Bạn đang xem bài viết Thực Phẩm Tốt Ăn Sai Giờ Cũng Gây Hại được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Wyfi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có nhiều loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn hay uống vào những thời điểm không thích hợp có thể bị giảm tác dụng thậm chí là gây hại.
1. Sữa
Sữa là một thức uống rất lành mạnh chứa nhiều protein và các dưỡng chất khác. Các chuyên gia cho rằng thời gian tốt nhất để uống sữa là vào buổi tối chứ không phải ban ngày vì sữa cần nhiều thời gian để tiêu hóa và có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Uống sữa buổi tối giúp thư giãn cơ thể và cho phép các tế bào hấp thu các dưỡng chất một cách hiệu quả trong khi bạn nghỉ ngơi.
2. Trà xanh
Phần lớn chúng ta đều thích trà xanh vì nó tốt cho sức khỏe và giúp thư thái. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bạn có thể uống trà xanh vào bất cứ lúc nào trong ngày. Nên tránh uống trà xanh vào buổi sáng sớm vì caffein trong trà xanh có thể gây ra tình trạng mất nước và có tính axit. Tốt nhất là uống muộn hơn trong ngày.
3. Gạo
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng cần tránh ăn cơm và thậm chí cả bánh mì trắng vào ban đêm vì chúng rất giàu hàm lượng tinh bột và có thể khiến bạn bị đầy bụng suốt đêm. Ngoài ra, ăn cơm ban đêm có thể làm tăng cân vì nó mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn và lúc đó cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi.
4. Sữa đông
Sữa đông tạo ra nhiệt trong cơ thể khi được ăn buổi tối. Điều này có thể dẫn tới nhiều loại bệnh khác nhau như trào ngược axit, rối loạn tiêu hóa nếu ăn thường xuyên. Theo các chuyên gia, ăn sữa đông buổi tối giống như việc bạn đứng dưới ánh nắng mặt trời buổi chiều.
5. Cà phê
Uống cà phê ban đêm có thể gây kích thích hệ tiêu hóa và ngoài ra cũng có thể khiến bạn cảm thấy hồi hộp do lượng caffein chứa trong đó.
6. Rượu vang đỏ
Tốt nhất là bạn nên uống một cốc rượu vang đỏ vào buổi tối muộn hoặc sau bữa tối, không nên uống ban ngày. Điều này là do rượu vang đỏ rất giàu chất chống oxy hóa có thể được hấp thu tốt hơn khi cơ thể không hoạt động. Ngoài ra, rượu vang đỏ chắc chắn sẽ giúp bạn thư giãn sau một ngày dài.
7. Nước cam
8. Sô cô la đen
Nhiều người biết rằng sô cô la đen là một lựa chọn rất lành mạnh khi nó gắn với chế độ ăn cân bằng. Sô cô la đen chứa nhiều ca cao và ít đường, được coi là khá lành mạnh. Sô cô la đen cũng giàu chất chống oxy hóa và lý tưởng là ăn vào buổi tối. Nó có thể giảm huyết áp và cải thiện tâm trạng.
9. Hạt dẻ cười
Hạt dẻ cười là một loại quả khô ngon miệng và tốt cho sức khỏe, đây là thức ăn vặt buổi tối tuyệt vời. Giàu chất xơ, biotin và các vitamin, hạt dẻ cười chứa ít calo và có thể được tiêu hóa dễ dàng. Nó cũng giúp bạn tránh cảm giác thèm ăn đêm, do vậy duy trì được cân nặng khỏe mạnh.
10. Trái cây
Theo các chuyên gia, nên ăn trái cây vào buổi sáng vì chúng rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và axit folic, những chất này giúp bạn luôn có cảm giác tươi mới và tràn đầy sinh lực suốt cả ngày.
5 Loại Thực Phẩm Có Thể Gây Hại Cho Thận Của Bạn: Nên Chú Ý!
1. Các thực phẩm nhiều natri
Natri là chất khoáng có trong muối và các loại thực phẩm có vị mặn khác. Với những người có các vấn đề về thận, dùng quá nhiều natri sẽ tích tụ thêm nhiều độc tố, gây phù nề tay chân và đau nhức cơ thể. Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, bạn không nên dùng nhiều hơn 2.300 mg natri mỗi ngày. Tuy nhiên, vì thói quen ăn mặn mà nhiều người đã vô tình dùng quá số lượng này.
Thu nạp nhiều món ăn chứa natri sẽ không tốt cho thận (Ảnh: Internet)
Natri còn có nhiều trong các thực phẩm thức ăn nhanh, đồ hộp, thịt qua chế biến, món ăn vặt,… vì thế bạn cần phải hạn chế dùng các thực phẩm này. Nếu dùng quá nhiều không chỉ gây hại cho thận mà còn khiến cơ thể tăng nguy cơ béo phì và mắc các bệnh về tim mạch.
2. Các loại đồ uống tối màuCác loại nước uống tối màu có rất nhiều như nước ngọt, cà phê, nước tăng lực,… Đây đều là những món nước uống được nhiều người ưa thích, thậm chí là bị “nghiện”. Ngoài đường và calo, trong các loại nước uống này còn chứa nhiều photpho. Chất này dù cần thiết cho cơ thể nhưng nếu dư thừa sẽ rất có hại cho sức khỏe của thận.
Bạn nên hạn chế dùng nước ngọt và các thức uống tối màu khác (Ảnh: Internet)
Vậy nên, hãy hạn chế tốt nhất có thể các thức uống tối màu. Thay vào đó, bạn có thể dùng các loại nước ép trái cây, rau củ để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng hơn, đồng thời cũng cải thiện chức năng lọc của thận.
3. Thịt đã qua chế biếnThịt đã qua chế biến vừa có hàm lượng natri cao, vừa chứa nhiều chất bảo quản không tốt cho cơ thể. Để phần thịt đã qua chế biến sử dụng được lâu hơn, người ta phải bổ sung rất nhiều natri và như thế khi dùng sẽ nạp một lượng lớn natri gây nguy hiểm cho sức khỏe của thận.
Ăn quá nhiều thịt đã qua chế biến sẽ tăng nguy cơ béo phì và mắc các bệnh về thận (Ảnh: Internet)
4. Các thực phẩm giàu photphoNhóm các thực phẩm giàu photpho hiện nay có rất nhiều, chẳng hạn như kẹo, socola, chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua), hàu, cá mòi, trứng cá,… Đây đều là những thực phẩm được sử dụng thường xuyên của nhiều người, tuy nhiên chúng đều không tốt cho thận nếu ăn mỗi ngày.
Các thực phẩm giàu photpho nên ăn có liều lượng để bảo vệ sức khỏe của thận (Ảnh: Internet)
Khi cơ thể bị dư photpho sẽ gây nên tình trạng rối loạn nội tiết và chuyển hóa. Khi đó, không chỉ có thận “mệt mỏi” mà các bộ phận khác như tim bị phình to hơn, có thể gây xơ cứng các mạch máu hay thậm chí ảnh hưởng đến xương.
5. SữaHãy uống sữa có liều lượng vừa phải để giúp thận khỏe hơn (Ảnh: Internet)
Với protein, dù là một chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng nhưng khi cơ thể chứa nhiều chất này sẽ khiến cho thận và gan không thể lọc kịp chất độc, làm suy giảm khả năng hoạt động của thận. Mặt khác, protein có nhiều trong thịt đỏ, khi ăn nhiều thịt đỏ sẽ gây nên tình trạng dư thừa axit uric khiến bạn có nguy cơ bị sỏi thận.
Đăng bởi: Tình Nguyễn
Từ khoá: 5 loại thực phẩm có thể gây hại cho thận của bạn: Nên chú ý!
5 Thực Phẩm Có Nguy Cơ Gây Ung Thư
Ung thư là một căn bệnh phức tạp với nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh yếu tố di truyền và tiền sử bệnh lý gia đình, các thói quen sinh hoạt, đặc biệt là ăn uống cũng có thể dẫn đến căn bệnh này.
Theo các chuyên gia, các loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ ung thư thường chứa các chất gây viêm, làm tăng cả nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì. Các nhà khoa học đã chỉ ra những loại thức ăn dễ dẫn đến căn bệnh này, như sau:
Thịt chế biến
Thịt đã qua chế biến là các loại thịt được bảo quản bằng cách xông khói, ướp muối, đóng hộp. Hầu hết thịt chế biến hiện nay là thịt đỏ, cho ra các thành phẩm như xúc xích, lạp xưởng, thịt bò muối, thịt bò khô.
Các phương pháp chế biến thịt cũng có thể tạo ra những chất gây ung thư. Theo nghiên cứu năm 2023, xử lý thịt bằng nitrit tạo ra hợp chất N-nitroso, hydrocarbon gây ung thư.
Theo nghiên cứu năm 2023, các loại thịt chế biến sẵn có thể gây ung thư trực tràng và ung thư đường ruột. Nghiên cứu khác chỉ ra rằng loại thực phẩm này làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Đồ chiên rán
Khi được nấu ở nhiệt độ cao bằng các hình thức như chiên, nướng, quay, thực phẩm giàu tinh bột giải phóng một hợp chất gọi là acrylamide. Khoai tây chiên, khoai lang chiên có hàm lượng acrylamide cao hơn cả. Nghiên cứu năm 2023 trên chuột cho thấy acrylamide là chất gây ung thư, có thể làm hỏng DNA và hủy hoại tế bào.
Ăn nhiều đồ chiên rán cũng làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì. Những điều kiện này thúc đẩy quá trình oxy hóa, viêm nhiễm, tăng khả năng ung thư.
Thức ăn quá chín
Thực phẩm nấu quá chín, đặc biệt là thịt, có thể tạo ra chất gây ung thư. Theo nghiên cứu năm 2023, nấu thịt với nhiệt độ cao sẽ giải phóng PAHs và các amin dị vòng (HCA). Những chất này làm tăng nguy cơ đột biến DNA, sản sinh tế bào ung thư.
Cách chế biến tạo nhiệt độ quá cao với thực phẩm bao gồm nướng, chiên, rán. Để giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, chuyên gia khuyến khích nấu ăn bằng nồi áp suất, nướng hoặc rang thực phẩm ở nhiệt độ thấp, nấu chậm trong các loại nồi sành hoặc nồi nấu chậm chuyên dụng.
Đồ ăn chiên rán có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Ảnh: Freepik
Sữa
Một số bằng chứng cho thấy sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai hoặc sữa chua có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Theo đánh giá năm 2014, uống sữa làm tăng mức độ các yếu tố tăng trưởng như insulin 1 (IGF-1), tăng sản xuất tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
Đường và carbohydrate tinh chế
Thực phẩm có đường và carb tinh chế như mì ống trắng, bánh mì trắng, gạo trắng, ngũ cốc có đường gián tiếp làm tăng nguy cơ ung thư. Theo nghiên cứu xuất bản năm 2023, các chất này dễ dẫn đến béo phì và tiểu đường tuýp 2. Đây là hai điều kiện tốt thúc đẩy quá trình hình thành viêm và stress oxy hóa, làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Advertisement
Theo phân tích năm 2023, bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư vú và nội mạc tử cung. Đường và carb tinh chế cũng gây tình trạng đường huyết cao, dễ dẫn đến ung thư đại trực tràng.
Để hạn chế ảnh hưởng của carb tinh chế, chuyên gia khuyến nghị sử dụng bánh mì nguyên cám, gạo lứt và yến mạch thay thế.
Thục Linh (Theo Healthline)
13 Thực Phẩm Gây Viêm Khiến Bạn Tăng Cân
Bạn đã làm mọi cách: cắt giảm lượng calorie, tập thể dục và không ăn sau 8 giờ tối mà vẫn không thể giảm vòng eo ư? Có thể còn một khả năng bạn chưa xem xét: Thực phẩm gây viêm!
Đúng vậy, cơ thể bạn có thể đang chiến đấu chống lại nỗ lực giảm cân vì bạn ăn quá nhiều thực phẩm gây viêm, dẫn đến tình trạng viêm mãn tính.
Viêm mãn tính là gì?Phản ứng viêm của cơ thể hoạt động theo cách tương tự một hệ thống an ninh. Hệ miễn dịch giống như hệ thống an ninh gia đình và viêm là chuông báo động. Tình trạng viêm được kích hoạt bất cứ khi nào hệ thống phát hiện một kẻ xâm lược. Trong cơ thể bạn, kẻ xâm lược đó có thể là bất cứ thứ gì, từ một vết thâm tím ở đầu gối đến phản ứng dị ứng với phấn hoa. Hệ miễn dịch khỏe mạnh của bạn cuối cùng sẽ vô hiệu hóa báo động đó.
Tuy nhiên khi bị viêm mãn tính, hệ miễn dịch đã bị “lờn,” không thèm tìm cách bắt trộm hay tắt chuông báo nữa. Ngoài các thủ phạm gây viêm thường gặp, chẳng hạn như chấn thương hoặc bệnh tật, có một thủ phạm quỷ quyệt hơn với khả năng kích hoạt báo động của bạn mỗi ngày. Đó là thực phẩm!
Nghiên cứu cho thấy rằng những gì chúng ta ăn đóng góp đáng kể vào tình trạng viêm mãn tính và nhiều loại thực phẩm gây viêm là những “gương mặt thân quen” trong chế độ ăn uống của bạn.
Khi bạn ăn những thực phẩm gây viêm hàng ngày, bạn sẽ liên tục bật hệ thống báo động của cơ thể. Nhưng bởi vì chúng đánh lừa bằng gương mặt có vẻ hiền lành, hệ miễn dịch cứ yên tâm nghỉ ngơi. Theo thời gian, phản ứng viêm không ngừng này có thể dẫn đến tăng cân, buồn ngủ, các vấn đề về da, về tiêu hóa và một loạt các bệnh, từ tiểu đường đến béo phì và cả ung thư.
Nếu những nỗ lực giảm cân của bạn đều không mang lại kết quả, hãy đảm bảo rằng bạn giã từ những thực phẩm gây viêm này và thay thế bằng các đối thủ đáng gờm của chúng: Thực phẩm chống viêm.
13 nhóm thực phẩm gây viêm phổ biến nhất 1. ĐườngThủ phạm thường gặp: Nước ngọt, nước tăng lực, đồ ăn vặt đóng gói, kẹo, bánh ngọt.
Khi chúng ta ăn quá nhiều đường, lượng đường dư thừa mà cơ thể không kịp xử lý có thể làm tăng mức độ của các sứ giả gây viêm được gọi là cytokine. Hơn nữa, đường cũng ngăn chặn hiệu quả tiêu diệt mầm bệnh của các tế bào bạch cầu, làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến chúng ta dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Bạn có thể cắt giảm đường gây viêm như thế nào? Một cách đơn giản là loại bỏ các thực phẩm có đường huyết cao gây hại (làm tăng và giảm đột biến lượng đường trong máu), thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm có chất béo, protein và chất xơ lành mạnh.
2. Dầu ănThủ phạm thường gặp: Mayonnaise, sốt trộn salad, sốt thịt nướng, bánh quy giòn, snack khoai tây, mì gói.
Khi người tiêu dùng nhận thức được các tác động xấu gây tắc nghẽn động mạch của chất béo chuyển hóa (trans fat), các nhà sản xuất đã chuyển sang chiên sản phẩm bằng các loại dầu thực vật như đậu nành, ngô, hướng dương, hoặc dầu cọ. Tuy nhiên, những loại dầu thực vật này có nồng độ cao chất béo gây viêm omega-6 và ít chất béo chống viêm omega-3. Vì thế, chúng ta cũng cần giảm bớt các sản phẩm chứa dầu thực vật.
3. Đồ chiênThủ phạm thường gặp: khoai tây chiên, gà rán và các loại thực phẩm chiên bột khác.
Một vấn đề khác với những thực phẩm chiên dầu và thực phẩm chế biến này là chúng có chứa hàm lượng cao các hợp chất gây viêm được hình thành khi sản phẩm được nấu ở nhiệt độ cao, tiệt trùng, sấy khô, hun khói, chiên hoặc nướng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, cắt bỏ thực phẩm chế biến và chiên, các dấu hiệu viêm trong cơ thể sẽ giảm đi.
4. Bột mì tinh chếThủ phạm thường gặp: Pizza, bánh mì trắng, bánh quy giòn, mì ống, bánh quy, bánh bột mì, ngũ cốc ăn sáng, bánh mì tròn.
Thay vào đó, chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt dẫn đến nồng độ thấp hơn, không những của insulin mà còn một chất gây viêm khác: protein phản ứng C (CRP).
5. Các sản phẩm từ sữaThủ phạm thường gặp: Sữa, phô mai, sữa chua, bơ.
Mặc dù một lượng sữa chua vừa phải thực sự có thể giúp giảm viêm bằng men vi sinh, nhưng sữa cũng là một nguồn chất béo bão hòa gây viêm. Các nghiên cứu cho rằng sữa với đầy đủ chất béo (100% chất béo) có thể phá vỡ hệ vi sinh vật đường ruột của chúng ta – vốn là những nhân tố chính trong việc giảm viêm.
Sữa cũng là một chất gây dị ứng phổ biến. Bất kỳ loại chất gây dị ứng nào cũng có thể kích hoạt các phản ứng viêm. Bạn có thể kiểm tra bằng cách: Nếu bạn cảm thấy đầy hơi sau khi ăn phô mai, nên hạn chế các sản phẩm sữa khỏi chế độ ăn uống.
6. Chất làm ngọt nhân tạoThủ phạm thường gặp: Các loại thức ăn ngọt và nước ngọt “không đường”.
Khi cơ thể chúng ta không thể chuyển hóa glucose đúng cách, nó sẽ giải phóng các cytokine gây viêm. Hơn nữa, chất làm ngọt nhân tạo phá vỡ thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột bằng cách giảm mức độ vi khuẩn chống viêm có lợi.
7. Chất phụ gia nhân tạoThủ phạm thường gặp: Ngũ cốc ăn sáng, thực phẩm chế biến có chứa trái cây, kẹo, kem.
“Nhân tạo” có nghĩa là sản phẩm không được tìm thấy trong tự nhiên. Và điều đó có nghĩa cơ thể bạn thường không có cách để xử lý nó. Các thành phần như màu nhân tạo có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như phá vỡ chức năng hormone, gây tăng động ở trẻ em, và thậm chí ung thư.
Các chất phụ gia như chất nhũ hóa được sử dụng để làm dày thức ăn có thể phá vỡ cấu trúc vi khuẩn của ruột, dẫn đến viêm và tăng cân ở động vật. Chưa có nhiều nghiên cứu ở người, nhưng cách tốt nhất vẫn là tránh xa các thành phần này và dùng các sản phẩm tự nhiên.
8. Chất béo bão hòaThủ phạm thường gặp: Bánh burger, pizza, kẹo, khoai tây chiên.
9. Thịt từ động vật ăn ngũ cốcThủ phạm thường gặp: Thịt bò, gà, lợn.
Bởi vì gia súc, gà và lợn không tiến hóa trong chế độ ăn ngũ cốc (cám), nhiều nhà sản xuất phải tiêm kháng sinh vào chúng. Những loại thuốc này không chỉ giữ cho động vật khỏi bị bệnh từ chế độ ăn uống không tự nhiên mà còn giúp chúng (và chúng ta một cách gián tiếp) tăng cân nhanh hơn.
Cơ thể chúng ta nghĩ rằng nó ở trạng thái tấn công liên tục do ăn phải lượng kháng sinh và nội tiết tố còn sót lại. Tệ hơn nữa, thịt nướng ở nhiệt độ cao tạo ra các chất gây ung thư.
Hãy từng bước để loại bỏ thực phẩm thịt gây viêm từ chế độ ăn uống của bạn với những lời khuyên sau:
Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, chỉ ăn dưới ba lần một tuần.
Hãy chắc chắn rằng bạn chọn đúng loại thịt bò ăn cỏ để lấy protein. Nguồn lành mạnh này cung cấp nhiều chất béo tốt cho sức khỏe cũng như Omega-3 chống viêm.
Thêm một chút chanh vào thịt: axít trong chanh hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ bạn khỏi các chất gây ung thư có hại từ thịt nướng.
10. Thịt chế biến sẵnThủ phạm thường gặp: Thịt xông khói, xúc xích, thịt khô.
Thịt chế biến thường được làm từ thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa và các hợp chất gây viêm, tạo ra khi thịt được sấy khô, hun khói, tiệt trùng và nấu chín ở nhiệt độ cao. Các loại thịt này cũng chứa chất bảo quản, chất tạo màu và hương liệu nhân tạo, cũng là những kẻ tấn công hệ miễn dịch.
11. Chất gluten trong bánh mìThủ phạm thường gặp: Bánh mì làm từ bột mì trắng tinh chế.
Men trong bánh mì có thể tiêu hóa tinh bột và gluten trước cho chúng ta. Nhưng quá trình làm bánh mì ngày nay rút ngắn thời gian lên men.
Nếu không có sự hỗ trợ trong tiêu hóa, cơ thể chúng ta sẽ khó tiêu hóa gluten của bánh mì hơn, gây viêm trong niêm mạc ruột của bạn. Các chuyên gia tin rằng đây có thể là một lý do cho sự gia tăng độ nhạy gluten của chúng ta. Một giả thuyết khác là các chủng lúa mì hiện đại có chứa một “siêu tinh bột” có tác dụng gây viêm.
Cuốn thịt trong rau diếp.
Dùng khoai lang cắt lát thay cho bánh mì nướng.
Dùng bánh mì bột chua, là một trong những thực phẩm lên men cung cấp men vi sinh có lợi cho sức khỏe để giúp chữa lành đường ruột của bạn và giúp giảm viêm.
12. Ly rượu thứ haiMột số nghiên cứu cho thấy một ly rượu vang hoặc bia mỗi ngày thực sự có thể làm giảm lượng chất gây viêm, nhưng uống quá nhiều rượu có tác dụng ngược lại. Đó là bởi vì quá trình phân hủy rượu tạo ra các sản phẩm phụ độc hại, có thể làm hỏng các tế bào gan, thúc đẩy quá trình viêm và làm suy yếu hệ miễn dịch.
13. Chất béo chuyển hóa (trans fat)Thủ phạm thường gặp: Đồ chiên giòn, đồ nướng như bánh rán, bánh quy và bánh nướng xốp.
Chất béo chuyển hóa không xuất hiện từ thiên nhiên nên cơ thể chúng ta không có cơ chế thích hợp để tiêu hóa chúng. Khi cơ thể chúng ta cảm nhận được một vật lạ, nó sẽ kích thích phản ứng viêm. Những chất béo chuyển hóa này có thể gây viêm bằng cách làm hỏng các tế bào trong niêm mạc mạch máu.
Bao bì thức ăn cũng có thể gây viêmThủ phạm gây viêm cuối cùng không phải từ thực phẩm mà từ bao bì. Chúng ta đang vô tình ăn một loại độc tố hóa học mang tên phthalate được sử dụng trong bao bì thực phẩm bằng nhựa. Đây là tin xấu cho những người yêu thích đồ ăn tiện lợi, nhưng bạn đã có thêm một lý do để từ bỏ các loại thức ăn nhanh không lành mạnh này.
Có lẽ bạn sẽ không ngạc nhiên với một số loại thức ăn trong danh sách thực phẩm gây viêm cần tránh này, vì chúng vốn đã mang nhiều tai tiếng là không lành mạnh. Với bài viết này, hy vọng bạn có thêm một góc nhìn khác để lựa chọn thực phẩm giúp bạn giảm cân hiệu quả hơn, đông thời bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Đăng bởi: Ánh Ngọc
Từ khoá: 13 thực phẩm gây viêm khiến bạn tăng cân
10 Sai Lầm Phổ Biến Khi Chăm Sóc Da Có Thể Gây Hại Cho Da Mặt Của Bạn
Bạn đã bao giờ để ý tại sao những lời khuyên giống nhau về chăm sóc da cứ lặp đi lặp lại trong các bài báo khác nhau trên các tạp chí? Lý do không phải là các biên tập viên thiếu trí tưởng tượng mà là thực tế là hầu hết người đọc không thể làm theo được những lời khuyên đơn giản đó. Có lẽ, đã đến lúc chúng ta nên ngừng lãng phí tiền vào những loại mỹ phẩm đắt tiền hứa hẹn điều kỳ diệu sẽ xảy ra với làn da của bạn và chỉ nên bắt đầu từ những điều cơ bản nhất. chúng mình không muốn đánh giá quá cao về những điều có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn nhưng chúng mình sẽ luôn cố gắng giúp bạn tránh khỏi 10 trong số những sai lầm phổ biến nhất của việc chăm sóc da mặt.
Không sử dụng các sản phẩm chứa SPF vào những ngày trời nhiều mâyCó vẻ như tất cả những ai quan tâm đến vẻ bề ngoài đều nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ da khỏi tia UV. Mặc dù vậy nhưng vẫn có nhiều người quên mất việc bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời vào những ngày nhiều mây.
Thật không may, bức xạ tia cực tím vẫn có hại vào những ngày đó, ngay cả ở các nước Scandinavia lạnh giá. Đó là lý do tại sao cần phải bảo vệ làn da của bạn quanh năm. Bạn không cần sử dụng các sản phẩm chống nắng đặc biệt khi bên ngoài trời nhiều mây. Chỉ cần mua một loại kem dưỡng ẩm SPF 30 là đủ cho làn da của bạn.
Nguồn: BRIGHTSIDE
Không thoa sản phẩm chăm sóc da trước khi đi ngủKhông sử dụng các sản phẩm chứa SPF vào những ngày trời nhiều mây
Sau khi trang điểm cả ngày, bạn có thể không muốn thoa bất cứ thứ gì trên mặt. Tuy nhiên, làn da của bạn sẽ phục hồi tốt hơn nếu bạn thoa kem dưỡng da ban đêm, serum hoặc mặt nạ. Các hoạt chất có trong các sản phẩm này sẽ trung hòa những tác dụng phụ không tốt của mỹ phẩm và giúp khuôn mặt bạn tươi tắn hơn.
Không thoa sản phẩm chăm sóc da trước khi đi ngủ
Rửa sạch mặt trước khi tắmKhông thoa sản phẩm chăm sóc da trước khi đi ngủ
Tất nhiên, bạn có thể rửa mặt bất cứ khi nào bạn muốn nhưng tốt hơn hết bạn nên rửa mặt với một lượng nhỏ sữa rửa mặt một lần nữa sau khi tắm. Các sản phẩm dành cho tóc thường chứa silicon, paraben và các chất hóa học khác giúp tóc bóng mượt và mềm mại nhưng chúng lại không hề tốt cho da mặt bạn.
Khi các hóa chất trong dầu gội đọng lại trên da, chúng có thể gây kích ứng, mẩn đỏ hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng mụn đã tồn tại trên da. Đó là lý do tại sao chúng mình khuyên bạn nên tẩy trang trước khi tắm và rửa mặt lần cuối sau khi gội đầu.
Sửa lông mày trước khi trang điểmRửa sạch mặt trước khi tắm
Nếu bạn đột nhiên phát hiện thấy những sợi lông thừa ở vùng chân mày hoặc phía trên môi trên, hãy để chúng như vậy cho đến tối. Chắc hẳn ai đó sẽ không chú ý đến chúng, trong khi vết mẩn đỏ hoặc vết sưng tấy ở chỗ lông vừa nhổ sẽ có thể nhìn thấy được cho dù bạn có dùng bao nhiêu phấn trang điểm đi chăng nữa.
Nếu bạn quyết định sửa lông mày, bạn nên chờ ít nhất 2 giờ trước khi thoa kem hay mỹ phẩm lên vùng chân mày vừa nhổ hay cạo để tránh tình trạng sưng tấy hay mẩn đỏ.
Dùng phấn phủ để loại bỏ bóng nhờn trên da mặtSửa lông mày trước khi trang điểm
Khuôn mặt bóng loáng 24/7 và không có sản phẩm lót nào có thể giúp được. Đây thực sự có thể là một vấn đề trong mùa hè. Và khi đó, nhiều người đã tìm đến phấn phủ để loại bỏ bóng dầu. Thật không may, nó không thể giữ cho làn da bớt bóng nhờn trong một thời gian dài (đặc biệt là khi trời rất nóng) và chắc chắn sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
Thay vì cố gắng ngụy trang lớp bóng dầu bằng phấn phủ, hãy thử dùng khăn lau mặt. Chúng sẽ không mang lại hiệu quả lâu dài nhưng ít nhất sẽ loại bỏ dầu không cần thiết trên mặt mà không cần thêm bất cứ thứ gì.
Dùng phấn phủ để loại bỏ bóng nhờn trên da mặt
Không sử dụng tonerDùng phấn phủ để loại bỏ bóng nhờn trên da mặt
Toner là một sản phẩm khôi phục độ cân bằng pH của da và chuẩn bị cho các quy trình tiếp theo. Ngay cả kem dưỡng ẩm thông thường cũng hoạt động hiệu quả hơn với toner. Hơn nữa, cần phải sử dụng nó sau các thao tác mạnh như lột da bằng hóa chất.
Toner nên có mặt trong bộ sản phẩm làm đẹp cần thiết, bạn sẽ có nhiều khả năng tránh được các vấn đề về da như khô, kích ứng và phát ban. Quan trọng nhất là hãy tìm một sản phẩm không chứa cồn, nếu không, tình hình sẽ hoàn toàn ngược lại.
Sử dụng một vỏ gối trong 2 tuầnKhông sử dụng toner
Ngay cả khi bạn gội đầu và làm sạch da mặt kỹ lưỡng vào mỗi buổi tối trước khi ngủ, vỏ gối của bạn vẫn lưu giữ bụi, các hạt biểu mô (bao gồm biểu mô của người bạn đang ngủ chung giường) và lông thú cưng. Sau 2-3 ngày, chiếc gối của bạn có điều kiện hoàn hảo để “bồi bổ” cho khuôn mặt bạn mờ vết thâm.
Nếu bạn không muốn thấy những vết mụn trên mặt vào buổi sáng, hãy thay vỏ gối 2 ngày một lần. Và cũng hãy thử thay thế một cái bằng vải lụa. Nó không chỉ bảo vệ da mặt khỏi phát ban mà còn khỏi các nếp nhăn sớm.
Sử dụng một vỏ gối trong 2 tuần
Không sử dụng chất tẩy trangSử dụng một vỏ gối trong 2 tuần
Bạn muốn đơn giản hóa thói quen chăm sóc da buổi tối nên chỉ rửa sạch lớp trang điểm và khói bụi bên ngoài bằng một loại sữa rửa mặt hoặc chỉ với nước. Làm như vậy, bạn có thể tiết kiệm được vài phút đấy nhưng sẽ để lại các hạt mỹ phẩm trên da mặt và có thể dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn và tăng lượng dầu trên da.
Đó là lý do tại sao trước khi rửa mặt, tốt hơn hết bạn nên sử dụng chất tẩy trang như nước micellar, dầu tẩy trang hoặc dầu dưỡng làm sạch. Chúng không phải là những chiếc chai vô dụng được phát minh ra để làm rỗng ví của bạn đâu- chúng là những sản phẩm cần thiết nếu bạn muốn chăm sóc tốt cho làn da của mình.
Sử dụng tẩy tế bào chết hàng ngàyKhông sử dụng chất tẩy trang
Da của chúng ta tái tạo mà không cần bất kỳ sự trợ giúp “bổ sung” nào; tuy nhiên, chúng tôi vẫn tiếp tục sử dụng tẩy tế bào chết để đẩy nhanh quá trình này. Đúng vậy, tẩy tế bào chết có thể giúp da bạn bong tróc nhanh hơn, cũng như làm sạch da nhưng nếu bạn sử dụng hàng ngày, bạn sẽ làm mất đi lớp bảo vệ của da.
Nói chung, tẩy tế bào chết và bàn chải thô không phải là giải pháp tốt nhất để làm sạch da mặt. Chúng tôi khuyên bạn nên thay thế chúng bằng hóa chất lột nhẹ. Nhưng cũng không có nghĩa phải là các thủ tục đắt tiền tại các thẩm mỹ viện. Ngày nay, có rất nhiều vật dụng sử dụng tại nhà có thể tẩy tế bào chết trên da một cách nhẹ nhàng và không đau. Ví dụ, việc lột da bằng hạnh nhân có thể được thực hiện tại nhà và ngay cả trong mùa hè mà không có nguy cơ bị nám da.
Thay đổi mỹ phẩm quá thường xuyênSử dụng tẩy tế bào chết hàng ngày
Thật không dễ dàng để cưỡng lại việc mua một loại kem hay serum khác khi các tạp chí liên tục cho chúng ta thấy danh sách tổng hợp vô số các sản phẩm làm đẹp tốt nhất trong mùa, trong khi các cửa hàng mỹ phẩm liên tục thông báo giảm giá và các chương trình ưu đãi khác. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cố gắng hết sức hạn chế lại việc mua sắm thừa thãi này, đặc biệt là nếu bạn đã có một vài món đồ ở nhà hoàn toàn phù hợp với mình rồi.
Có lẽ, bạn cho rằng làn da của mình có thể thích nghi với mỹ phẩm cũ và vì thế nên bạn liên tục thay đổi các loại mỹ phẩm để có được hiệu quả tốt hơn? Tất cả đều vô ích vì da của bạn chưa chắc đã thích ứng với các loại sản phẩm chăm sóc da khác nhau, trong khi kem mới mua có thể trở thành lý do gây ra dị ứng trên da.
Đăng bởi: Huyền Trần Khánh`
Từ khoá: 10 Sai lầm phổ biến khi chăm sóc da có thể gây hại cho da mặt của bạn
Tác Hại Của Đậu Đũa, Gây Ngộ Độc Nếu Ăn Sống, Kỵ Với Gout
Tác hại của đậu đũa bạn nên biết
1. Đậu đũa không tốt cho người bị bệnh gout
Dù theo Đông y hay Tây y, đậu đũa đều là thực phẩm cần tránh dành cho những người bị bệnh gout. Bệnh gout là một bệnh viêm xương khớp, ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Theo Đông y, bệnh gout còn được gọi là bệnh thống phong. Đây là một bệnh kị với các cây nhà họ Đậu, nên nếu như người bị gout mà ăn đậu đũa sẽ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Với Tây y, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa purin làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu, khiến cơ thể đau nhức, nên để cải thiện bệnh gout, người bệnh cần ăn tránh ăn những loại thực phẩm giàu purin. Tong khi đó, đậu đũa lại thuộc vào nhóm rau xanh có chứa hàm lượng purin cao. Vì vậy, nếu những ai bị bệnh gout, cần tránh ăn đậu để tình trạng gout không bị trầm trọng hơn.
2. Đậu đũa có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao
Đậu đũa cũng giống như các cây họ Đậu khác, thường bị nhiều loại sâu bệnh gây hại, đặc biệt là lúc cây đang ra hoa kết trái. Người nông dân thường sử dụng các loại thuốc kích thích và thuốc bảo vệ thực vật để đậu đũa nhanh cho thu hoạch và mang lại năng suất cao. Vì giai đoạn ra hoa và tạo quả hay bị sâu bệnh, nên nếu sử dụng thuốc trong thời gian này thì khó có thể đảm bảo đủ thời gian cách ly thuốc trước khi thu hoạch. Chính vì thế, khi sử dụng đậu đũa mua ngoài chợ, nguy cơ ngộ độc thực phẩm khá cao do nhiều người nông dân chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua yếu tố an toàn cho người sử dụng. Đối với trường hợp này, bạn nên mua đậu đũa được bán trong siêu thị có uy tín, hoặc mua của người quen. Tuyệt vời hơn nữa nếu bạn có thể tự tay trồng những giàn đậu đỗ xung quanh nhà.
3. Ăn quá nhiều đậu đũa có thể gây táo bón
Ngoài việc giàu dinh dưỡng, đậu đũa còn có chứa hàm lượng chất xơ lớn. Nếu ăn đậu đũa hợp lý, các chất xơ có trong đậu đũa sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, cải thiện tình trạng táo bón. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều đậu đũa không những không mang lại được lợi ích cho sức khỏe, mà còn gây ra tác dụng ngược. Khi trong dạ dày chứa quá nhiều chất xơ sẽ làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị cản trở, bạn sẽ cảm thấy đầy bụng, khó chịu, lâu ngày còn dẫn đến tình trạng táo bón.
4. Đậu đũa có thể gây ngộ độc lectin
Trong thành phần đậu đũa còn có chứa lectin – một loại protein liên kết carbonhydrate. Nếu ăn đậu đũa đã được nấu chín, hàm lượng lectin hấp thụ vào cơ thể người giảm đi một cách đáng kể. Tuy nhiên, trong trường hợp ăn sống đậu đũa, lectin sẽ tích tụ nhiều trong cơ thể, có thể làm hỏng thành ruột. Từ đó, nó gây ra các kích ứng dẫn đến các triệu chứng như nôn mửa hay tiêu chảy. Bên cạnh đó, lectin còn có thể ngăn chặn ruột hấp thụ chất dinh dưỡng đúng cách. Chính vì thế, khi ăn đậu đũa, chúng ta không được ăn sống, mà cần phải chế biến chín rồi mới sử dụng.
5. Cần tránh ăn đậu đũa nếu bị dị ứng với các cây họ Đậu
Nếu bạn có sức khỏe bình thường, không bị dị ứng thì việc ăn đậu đũa chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, ngoài các trường hợp cần tránh nêu trên, nếu bạn bị dị dứng với các cây nhà họ Đậu thì không được ăn đậu đũa.
Với những tác hại của đậu đũa vừa kể trên, có thể thấy rằng đậu đũa rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều và ăn không đúng cách cũng không tốt. Bạn nên nhớ là không nên ăn đậu đũa khi chưa được nấu chín và nếu bị gout thì nên tránh xa các cây họ đậu sẽ tốt hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Phẩm Tốt Ăn Sai Giờ Cũng Gây Hại trên website Wyfi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!