các chất kích thích như ớt bột, nước ép, nhựa cây hay chất kiềm dây vào vết thương.

Tránh khi băng bó cầm màu hay đáp thuốc bịt kín vết thương.

Tránh tự ý khâu vết thương vì có thể làm virus xâm nhập dễ hơn và vết thương nhiễm trùng.

Nếu vết cắn sâu và nhẹ ở các vùng như đầu, cổ, mặt, bộ phận sinh dục thì lập tức đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và tiêm chủng ngay lập tức.

Nếu bị chó cắn hoặc chó có biểu hiện bị bệnh dại mà bạn không thể theo dõi con vật sau khi gây thương tích cho bạn thì bạn cũng nên đi tiêm ngay sau khi sơ cứu vết thương.

Sau 15 ngày, con chó cắn bạn nếu bị phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì lập tức đi tiêm vaccine phòng dại. Nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần đi tiêm phòng dại nữa.

Để tránh phòng ngừa bệnh dại tối ưu, đảm bảo cho sức khỏe cho bản thân hay chính gia đình bạn, mọi người xung quanh cũng như tránh bị chó cắn thì bạn chú ý các vấn đề sau:

Đối với chó nhà thì bạn nên chích ngừa bệnh dại cho cún yêu định kỳ các cơ sở thú ý để phòng chống chó của bạn bị dại.

Luôn giữ vệ sinh cho chú chó nhà bạn, lau chùi khu vực của chó trong nhà. Khi ra đường, bạn hãy mang rọ mõm cho chúng và đeo dây xích để tránh chúng chạy nhông nhông.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về chữa trị, tốt nhất hãy đến cơ sở y tế để chích ngừa.

Đặc biệt, nếu nhà có em nhỏ, em bé đang trong giai đoạn biết đi thì người nhà luôn phải trông chừng bé.

Cha mẹ phải dạy các em cách tự vệ bản thân cũng như không được đến gần động vật lạ, không được nắm đuôi hay chọc phá chó khi chúng đang ngủ.

Bị chó cắn xước nhẹ ở chân có sao không?

Nếu bạn bị chó nhà cắn xước chân và chó đang khỏe mạnh thì bạn không cần phải đi tiêm phòng ngay. Hãy vệ sinh, sát trùng vết thương và quan sát chó trong vòng 15 ngày, nếu có vấn đề xảy ra hãy đi tiêm phòng ngay, còn nếu chó nahf bạn vẫn khỏe mạnh thì không sao.

Bị chó cắn không chích ngừa có sao không?

Nếu bị chó cắn mà không chích ngừa thì rất nguy hiểm, bạn có thể bị phát bệnh dại và ảnh hưởng đến tính mạng. Trường hợp chó lạ hoặc chó bị nệnh dại cắn thì cần phải đi chích ngừa ngay.

Advertisement

Bị chó cắn không chảy máu chỉ bị bầm có sao không?

Nếu như bạn bị chó cắn mà không chảy máu mà chỉ bị bầm tím thì bạn cần đi tiêm phòng theo phác đồ phơi nhiễm 3 mũi.

Bị chó nhà cắn có sao không?

Tương tự ở câu 1, nếu như bị chó nhà cắn, bạn hãy sát trùng vết thương và theo dõi chó trong 15 ngày để quyết định đi tiêm phòng.

Bị chó cắn chảy máu có nguy hiểm không?

Bị chó cắn chảy máu rất nguy hiểm, bạn có thể bị nhiễm trùng, bệnh dại, tổn thương thần kinh cơ,… và nghiêm trọng nhất là tử vong.

Làm sao để nhận biết người bị chó dại cắn?

Người bị chó dại cắn khi phát bệnh sẽ có những biểu hiện như đau đầu, bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ, sợ hãi, sốt, khó chịu và người bệnh rất sợ nước, người bệnh mê sảng, co giật

Bên trên là một số lời giải thích về việc nên ăn kiêng sau khi bị chó cắn và những lưu ý cần thiết , mong qua bài chia sẻ bạn có thêm hiểu biết về việc chó cắn, cách sơ cứu và phòng chống ra sao để bảo vệ gia đình và cả cho cún yêu của bạn.

Nguồn: Sở Y tế Nam Định

Bị Tiêu Chảy Nên Làm Gì? 6 Cách Trị Tiêu Chảy Hiệu Quả Tại Nhà

Tiêu chảy là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Tiêu chảy là gì?

Theo Bộ Y Tế, bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ở dạng phân lỏng từ 3 lần trở lên trong ngày. Theo số liệu thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai ở trẻ dưới 5 tuổi.

Một số yếu tố khác giúp xác định có bị mắc bệnh tiêu chảy hay không:

Độ rắn, đặc và lượng dịch của phân có sự thay đổi.

Màu sắc và tính chất của phân thường xuyên thay đổi như có nhầy máu, sủi bọt hay có nhiều nước.

Số lần đi ngoài tăng đột ngột.

Ngoài ra, bệnh tiêu chảy thường được chia ra làm 4 cấp độ:

Tiêu chảy cấp tính: Thường xuất hiện ở trẻ từ 4 – 7 tuổi với số lần đi ngoài nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ và kéo dài trong 1 tuần.

Tiêu chảy mãn tính: Kéo dài từ 2 tuần trở lên và có thể gây nguy hiểm cho người có miễn dịch yếu.

Tiêu chảy thẩm thấu: Mức độ của bệnh sẽ chuyển biến từ nhẹ đến nặng thông qua khối lượng phân từ 250 ml – 1 lít/ 1 ngày.

Tiêu chảy xuất tiết: Do lượng men tiêu hóa, dịch và các chất điện giải quá tải so với khả năng của đại tràng. Việc ngưng ăn sẽ không thể giải quyết tình trạng này nên cần phải đi gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nguyên nhân

Theo số liệu trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Hoa Kỳ, Rotavirus – virus phát sinh do nước và thực phẩm không đủ vệ sinh – là nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy cấp và dẫn đến nhập viện cho trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân phổ biến khác gây ra bệnh tiêu chảy như:

Ngộ độc thực phẩm: Thức ăn quá hạn sử dụng, ôi thiu hay được chế biến không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, đi ngoài liên tục, buồn nôn, chảy mồ hôi và sốt cao,…

Nhiễm khuẩn đường ruột: Nguyên nhân chủ yếu đến từ các loại vi khuẩn, mầm bệnh và ký sinh trùng gây hại có sẵn trong thức ăn hoặc nước uống bên ngoài. Những thực phẩm này thường chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium,… dẫn tới viêm đại tràng và ngộ độc nghiêm trọng.

Ngoài ra, việc vệ sinh môi trường kém cũng làm lây lan vi khuẩn có hại và dẫn đến tiêu chảy nhiễm trùng.

Rối loạn vi sinh đường ruột: Do sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh vô tình ảnh hưởng đến vi khuẩn có lợi. Điều này dẫn đến việc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng nhu động ruột và giảm hấp thu chất dinh dưỡng,…

Hội chứng ruột kích thích: Bệnh hình thành do thay đổi thói quen sinh hoạt ăn uống, tiêu thụ thức ăn lạ hoặc sử dụng một số thuốc trị bệnh. Việc này sẽ làm cho nhu động ruột co thắt và kéo dài khiến thức ăn và nước bài tiết quá nhanh gây tiêu chảy.

Không hấp thụ đường: Do cơ thể không dung nạp được các loại đường như: lactose, glucose-galactose, fructose từ các loại trái cây và thực phẩm khác. Điều này dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài và gây nguy hiểm cho cơ thể.

Triệu chứng

Tiêu chảy là bệnh mà nhiều người thường xuyên mắc nên có thể dẫn đến nhầm lẫn trong việc nhận biết triệu chứng của bệnh. Do đó, người bệnh nên xem xét kỹ những triệu chứng như sau:

Đi ngoài liên tục từ 3 lần trở lên trong ngày. Ban đầu xuất hiện phân lỏng nhưng về sau thì ra nước đục.

Buồn nôn và có thể nôn ra thức ăn với phần lớn là nước có màu vàng nhạt.

Bụng luôn sôi sùng sục, cơ thể mệt lã kèm theo một số biểu hiện mất nước từ nhẹ đến nặng. Một số triệu chứng khiến cơ thể mất nước như khô da, hốc hác, khát nước, huyết áp hạ, vô niệu, chân tay lạnh,…

6 cách điều trị tiêu chảy hiệu quả tại nhà

Bạn có thể điều trị tiêu chảy hiệu quả tại nhà bằng các cách sau:

Nghỉ ngơi: Tình trạng tiêu chảy có thể được giải quyết bằng cách nằm nghỉ và tĩnh dưỡng thoải mái. Khi xuất hiện những cơn co thắt thì bạn có thể đặt một cái khăn hoặc chai nước ấm lên bụng.

Dùng búp hoặc lá ổi non: Những hoạt chất trong búp hoặc lá ổi sẽ giúp làm săn niêm mạc ruột và ngăn chặn tình trạng phân lỏng. Để nấu lá ổi trị tiêu chảy, bạn hãy rửa sạch lá và cho vào nồi nước đun trong 30 phút. Khi nước sôi, bạn hãy cho một ít muối và chắt nước ra uống.

Dùng lá mơ và nụ sim: Theo Đông y, lá mơ có vị đắng, chát, tính mát và có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn. Để nấu lá mơ và nụ sim, bạn chỉ cần cho 2 nguyên liệu này đã được thái nhuyễn vào nồi và đun sôi để lọc lấy nước uống.

Sắc thuốc với ngải cứu: Ngải cứu vị đắng, tính ấm, mùi thơm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và tiêu trừ một số loại tụ khuẩn có hại. Bạn chỉ cần cho ngải cứu tươi, hoa ngải cứu khô, gừng già, trần bì và nhục đầu khấu vào ấm sắc lấy nước sau đó chia làm 3 lần uống.

Dùng quả nhót xanh: Quả nhót có vị chua, chát và tính bình thích hợp để cầm tiêu chảy. Bạn lấy quả nhót xanh nấu sôi cùng với rễ cây nhót và rễ cây mơ và chắt ra lấy nước uống.

Nấu nước gạo rang: Nước gạo rang có thể điều trị hiệu quả các vấn đề rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, làm sạch và khử trùng đường ruột. Bạn cho gạo cùng một ít muối vào chảo và rang đến khi chuyển màu vàng đều. Sau đó, cho thêm nước vào nấu sôi và lọc ra lấy nước uống.

Người bị tiêu chảy nên ăn gì, không nên ăn gì?

Người bị tiêu chảy nên ăn gì?

Để bổ sung chất dinh dưỡng trong khi mắc bệnh tiêu chảy, các bác sĩ đã đưa ra chế độ ăn uống BRAT. Đây là từ viết tắt tiếng Anh cho 4 thực phẩm chủ chốt sau: chuối (banana), gạo (rice), sốt táo (applesauce) và bánh mì nướng (toast).

Chuối: Bổ sung chuối vào chế độ ăn uống hằng ngày sẽ cải thiện bệnh tiêu chảy của bạn. Hàm lượng kali trong chuối sẽ cung cấp các chất điện giải cần thiết cho cơ thể.

Cơm: Gạo có tính bình, vị nhạt, dễ tiêu hóa và có khả năng ngăn chặn tình trạng phân lỏng và rời rạc. Tuy nhiên, bạn nên tránh loại gạo nâu vì thực phẩm này sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.

Sốt táo: Sốt táo có tính dịu nhẹ và dễ tiêu hóa. Chất pectin có trong sốt táo sẽ làm giảm số lần đi ngoài và làm chậm quá trình bài tiết. Lượng đường có trong sốt táo cũng giúp bổ sung năng lượng đã mất.

Bánh mì nướng: Trong bánh mì nướng có một lượng lớn tinh bột và carbohydrate giúp giảm mức độ tiêu chảy và bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng sữa chua để cải thiện tình trạng tiêu chảy của bản thân. Trong sữa chua có chứa khuẩn probiotic giúp ngăn ngừa tình trạng phân lỏng và dễ tiêu hóa.

Bạn cũng nên uống thật nhiều nước nhất là các loại nước có chứa khoáng chất và chất điện giải để ngăn mất nước như nước dừa, nước canh, nước điện giải và bù khoáng.

Advertisement

Người bị tiêu chảy không nên ăn gì?

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Thông thường chất xơ có trong các loại hạt, rau củ và trái cây rất có ích cho cơ thể. Nhưng khi đưa chất xơ vào cơ thể sẽ kích thích quá trình bài tiết của đường ruột khiến cho tình trạng tiêu chảy trầm trọng và lặp lại nhiều lần hơn.

Đồ uống chứa cồn như rượu, bia và caffeine: Những loại thức uống này được xem như là thuốc lợi tiểu dẫn đến tình trạng mất nước khiến cho cơ thể mệt mỏi và có thể nhập viện.

Các chất ngọt nhân tạo: Chất ngọt nhân tạo thường được nhiều người sử dụng để nhuận tràng hệ bài tiết. Nhưng đối với bệnh tiêu chảy, bệnh nhân nên tránh các loại chất ngọt này kể cả kẹo cao su không đường.

Thực phẩm bị ôi thiu: Bạn nên đề phòng và tránh xa những loại thực phẩm chế biến không hợp vệ sinh hoặc để quá lâu. Ngoài ra, bạn cũng không nên tiêu thụ những thức ăn chiên và cay cũng như những loại kem, bơ, sữa và phô mai.

Cần Chuẩn Bị Gì Khi Du Lịch Malaysia?

Cần chuẩn bị những gì khi đi du lịch Malaysia? Đó là thắc mắc mà hầu như các du khách nào có ý định du lịch đến vùng đất xinh đẹp này cũng đều muốn được chia sẻ. So với những bạn đã đi du lịch đến Malaysia nhiều lần thì việc chuẩn bị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với những du khách mới đi lần đầu.

Visa và Hộ chiếu – hai thứ quan trọng nhất

Tại sao mình nói hai thứ này là rất quan trọng bởi vì đây được xem như là vé thông hành ra vào khi du lịch Malaysia nói riêng và hầu hết các nước khác nói chung. Để đi bất kỳ nơi đâu kể cả Malaysia các bạn cũng phải chuẩn bị hộ chiếu và xin Visa. Làm hộ chiếu thì rất dễ, các bạn chỉ cần đến cục quản lý xuất nhập cảnh ở địa phương và đăng ký. Lệ phí làm hộ chiếu rất rẻ, (như mình làm chỉ tốn có 250.000 VNĐ + 20 000VNĐ ảnh thẻ ) mà thời hạn thì đến 10 năm lận. Các bạn có thể yên tâm làm một lần du lịch thoải mái. Còn đối với vấn đề visa thì may mắn thay cho các bạn là hiện nay Việt Nam nằm trong quốc gia được miễn phí Visa du lịch đến Malaysia. Vậy nên, các bạn chỉ xách hộ chiếu còn hiệu lực lên và đi thôi.

Hộ chiếu cần chuẩn bị sẵn.

Mua vé máy bay nên có vé máy bay khứ hồi

Đây là điều quan trọng thứ 2 mà mình cần các bạn nên lưu ý một chút khi du lịch Malaysia. Nếu các bạn đi du lịch theo tour thì vấn đề này sẽ rất dễ dàng giải quyết bởi vì hướng dẫn viên sẽ làm hết mọi thủ tục cho các bạn. Nhưng đối với những bạn đi lẻ đặc biệt là những bạn gái đi một mình thì tốt nhất các bạn nên mua vé máy bay khứ hồi để có thể giải thích rõ ràng tránh bị giữ ơr cổng hải quan và bị trục xuất về nước.

Vé máy bay khứ hồi từ Malaysia về Đà Nẵng.

Tiền tệ – Thứ cần thiết cho một chuyến du lịch

Một lời khuyên mà mình dành cho các bạn về việc đổi tiền từ VNĐ, USD sang đồng MYR là các bạn nên đổi tiền trước tại Việt Nam nó sẽ rẻ hơn so với bạn đổi tiền tại Malaysia.

Những hành lý cần thiết cần mang theo khi đi du lịch Malaysia

Nên mang theo một túi xách đeo chéo khi đi du lịch để đựng hộ chiếu.

Một điều cần lưu ý nữa về trang phục là tuy ban ngày trời nắng nóng nhưng ban đêm nhiệt độ xuống rất là nhanh. Để tránh bị lạnh các bạn nên đem theo cho mình những chiếc áo khoác. Những chiếc áo này rất lợi ích vì không chỉ có giúp các bạn tránh cái lạnh vào ban đêm mà giúp các bạn giữ ấm khi đến thăm quan các vùng cao như cao nguyên Genting ở Malaysia.

– Về giày dép: Để tiết kiệm bớt chi phí đi lại ở  Malaysia thì đa phần các bạn đều chọn hình thức là đi bộ. Vì thế, nên chọn cho mình những đôi bata êm chân hay những đôi giày sandal sẽ khiến các bạn cảm thấy thoải mái.

Mang bata hoặc sandal là hợp lý nhất.

– Phụ kiện đi kèm: Đầu tiên, các bạn nên chuẩn bị cho mình một túi xách có thể đựng đầy đủ những vật dụng cần thiết như tiền, điện thoại, hộ chiếu để các bạn có thể mang theo bên mình mọi lúc.

Lưu ý:

Theo ý kiến của mình thì các bạn nên mang tuí đeo chéo tốt hơn là mang balo vì các bạn có thể xoay cái túi phía trước cho an toàn.

– Đồ dùng cá nhân:   Mình khuyên các bạn nên mang theo đồ dùng cá nhân của mình khi đi du lịch là tốt nhất. Không có đồ dùng các nhân nào sạch hơn và tốt hơn đồ dùng của chính mình. Vì thế, khăn mặt, kem đánh răng, dầu gội đầu… các bạn vẫn nên mang theo thì hơn.

Ngoài những thứ ở trên, các bạn có thể chuẩn bị cho mình một vài thứ khác tùy theo nhu cầu của bạn như đồ ăn khô mang theo, đồ y tế như thuốc đau đầu, sổ mũi, sách…

Chuẩn bị kiến thức về văn hóa và phong tục tập quán ở Malaysia

Tòa hành chính quốc hội ở Malaysia.

Các bạn không nên sờ tay vào các bức tượng thờ phụng của người Malaysia, bởi vì đó là những vật linh thiêng cao quý.

Như mình đã nhắc ở trên, đây là đất nước Hồi Giáo, trang phục rất kín nên các bạn lưu ý cân nhắc trang phục trước khi diện đến các đền thời hoặc mang ra đường.

Mai Uyên

Ảnh nguồn: Mai Uyên

Đăng bởi: Thức Lê Văn

Từ khoá: Cần chuẩn bị gì khi du lịch Malaysia?

Cập nhật thông tin chi tiết về Khi Bị Ngộ Độc Nên Làm Gì? trên website Wyfi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!