Xu Hướng 10/2023 # Ngồi Thiền Chữa Bệnh Mất Ngủ Và Lời Khuyên Từ Bác Sĩ # Top 17 Xem Nhiều | Wyfi.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Ngồi Thiền Chữa Bệnh Mất Ngủ Và Lời Khuyên Từ Bác Sĩ # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ngồi Thiền Chữa Bệnh Mất Ngủ Và Lời Khuyên Từ Bác Sĩ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Wyfi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trước khi tìm hiểu cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ, chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan về kỹ thuật này.

Thiền là một bài tập thể dục tâm trí hoặc cơ thể để nâng cao nhận thức và tập trung.1 Kỹ thuật có thể giúp bạn loại bỏ những suy nghĩ, hình ảnh hoặc cảm giác khó chịu đang ngăn cản bạn tập trung vào hơi thở.

Mục đích của việc ngồi thiền là giúp bạn bình tĩnh, để có thể thư giãn, nghỉ ngơi hoặc chìm vào giấc ngủ dễ dàng. Thiền cũng giúp cân bằng nội tiết tố.1 Vì vậy bạn có thể thiền khi gặp phải một số vấn đề; ví dụ như bệnh tật, căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, mất ngủ… Hiện nay có các loại thiền tốt cho giấc ngủ như:2

Thiền định quan sát cơ thể (Body Scan Meditation).

Thiền chánh niệm (Mindfulness Meditation).

Thiền nhận thức hơi thở (Deep Breathing).

Thiền có âm nhạc và hình ảnh.

Nghiên cứu cho thấy các loại thiền khác nhau có thể giúp cải thiện chứng mất ngủ. Thậm chí chúng có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ cho người đang không có vấn đề về giấc ngủ.3 Đặc biệt, thiền chánh niệm dường như cải thiện chất lượng giấc ngủ ở những người bị mất ngủ mãn tính. Về lâu dài, những cải thiện này có thể tương đương với hiệu quả thấy được từ thuốc ngủ.3

Vậy thiền tác động đến giấc ngủ ra sao?

Ảnh hưởng chính xác của thiền đến giấc ngủ vẫn đang được nghiên cứu. Nhưng có một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thiền cải thiện trong giấc ngủ sóng chậm và giấc ngủ REM. Đồng thời giúp người bệnh ít bị thức giấc vào ban đêm hơn.

Vậy chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ không?

Câu trả lời từ bác sĩ Nguyễn Lâm Giang là hoàn toàn có thể. Thiền có thể làm giảm tình trạng mất ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, thiền có thể làm giảm cơn buồn ngủ vào ban ngày ở người lớn tuổi và người bị mất ngủ kinh niên.

Chuẩn bị trước khi thiền

Để việc ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ hiệu quả, bạn cần chuẩn bị một số điều sau:

Không gian: Không gian yên tĩnh là yếu tố quan trọng khi ngồi thiền. Nhất là ở những người mới bắt đầu tập thiền. Bạn nên tắt các thiết bị phát ra âm thanh hoặc ánh sáng gây mất tập trung. Có thể sử dụng thêm tinh dầu hoặc nến thơm để thêm thư giãn.

Thời gian: Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ nên thực hiện trước khi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thiền sau khi thức dậy để nạp thêm năng lượng cho ngày mới.

Thời gian thiền trong khoảng 15 – 30 phút. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị một đệm ngồi để tăng độ thoải mái và hạn chế các rủi ro ảnh hưởng đến mông và cột sống.

Khi thiền, bạn nên chọn quần áo thoải mái, rộng rãi. Không nên mặc quần áo quá chật, bó sát hoặc làm từ các chất liệu gây khó chịu như len hoặc vải tổng hợp.

Bạn nên chuẩn bị đồng hồ báo thức hoặc đồng hồ bấm giờ để đảm bảo thời gian ngồi thiền có hiệu quả.

Thực hiện ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ

Các bước thực hiện ngồi thiền như sau:

Ngồi với tư thế thoải mái, có thể ngồi theo tư thế hoa sen trong Phật giáo. Cột sống giữ thẳng, tay đặt lên đùi hoặc đầu gối. Giữ trạng thái thoải mái, thả lỏng, tránh căng thẳng hoặc quá áp lực lên cơ thể.

Cúi nhẹ đầu và nhắm mắt lại để tránh tình trạng mất tập trung. Tuy nhiên nếu cảm thấy tư thế này không thoải mái bạn có thể mở mắt. Nhưng bạn cần giữ trạng thái bình tĩnh, không suy nghĩ đến bất cứ vấn đề nào khác.

Tập trung vào hơi thở, hít thở đều đặn bằng mũi. Khí hít vào đếm thầm đến 10, ngừng hơi thở đếm thầm đến 10. Khi thở ra cũng đếm thầm từ 1 – 10. Thực hiện lặp lại các thao tác hít thở 5 lần.

Hít sâu vào kết hợp căng cơ, mở lồng ngực. Sau đó thở ra nhẹ nhàng kết hợp giãn cơ. Lặp lại quá trình này 5 lần.

Chú ý đến hơi thở và các phản ứng của cơ thể. Nếu bạn cảm thấy áp lực ở một bộ phận nào đó, bạn nên dừng lại và thư giãn nó.

Bạn có thể gặp khó khăn và mất tập trung ở lần thiền đầu tiên. Nhưng sau một thời gian bạn sẽ quen hơn và có thể ngồi thiền ở bất cứ đâu hoặc thời điểm nào. Thực hiện cách ngồi thiền như trên liên tục trong 1 – 2 tuần. Sau đó, bạn hãy theo dõi các triệu chứng của mình đã cải thiện như thế nào.

Ăn Gì Chữa Mất Ngủ Cho Người Già? Lời Giải Đáp Từ Bác Sĩ

Những vấn đề sức khỏe Do thuốc hoặc thực phẩm

Caffeine có trong cà phê, trà, sô-cô-la và một số loại thuốc cảm có thể gây mất ngủ.

Rượu có thể làm bạn thức dậy nhiều lần hơn trong đêm. Một số người lớn tuổi sử dụng rượu để dễ đi vào giấc ngủ. Nhưng rượu có thể khiến bạn khó ngủ suốt đêm.

Uống thuốc lợi tiểu vào ban đêm gần giờ ngủ cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ.

Nicotine trong thuốc lá cũng có thể khiến bạn mất ngủ.

Một số loại thuốc điều trị trầm cảm cũng có thể gây mất ngủ.

Tình trạng sức khỏe tâm thần

Lo lắng, bồn chồn, trầm cảm hoặc căng thẳng cũng khiến người già khó đi vào giấc ngủ hơn.

Thói quen, môi trường xung quanh

Thói quen ăn quá nhiều (đặc biệt là thức ăn nhiều dầu mỡ) trước khi đi ngủ.

Tập thể dục quá gần giờ đi ngủ (trong khoảng 3 giờ trước khi đi ngủ).

Tiếng ồn xung quanh hoặc nhiệt độ phòng không thích hợp (quá nóng hoặc quá lạnh).

Lịch trình ngủ không đều đặn (ngủ và thức giấc vào các thời điểm khác nhau mỗi ngày).

Các loại trái cây

Các loại trái cây nên ăn để chữa mất ngủ cho người già:

Cherry được phát hiện có nồng độ melatonin trên mức trung bình, một loại hormone giúp điều chỉnh nhịp sinh học và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Quả cherry cũng có thể có tác dụng chống oxy hóa, có lợi cho giấc ngủ.3

Kiwi là loại trái cây rất giàu vitamin C, vitamin E.4 Chúng cũng chứa chất chống oxy hóa và khoáng chất, kali và folate giúp ngủ ngon hơn.5

Người già nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo có lợi cho tim mạch để cải thiện giấc ngủ. Chất béo có lợi cho tim mạch là những chất béo không bão hòa. Chúng có thể thúc đẩy nồng độ serotonin và giúp ngủ ngon hơn. Một số loại thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa giúp cải thiện giấc ngủ cho người già:6

Quả bơ: Ăn bơ trước khi ngủ có thể giúp gia tăng serotonin của cơ thể.

Các loại hạt cũng có thể làm tăng serotonin của cơ thể. Ví dụ melatonin có trong hạt dẻ có thể là món ăn chữa mất ngủ cho người già vào ban đêm hiệu quả.6

Carbohydrate

Một số loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate giúp người già ngủ ngon:

Ngũ cốc: có khả năng kích thích sản xuất insulin một cách tự nhiên. Từ đó giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, cải thiện giấc ngủ cho người lớn tuổi.

Sữa chua, pho mát.7

Bên cạnh vấn đề ăn gì chữa mất ngủ cho người già, việc tìm hiểu các thực phẩm nên tránh cũng cần được quan tâm.

Người lớn tuổi nên tránh các thực phẩm sau để giúp họ ngủ ngon hơn:7

Tuyệt đối không ăn những loại thực phẩm chứa caffeine. Chúng kích thích các hoạt động thần kinh và tăng cường năng lượng nên gây khó ngủ. Uống cà phê vào buổi trưa chiều cũng có thể khiến kéo dài tác dụng đến buổi tối và gây khó ngủ. Tốt nhất là nên tránh uống cà phê, thức uống có cồn vào chiều tối.

Thịt đỏ, thực phẩm giàu protein. Ăn thịt đỏ vào buổi tối sẽ không được tiêu hóa đúng cách và sẽ khiến bạn khó ngủ. Có thể thay thế bằng ức gà thái mỏng hoặc một cốc sữa chua.

Tránh ăn các thực phẩm cay, nóng vào ban đêm vì có thể dẫn đến đau bụng và gây tỉnh táo khi ngủ.

Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc chất béo.

Ngủ đủ giấc, chất lượng giấc ngủ tốt sẽ giúp cơ thể chống lại bệnh tật, giảm mệt mỏi. Thiếu ngủ khiến cơ thể kiệt sức, dễ cáu kỉnh và có nguy cơ cao mắc các bệnh trầm cảm. Giấc ngủ đối với người già càng cần thiết, quan trọng hơn. Vì vậy, bạn hãy đảm bảo chế độ dinh dưỡng họ, tìm hiểu món ăn gì chữa mất ngủ cho người già.

Thuốc Nào Trị Chứng Mất Ngủ?

Muốn chữa mất ngủ thì điều cốt yếu là tìm nguyên nhân gây mất ngủ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ tìm được nguyên nhân, trong trường hợp chưa tìm được nguyên nhân cần có sự hỗ trợ của thuốc ngủ. Nếu không có tổn thương thực thể nào, đa phần là do kích thích, căng thẳng, lo âu, suy nghĩ quá mức.

Nếu không đạt được những giờ ngủ bình thường ấy kèm theo khó ngủ và giấc ngủ không ngon, không sâu sẽ làm suy giảm hoạt động ban ngày, hiện tượng này gọi là mất ngủ . Mất ngủ tạm thời là mất ngủ khoảng dưới 2 tuần lễ, mất ngủ mạn tính được quy ước từ 3 tháng trở lên.

Con người tùy theo tuổi tác mà có giấc ngủ dài hay ngắn, nông hay sâu. Trẻ sơ sinh và người rất già (trên 90 tuổi) ngủ rất nhiều, tới 10-15 giờ mỗi ngày, người trưởng thành cần ngủ 7-8 giờ/ngày.

Các barbital: Những thuốc này, thế kỷ trước được dùng nhiều và rộng rãi, nay đã có nhiều thuốc mới an toàn hơn, thuốc chỉ còn sử dụng trong một phạm vi nhất định như gây mê, cho bệnh nhân bị động kinh…

Các benzodiazepin: Thuốc có nhiều dẫn xuất được dùng nhiều nhất, mỗi dẫn xuất lại có những tác dụng an thần như: trấn tĩnh, giải lo âu, điều trị rối loạn giấc ngủ do kích thích, mệt mỏi lo lắng, chống kinh giật, co thắt cơ. Một số dẫn xuất còn được dùng để làm thuốc cai rượu…

Các thuốc này đều có tác dụng khá giống nhau, nhưng có nhiều điểm khác nhau về mức độ tác dụng, thời gian tác động (ngắn, trung bình, dài), thời gian bán thải ít là vài giờ, lâu có thể tới 100 giờ. Ví dụ như estazolam thời gian tác động trung bình, thời gian bán thải từ 10-24 giờ, flurazepam, thời gian bán tác động dài, thời gian bán thải tới 100 giờ.

Đa số những thuốc này đều để lại những tác dụng không mong muốn gây khó chịu như lờ đờ, vật vã, chếnh choáng…

Điều hết sức chú ý khi dùng các thuốc ngủ an thần dẫn xuất benzodiazepin là:

Có thể bị lệ thuộc nếu dùng liều cao, lâu dài.

Khi không dùng thuốc, có hiện tượng cai thuốc như nhức đầu, mất ngủ, lo âu, đau và căng cơ, dễ bị kích thích, lú lẫn, có thể bị run, co giật, ảo giác và quên.

Cần có sự chỉ định liều lượng, thời gian sử dụng của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc có nhiều chống chỉ định: người nhược cơ, trầm cảm, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối thai kỳ và người đang nuôi con bú.

Cấm uống rượu và chế phẩm có cồn (bia, vang nhẹ, rượu nếp…) hoặc dùng cùng lúc với các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị động kinh, thuốc kháng histamin H1 làm dịu… vì nếu uống cùng các thuốc này sẽ làm tăng tác dụng an thần tới mức nguy hiểm.

Không dùng cho người đang đứng máy, lái xe, làm việc trên cao hoặc môi trường nguy hiểm; những người phải thức đêm (trực đêm), những người phải tập trung tinh thần, tư tưởng vào công việc. Người già có thể bị ngã do tác dụng phụ của thuốc.

Các kháng histamin H1 làm dịu: dựa vào nhóm etylamin, người ta tổng hợp ra các thuốc kháng histamin H1 để dùng trong trường hợp dị ứng, buồn nôn, nôn, ban ngứa, chóng mặt, nhưng riêng với diphenhydramin và promethazin được dùng trong chứng mất ngủ.

Tác dụng phụ:

Suy giảm hệ thần kinh trung ương, ngủ sâu, mệt mỏi, choáng váng, mất phối hợp hoặc ngược lại là kích thích với người già và trẻ em.

Thuốc còn gây nhức đầu, keo dịch tiết (khô miệng, mờ mắt, táo bón) đặc biệt gây tăng triển khối u tuyến tiền liệt.

Thiền Tâm Từ Và Sức Mạnh Lan Tỏa Tình Yêu Thương

Thực hành thiền tâm từ là cách để bạn lan tỏa những rung động yêu thương, lòng từ tâm và nguyện cầu những điều tốt đẹp đến với tất cả mọi người, mong cho muôn loài đều được hưởng sự an lạc, hạnh phúc và hòa hợp.

Thiền tâm từ – Phương pháp thiền mang sức mạnh lan tỏa tình thương

Thiền tâm từ hay Metta Mediation là phương pháp thiền có nguồn gốc từ Phật giáo. Trong tiếng Pali – một ngôn ngữ gần với tiếng Phạn và được sử dụng nhiều miền bắc Ấn Độ – “metta” có nghĩa là năng lượng tích cực, tình thương thuần khiết, không vụ lợi. Tình thương này xuất phát từ bản tâm chân thật trong lòng bạn.

Thế nhưng, vì nhiều lí do nên đôi lúc bản tâm chân thật ấy bị che lấp đi. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể yêu thương người khác vô điều kiện, đối đãi với mọi người một cách bình đẳng, không phân biệt và bằng tất cả sự chân thành của mình. Thực hành thiền tâm từ là cách khơi dậy bản tâm lương thiện, trong sáng. Bởi chỉ có lòng vị tha mới có thể thế chỗ cho sự ích kỷ vốn luôn thường trực trong mỗi con người.

Không những vậy, tập thiền còn là cách để nuôi dưỡng tình yêu thương của bạn đối với tất cả mọi thứ trong cuộc, bao gồm cả bản thân bạn và:

Gia đình

Bạn bè

Người hàng xóm

Những người quen

Những người đang gặp khó khăn trong cuộc sống

Động vật

Thiền tâm từ không chú trọng tới kỹ thuật mà điều quan trọng nằm ở sự từ bi, lòng yêu thương nơi thiền giả. Và cũng giống như các phương pháp thiền khác, luyện tập thiền tâm từ cũng có thể mang lại lợi ích rất lớn cho sức khỏe tinh thần, tình cảm và thể chất.

Mục tiêu chính của thiền tâm từ là phát triển cảm xúc tích cực, giảm cảm xúc tiêu cực đối với bản thân và người khác. Cảm xúc tích cực này có thể bao gồm:

Vui sướng

Lòng tin

Yêu và quý

Lòng biết ơn

Sự hạnh phúc

Lòng vị tha, trắc ẩn

Để nuôi dưỡng những cảm xúc này, bạn sẽ cần niệm các cụm từ thể hiện ý nghĩa yêu thương và tử tế, chẳng hạn như:

Cầu mong tôi được an toàn, bình yên và không còn đau khổ.

Cầu mong tôi luôn hạnh phúc và khỏe mạnh.

Hy vọng tôi sẽ mạnh mẽ và tự tin.

5 lợi ích của thiền tâm từ đối với sức khỏe và tinh thần

Thiền tâm từ giúp nuôi dưỡng tình yêu thương và sự tử tế

Thực hành thiền tâm từ thường xuyên, bạn sẽ cảm nhận được những lợi ích sau:

1. Nuôi dưỡng tình yêu thương và sự tử tế

Tập thiền từ tâm, bạn sẽ liên tục đọc đi đọc lại những cụm từ thể hiện sự tử tế, yêu thương với bản thân và mọi người xung quanh. Từ đó, bạn sẽ khơi dậy được những cảm xúc yêu thương ẩn sâu bên trong, bạn sẽ yêu bản thân mình và mọi người nhiều hơn. Không những vậy, nó còn giúp bạn giảm các cảm xúc tiêu cực như:

Thiếu tự tin

Phẫn nộ

Phê bình và chỉ trích

Một nghiên cứu nhỏ được thực hiện năm 2014 đã thấy rằng những người thực hành thiền tâm từ ít khi chỉ trích bản thân hơn so với những người không tập. Ngoài ra, một nghiên cứu khác vào năm 2013 cũng khẳng định tập thiền tâm từ thường xuyên có  thể làm giảm các triệu chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).

2. Giảm căng thẳng và lo lắng

Theo nghiên cứu năm 2013, thiền tâm từ có thể giúp giảm căng thẳng rất hiệu quả. Không những vậy, nếu tập luyện thường xuyên, nó còn có tác dụng giảm phản ứng viêm do căng thẳng gây ra.

Một số học viên đã từng tập thiền tâm từ lâu năm chia sẻ phương pháp tập này có thể giúp bạn nhìn bản thân theo hướng tích cực hơn, từ đó làm tăng mức độ hài lòng trong cuộc sống, giảm căng thẳng và lo lắng.

3. Giảm đau

Một số bằng chứng cho thấy thiền tâm từ có thể làm giảm một số cơn đau. Cụ thể, theo một nghiên cứu vào năm 2005, luyện tập thiềm tâm từ có thể làm giảm cơn đau thắt lưng dai dẳng. Ngoài ra, kết quả của một nghiên cứu năm 2014 cũng cho thấy tập thiền tâm từ người thường xuyên cũng giảm các triệu chứng đau nửa đầu. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này được cho là khả năng giảm căng thẳng của phương pháp thiền metta.

4. Kéo dài tuổi thọ

Telomere là cấu trúc DNA ở cuối mỗi nhiễm sắc thể. Chúng có tác dụng bảo vệ thông tin di truyền. Khi chúng ta già đi, các telomere sẽ ngắn lại một cách tự nhiên. Tuy nhiên, căng thẳng mãn tính có thể đẩy nhanh quá trình này và khiến quá trình lão hóa diễn ra sớm.

Tập thiền tâm từ có thể ngăn chặn quá trình này. Do đó, các nhà nghiên cứu suy đoán rằng phương pháp này có thể giúp cải thiện tuổi thọ.

5. Tăng cường kết nối xã hội

Thiền tâm từ có thể giúp bạn mở rộng và cải thiện các mối quan hệ xã hội. Bởi sau khi học được cách yêu bản thân, bạn sẽ dễ dàng yêu thương và đồng cảm với mọi người. Đặc biệt, nó cũng giúp bạn hiểu hơn về cảm xúc của những người xung quanh, biết cách cảm thông và thấu hiểu, từ đó các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Tập thiền tâm từ như thế nào?

Bạn có thể tập thiền tâm từ ở bất cứ đâu như một góc yên tĩnh trong nhà, ngoài sân hoặc thậm chí tại bàn làm việc

Để thực hành phương pháp thiền này, bạn không cần chuẩn bị bất cứ thứ gì. Bạn có thể tập ở bất cứ đâu bạn thích như một góc yên tĩnh trong nhà, ngoài sân hoặc thậm chí tại bàn làm việc. Hãy cố gắng chọn một địa điểm mà bạn ít có khả năng bị phân tâm nhất và làm theo các bước sau:

Ngồi ở tư thế thoải mái. Nhắm mắt lại. Hít chậm và sâu bằng mũi

Tập trung vào hơi thở. Hãy tưởng tượng hơi thở di chuyển khắp cơ thể. Tập trung vào trái tim

Chọn một cụm từ tốt và tích cực. Nhẩm thầm cụm từ, chẳng hạn bạn có thể nói: “Cầu mong tôi hạnh phúc. Cầu mong tôi được bình an. Cầu mong cho tôi tìm được bình yên ”.

Từ từ lặp lại cụm từ. Thừa nhận ý nghĩa của nó và cảm giác của nó. Nếu bạn bị phân tâm, đừng lo lắng, hãy chuyển sự chú ý quay lại cụm từ này và tiếp tục lặp lại nó.

Tiếp tục đọc lại cụm từ đối với những người khác, người hàng xóm, người quen và những người khó khăn. Lặp lại cụm từ cho đến khi bạn trải qua cảm giác bi thương.

Một số người sử dụng hình ảnh trực quan trong khi đọc từng cụm từ. Ví dụ bạn có thể tưởng tượng ánh sáng phát ra từ trái tim hoặc người bạn đang nghĩ đến.

Bạn cũng có thể thay đổi cụm từ trong suốt quá trình luyện tập.

Lời khuyên cho người mới tập

Nếu bạn mới tập, ở những buổi tập đầu, bạn có thể thấy không hiệu quả. Đừng quá lo, bạn hãy cân nhắc những bí quyết sau:

Kiên nhẫn: Đừng mong đợi kết quả tức thì bởi thiền là bộ môn cần thời gian để rèn luyện

Hãy buông bỏ sự hoàn hảo: Tâm trí của bạn có thể sẽ trôi dạt, vì vậy đừng lo lắng về việc bị phân tâm. Chỉ cần thừa nhận rằng điều này là bình thường. Cố gắng tập trung vào thời điểm hiện tại thay vì nghĩ đến kết quả.

Tránh đánh giá bản thân. Khi bị phân tâm, tránh chỉ trích bản thân. Thay vào đó, cố gắng nhận ra sự mất tập trung và nhẹ nhàng quay trở lại luyện tập.

Tư thế, địa điểm và thời gian tập thiền hoàn toàn do bạn lựa chọn. Bạn có thể thử tập ở nhiều nơi, nhiều tư thế và nhiều thời điểm để tìm ra điều phù hợp nhất.

Đăng bởi: Tạ đức Chung

Từ khoá: Thiền tâm từ và sức mạnh lan tỏa tình yêu thương

Những Món Ăn Từ Thịt Mèo Vừa Ngon Vừa Chữa Bệnh

1.Món thịt mèo xào rau má

Có rất nhiều món ăn được làm từ thịt như: thịt mèo nấu rựơu mận, thịt mèo hấp sả, thịt mèo tái lăn… mỗi món ăn chế biến từ thịt mèo đều là một bài thuốc quý. Trong đó, món thịt mèo xào rau má là món rất ngon giúp lợi tiểu, giải độc gan được người dân tỉnh Thái Bình ưa chuộng.

Chuẩn bị nguyên liệu

+ 500 gam thịt mèo (nên chọn phần thịt thăn, phần thịt đùi, chọn loại thịt đã được thui)

+ 300 gam rau má

+ 3 nhánh Sả, 3 quả Ớt, 1 củ Gừng

+ 50 gam bơ thực vật

+ Nước mắm, bột nêm, mì chính, nước mắm tôm

Cách chế biến món thịt mèo xào rau má:

Bước 1: tiến hành rửa sạch sả, ớt, gừng, cắt sả từng lát dài và mỏng. Rồi cho gừng vào cối đá giã nát nhuyễn, còn ớt thì đem cắt lát mỏng.

Bước 2: Thịt mèo thui đem cạo sạch sẽ những nơi bị cháy, rửa sạch, để ráo nước. Sau khi ráo, cắt thịt mèo thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi cho vào một bát lớn. Tiến hành ướp thịt bằng cách: cho sả, ớt, gừng cùng các loại gia vị vào bát thịt. Đeo bao tay vào và bóp đảo đều thịt trong thời gian 30 phút để các gia vị ngấm đều vào từng miếng thịt.

Bước 3: Khi chờ thịt ngấm gia vị, tiến hành rửa sạch rau má, để ráo. Sau đó, đem thái rau má thành từng đoạn nhỏ để dễ gắp khi ăn.

Bước 4: Sau 30 phút thịt đã thấm gia vị, tiến hành công đoạn xào thịt. Bắt chảo dầu nóng, khi thấy chảo nong lên thì cho bơ thực vật vào, đợi khi bơ tan chảy hết cho sả, gừng ớt vào phi thơm đến khi sả đổi sang màu vàng thì cho thịt vào chảo đảo đều tay. Cần đảo đều liên tục để thịt được chín đều, đến khi thấy thịt săn vàng lại thì cho thêm vào chảo 1 thìa rượu trắng.

Bước 5: Sau khi cho rượu trắng vào thì tiếp tục đảo đều một lúc rồi cho tiếp rau má vào chảo, tiếp tục đảo cho rau má chín tái thì tắt bếp và bày lên đĩa. Khi ăn thịt mèo có vị ngọt mềm không quá dai, kết hợp vị rau má giòn ngọt làm bất kì ai thưởng thức qua cũng phải đê mê.

2. Thịt mèo tái chanh

Nguyên liệu chế biến:

Thịt mèo đã sơ chế: 500g

Rau má: 200g

Vừng rang

Chanh, ớt, tiêu, bột nêm, nước mắm

Cách chế biến thịt mèo tái chanh:

Bước 1: Mèo làm sạch, để cả miếng, ướp gia vị khoảng 15phút.

Bước 2: Rau má rửa sạch, giã lấy nước, chanh vắt lấy nước

Bước 3: Cho mèo vào nồi luộc qua, vớt ra cho ráo nước. Bắc một chảo dầu ăn chiên sơ qua hai mặt, cho miếng thịt săn lại. Vớt ra, để giấy cho thấm dầu thái lát mỏng.

Bước 4: cho thịt mèo vào âu lớn, cho vừng, nước cốt chanh, nước cốt rau má, nêm gia vị vừa đủ chộn đều các hỗn hợp với thịt mèo. Vậy là ta đã có món thịt mèo tái chanh ngon tuyệt rồi đấy! Bày ra đĩa theo cách riêng của bạn thưởng thức thôi nào. Món ăn này bạn ăn kèm với rau má, rau dấp tanh. Chọn gia vị chấm phù hợp với khẩu vị tùy từng người.

3.Thịt mèo nấu rượu mận

Nguyên liệu chế biến;

500g thịt mèo, khi chọn thịt mèo để nấu rựa mận nên chọn phần thịt ở bụng, ở mông, chọn phần có ít mỡ để khi ăn không bị khô và thịt mèo sẽ mềm

Sả 4 nhánh, giềng 1 củ nhỏ, hành khô 2 củ, mẻ 1/2 bát con, ớt chỉ thiên 3 quả, 100ml rượu trắng

Bột nghệ 2 thìa cà phê, nếu không có bột nghệ thì có thể dùng bằng nghệ tươi

Tiết mèo 1 muôi chan canh

Các bước chế biến mèo nấu rượu mận:

Bước 1: Đầu tiên thịt mèo mua về rửa sạch để ráo nước sau đó thái thành các miếng vuông vừa ăn cho vào 1 chiếc nồi.

Bước 2: Sả, giềng, hành khô các bạn đập đập và băm nhỏ cho vào nồi thịt mào vừa thái. Tiếp theo cho các gia vị: tiết, mẻ, bột nghệ, ớt, mắm tôm, mì chính, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, rượu trắng vào vào dùng tay bóp thật đều cho thịt mèo ngấm các gia vị sau đó để khoảng 20 phút. Trong khi ướp thịt mèo thì các bạn đã có thể cảm nhận được mùi thơm rất đặc trưng của giềng mẻ mắm tôm bốc lên đã thấy thèm thuồng rồi.

Bước 3: Sau khi ướp ta cho chảo và cho mỡ lợn vào chờ mỡ lợn nóng cho hành khô vào phi thơm lên. Ta dùng mỡ lợn mà không dùng dầu ăn vì nấu rựa mận với mỡ lợn ăn sẽ ngon và ngậy hơn. Khi hành đã ngả vàng thì cho thịt mèo đã ướp vào đảo đều cho đến khi thịt mèo thơm và săn lại thì tắt bếp.

Bước 4: Sau khi xào qua thịt mèo ta đến bước nấu rựa mận. Các bạn dùng chiếc nồi đã ướp thịt mèo cho lên bếp, cho thịt mèo đã xào vào nồi rồi cho nước vào bật bếp đun thôi. Các bạn lấy nước cho vào chiếc chảo đã xào mèo để trướt nước cho vào nấu mèo vừa không bị phí mà vẫn thơm ngon. Khi nước bắt đầu sôi các bạn kiểm tra độ mặn nhạt để nêm cho phù hợp rồi hạ lửa nhỏ và để nấu liu riu trong khoảng 30 phút. Khi nấu chúng ta chú ý kiểm tra mức nước kẻo bị cháy. Khi nước đã cạn sệt sệt thịt mèo đã mềm thì ta tắt bếp và múc ra đĩa để thưởng thức.

Rate this post

Căng Thẳng Thần Kinh Mất Ngủ Và Những Sự Thật Bạn Cần Biết

Cụm từ “căng thẳng thần kinh mất ngủ” đang nói đến vấn đề tình trạng căng thẳng thần gây ra mất ngủ. Vậy căng thẳng thần kinh là gì?

Căng thẳng thần kinh hay còn gọi là stress. Đây là một yếu tố vật lý – cơ – hóa học hoặc cảm xúc do bất ổn về tinh thần. Khi căng thẳng, cơ thể sẽ phản ứng lại giống trong tình trạng gặp nguy hiểm. Bằng các tiết hormone, kích thích hệ thần kinh giao cảm gây  tăng nhịp tim, thở nhanh. Đây là những phản ứng để chống lại sự căng thẳng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, căng thẳng thần kinh là một trong nhiều nguyên nhân gây mất ngủ. Căng thẳng thần kinh thường xuyên sẽ sản sinh các gốc tự do ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, nhất là não. Các gốc tự do có thể tấn công tế bào thần kinh, gây tổn thương và hình thành các huyết khối hoặc mảng xơ vữa.

Não là cơ quan điều khiển hoạt động của các cơ quan khác. Và cũng là cơ quan điều hòa 2 trạng thái thức và ngủ. Căng thẳng thần kinh gây mất ngủ và ngược lại.

Do áp lực công việc, học tập

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Các áp lực trong công việc, học tập, đời sống bị đè nén làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Do đó gây mất ngủ, thiếu ngủ, mệt mỏi.

Làm việc quá sức cũng khiến cho cơ thể mệt mỏi tinh thần không minh mẫn, não bộ căng thẳng làm rối loạn giấc ngủ.

Sử dụng thiết bị điện tử quá mức

Thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay nên việc sử dụng thiết bị điện tử đã quá quen thuộc. Do đặc thù công việc nên có thể chúng ta phải tiếp xúc với chúng hàng ngày. Thậm chí là hàng giờ.

Sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu gây mỏi mắt, đau đầu, căng thẳng. Nhất là nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại vào ban đêm trước khi ngủ. Ánh sáng trên các thiết bị điện tử gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt khiến chúng ta khó ngủ hơn.

Suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh có thể do các di chứng chấn thương do tâm lý lâu ngày. Điều này khiến tinh thần không được thoải mái, dễ căng thẳng, lo lắng. Căng thẳng kéo dài sẽ làm suy nhược hệ thần kinh, rối loạn giấc ngủ. Làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống. Thậm chí mất ngủ cả đêm trong nhiều ngày liên tiếp. Hiện tượng này thường là nguyên nhân gây mất ngủ mạn tính.

Căng thẳng thần kinh mất ngủ không phải là tình trạng quá nghiêm trọng. Nhưng nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Khả năng tập trung giảm sút.

Cơ thể mệt mỏi và suy nhược.

Tăng nguy cơ trầm cảm và mắc các bệnh về thần kinh.

Tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu mãn tính bùng phát như chàm, vảy nến, viêm da tiếp xúc…

Tăng tạo sắc tố melanin gây sạm da, nám, tàn nhang…

Phụ nữ có thể bị ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Ví dụ như mất kinh, chu kỳ kinh không đều, kinh nguyệt đổi màu, mùi bất thường…

Rối loạn nội tiết, từ đó có thể làm giảm ham muốn tình dục. Hoặc các rối loạn sinh lý ở nam giới như rối loạn cương dương,xuất tinh sớm…

Nguy cơ nhồi máu cơ tim: người bị căng thẳng thần kinh mất ngủ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim gấp 6 lần người bình thường khác.

Tâm trạng thất thường, dễ nổi cáu, dễ thay đổi cảm xúc.

Các bệnh lý về đường tiêu hóa. Nếu não bộ căng thẳng và mất ngủ, các bệnh về tiêu hóa như viêm dạ dày cấp, viêm ruột cũng có thể phát sinh.

Để cải thiện chất lượng giấc, ngủ bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau của bác sĩ:

Giảm thời gian làm việc 7 – 8 giờ/ ngày và dành thời gian để nghỉ ngơi.

Sắp xếp công việc để đảm bảo ngủ đủ giấc (trung bình 6 – 8 tiếng).

Giảm thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử – đặc biệt là trước khi đi ngủ. Nên sử dụng các thiết bị cách xa giấc ngủ khoảng 2 tiếng.

Có chế độ sinh hoạt hợp lý để điều hòa bộ máy sinh học của cơ thể.

Luyện tập thể thao đều đặn, hợp lý.

Thư giãn thần kinh bằng nhiều cách: đọc sách, du lịch, mua sắm…

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin như cam, quýt, dâu tây,… có lợi cho hệ thần kinh và giải phóng suy nghĩ tiêu cực.

Tránh thức ăn có thể khiến tình trạng căng thẳng mất ngủ thêm nghiêm trọng. Chẳng hạn như đồ cay nóng, nhiều chất béo, khó tiêu, cà phê, rượu bia.

Ngồi thiền giúp ngủ ngon hơn. Thiền giúp loại bỏ tâm phiền, an thần và hoạt huyết.

Uống trà thảo mộc như trà hạt sen, mật ong hoặc trà gừng cũng có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Thay đổi không gian phòng ngủ nhằm đem lại tinh thần thoải mái và cảm giác dễ chịu lúc ngủ.

Sử dụng thuốc điều trị. Khi mất ngủ kéo dài và cơ thể bạn quá mệt mỏi, bạn nên đến khám bệnh để được bác sĩ tư vấn cách dùng thuốc điều trị.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngồi Thiền Chữa Bệnh Mất Ngủ Và Lời Khuyên Từ Bác Sĩ trên website Wyfi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!