Xu Hướng 10/2023 # Top 20 Chùa, Đền Nổi Tiếng Nhất Nhì Việt Nam # Top 10 Xem Nhiều | Wyfi.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Top 20 Chùa, Đền Nổi Tiếng Nhất Nhì Việt Nam # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Top 20 Chùa, Đền Nổi Tiếng Nhất Nhì Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Wyfi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Chùa Bái Đính 

Địa chỉ: Núi Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình

Chùa Bái Đính là một trung tâm tôn giáo quan trọng và điểm đến hành hương cho người dân và du khách nổi tiếng Việt Nam. Với bề dày lịch sử hơn 1000 năm tuổi, trải qua nhiều triều đại phong kiến từ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Lý, chùa Bái Đính được xây dựng theo kiến trúc truyền thống và mang đậm nét đặc trưng của văn hóa lịch sử Đất Việt.

Với diện tích khuôn viên vô cùng rộng lớn, chùa có rất nhiều điểm tham quan nổi bật về cả yếu tố tâm linh lẫn nghệ thuật, có thể kể đến như: Hang Sáng, Động Tối, Giếng Ngọc, Đền thờ Thần Cao Sơn, Tháp Chuông, Hành lang La Hán, Điện Quan Âm, Tượng đồng Di Lặc, Tòa Bảo Tháp,…

Ngoài ra, Chùa Bái Đính cũng là ngôi chùa xác lập được nhiều kỷ lục tại Việt Nam và châu Á như: Chuông đồng lớn nhất Việt Nam, tượng Phật Thích Ca cao nhất nặng nhất châu Á, bộ tượng Tam thế bằng đồng dát vàng lớn nhất Việt Nam, tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chùa có hành lang La Hán lớn nhất Việt Nam, chùa có nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam,…

2. Chùa Trấn Quốc 

Địa chỉ: 46 đường Thanh Niên, Trúc Bạch, Tây Hồ, Hà Nội

Chùa Trấn Quốc được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất và nổi tiếng nhất của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Với tuổi đời lên tới hơn 1500 năm, Chùa Trấn Quốc có vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam vào thời Lý – Trần.

Đây là nơi được nhiều triều đại Vua và quan chọn làm điểm đặt vãn cảnh, ngự giá đến cúng lễ vào các dịp đặc điểm trong năm như lễ, Tết. Kiến trúc Chùa Trấn Quốc được xây dựng theo nguyên tắc khắt khe đặc trưng của đạo Phật gồm 3 ngôi chính: Tiền đường, nhà thiêu hương và Thượng điện nối với nhau thành hình chữ Công truyền thống (工).  Khi đi vào sâu ngôi chùa, bạn sẽ được tham quan khung cảnh chùa như Nhà Bia – nơi lữu giữu đến 14 tấm bia cổ từ thế kỷ XVIII, XIX, một số ngôi tháp mộ cổ có từ thế kỷ XVIII đời Vĩnh Hựu, Cảnh Hưng…

Đặc biệt là trong chùa Trấn Quốc có một Bảo tháp lục độ đài sen xây vào năm 1998. Tháp cao 15m, gồm tất cả 11 tầng. Trên đỉnh tháp, người ta có đặt một đài sen chín tầng bằng đá quý, nên được gọi là “Cửu phẩm liên hoa”.

3. Đền Quán Thánh 

Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội

Với giá trị lịch sử và tâm linh sâu sắc, Đền Quán Thánh là một điểm đến nổi tiếng cho những ai quan tâm đến văn hóa và tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đền Quán Thánh là một trong bốn ngôi đền linh thiêng, bảo vệ cho mảnh đất Thăng Long, và trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh của mảnh đất Kinh Kỳ. Đền có tên chữ là Trấn Vũ Quán, được xây từ thời vua Lý Thái để thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần trấn giữ ngõ phía bắc của Kinh thành Thăng Long khi xưa. Với hơn 1000 năm lịch sử, đền Quán Thánh thu hút hầu hết khách du lịch thập phương bởi kiến trúc cổ kính, tinh xảo bởi những cột gỗ và hoành phi được sơn son thiếp vàng.

Nơi này còn có pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được thi công và thành lập từ năm 1677. Bức tượng phật phật cao 3,96 m, khắc họa đúng đắn vẻ uy phong, lẫm liệt của Huyền Thiên Trấn Vũ. Toàn bộ pho tượng được đúc từ đồng đen và đặt trên một phiến đá cẩm thạch. Bàn tay trái của thánh Trấn Vũ đặt trước ngực bắt ấn huyền pháp, tay phải đặt lên thanh kiếm có rắn quấn quanh, thanh kiếm lại được chống lên một con rùa. Cả hai linh vật phong thủy ý nghĩa này gắn liền với thần thoại về Huyền Thiên Trấn Vũ.

4. Chùa Long Quang

Địa chỉ: 902 Kim Giang, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội

Đây là một ngôi chùa độc đáo và thu hút nhiều sự quan tâm của người dân địa phương và du khách khi mang đậm nét kiến trúc giống các ngôi chùa truyền thống ở Bhutan, Nepal hay Tây Tạng. Chùa Long Quang có tuổi đời hơn 600 năm, hướng nhìn ra ngã ba sông Tô Lịch. Chùa theo pháp môn Mật tông Kim Cang thừa –  đây là pháp môn kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa.

Chùa có diện tích 7.000 m2, được xây dựng theo kiến trúc mandala mang ý nghĩa nguyện cầu cho quốc thái dân an, thế giới được hoà bình, nhân dân được an lạc. Trong chùa có 2 gian, bên ngoài là ngôi tam bảo, bên trong là nhà Tổ. Bảo Tháp nằm giữa tạo nên điểm nhấn bề thế khi nhìn từ ngoài vào. Bên cạnh đó, những dải cờ nhiều màu sặc sỡ được giăng khắp nơi không chỉ tô điểm phong cách kiến trúc khác lạ cho ngôi chùa này mà còn làm du khách nhớ đến hình ảnh thường thấy ở những ngôi chùa ở Tây Tạng.

Những lá cờ này trong tiếng Tây Tạng nghĩa là “ngựa gió”. Đây là biểu tượng cho sự chuyển hóa của cái ác thành thiện, những điều không may thành cát tường. Ngoài ra, có thể hiểu 5 màu sắc tượng trưng cho 5 trí tuệ của Phật. Ngoài ra, chùa cũng có khuôn viên rộng rãi trồng nhiều cây bưởi sum suê trái. Hoa bưởi nở thành từng chùm, toả hương thơm dịu, làm nhẹ lòng du khách đến chiêm bái.

5. Chùa Linh Ẩn 

Địa chỉ: Thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng.

Chùa Linh Ẩn còn có tên gọi khác là chùa Chùa Linh Ứng ở Đà Lạt, được xây dựng vào những năm 1993, Chùa Linh Ẩn mang nét kiến trúc độc đáo và là một điểm đến tâm linh nổi tiếng nhất nhì Việt Nam. Toạ lạc ở vị trí đắc địa với độ cao 3.000m, nằm cạnh thác Voi đầy hùng vĩ, Chùa Linh Ẩn Tự là nơi du khách có thể cảm nhận được sự giao thoa giữa vẻ đẹp thanh bình chốn chùa thiêng cùng không gian rừng núi đầy hoang sơ, tĩnh lặng.

Đặc biệt, Chùa Linh Ẩn mới xây thêm một bức tượng Phật Quan Âm lộ thiên với chiều cao 71m. Đây được xem là tượng Phật Quan Âm lớn nhất Việt Nam. Tượng được thiết kế tọa lạc trên một tòa sen lớn, có hướng nhìn ra cổng chính, bên trong bức tượng có 250 bậc thang để đi lên trên. Bên cạnh đó, chùa còn có bức tượng Phật Di Lạc trắng cao 12,5m, rộng 6,5m và có chiều ngang dài 9m. Bức tượng được ghi nhận là bức tượng Phật Di Lạc cao nhất ở Lâm Đồng. Ngoài ra, khu vườn Tịnh Thánh của chùa còn đặt gần 500 bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, giống nhau 100%. Mỗi bức tượng đều có chiều cao 3m và đặt trên một bục đá.

6. Chùa Dâu Bắc Ninh

Địa chỉ: Lạc Long Quân, Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh

Nhắc đến những ngôi chùa linh thiêng và nổi tiếng nhất nhì Việt Nam sẽ thật là thiếu sót nếu bỏ qua chùa Dâu Bắc Ninh. Nằm ở huyện Thuận Thành, Chùa Dâu được xây dựng từ khoảng những năm 187, tính đến này chùa đã có 1752 tuổi. Trải qua rất nhiều những năm tháng thăng trầm của lịch sử đặc biệt là sự bào mòn của thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, chùa Dâu đã được tu sửa khá nhiều nhưng vẫn giữ được những giá trị cốt lõi vốn có. Tại đây, du khách có thể tham quan kiến trúc cổ kính, chiêm ngưỡng các bức tượng Phật và những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Đặc biệt, chùa thờ nữ thần mây Pháp Vân trong hệ Tứ pháp gồm: Pháp Vân (Thần Mây), Pháp Vũ (Thần Mưa), Pháp Lôi (Thần Sấm), Pháp Điện (Thần Chớp) – một trong những điểm thu hút đông đảo khách thập phương đến tham quan và tìm hiểu.

Ngoài ra, trước bái đường của chùa còn có tháp Hòa Phong – nơi được khách du lịch Chùa Dâu ưa thích chụp ảnh và tham quan nhất. Tháp Hòa Phong cao hơn 17 mét gồm 9 tầng, dù có tuổi thọ lâu nhưng là phần mà thường phải tu sửa lại nhiều nhất, hiển nhiên diện mạo ban đầu cũng không được như cũ. Tuy nhiên tháp vẫn được coi là tinh thần của chùa Dâu với kiến trúc khá ấn tượng.

7. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt

Địa chỉ: Vườn Lâm Tỳ Ni, Hoàng Sa, Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là một ngôi chùa nổi tiếng nằm trên đỉnh núi Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Sở hữu vị trí đắc địa, tạo ra một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Từ đỉnh núi, du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố Đà Nẵng, bãi biển Mỹ Khê và cảnh quan biển xanh bao quanh. Chùa được xây dựng vào năm 2004 với diện tích khoảng 20ha cùng lối kiến trúc là sự kết hợp tinh tế, độc đáo giữa phong cách truyền thống và hiện đại. Chùa có các hạng mục gồm: Chính Điện, nhà Tổ, Tăng đường, vườn tượng các vị La Hán, thư viện và nhà ăn… Trong đó, Chính Điện với kiểu mái uốn cong hình rồng lợp bằng ngói, các trụ cột bao quanh bởi những con rồng uốn lượn. Điện có sức chứa rộng lớn và cũng là nơi trang nghiêm, thanh tịnh nhất.

Một điểm nhấn đặc biệt của Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao 67 mét, là tượng Phật cao nhất Việt Nam. Tượng Phật này mang ý nghĩa biểu trưng tình thương và sự giúp đỡ cho con người. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng có 21 bệ thờ tượng Phật với hình dáng và sắc thái khác nhau gọi là “Phật trung hữu Phật”. Bất kỳ du khách nào khi đến với ngôi chùa đều muốn khám phá bên trong 17 tầng của tượng Phật Quan Thế Âm.

8. Chùa Quan Thế Âm Ngũ Giác Đài Sen Ngọc 

Địa chỉ: 48 Sư Vạn Hạnh, phường Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Chùa Quan Thế Âm là một ngôi chùa lịch sử và có giá trị văn hóa lớn, thu hút nhiều người dân và du khách đến tham quan và chiêm bái. Tới thăm ngôi chùa nổi tiếng này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ uy nghiêm của chùa, tìm hiểu về những giá trị Phật giáo, tâm linh. Khuôn viên chùa bao gồm nhiều công trình kiến trúc đặc sắc, có thể kể tới như: Bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát lộ thiên được làm từ chất liệu pha lê, có chiều cao lên tới 25m.

Bức tượng xây dựng dựa theo giấc mơ ly kì của cố Hòa thượng Thích Pháp Nhãn. Chính bởi sự nhiệm mầu, linh thiêng ấy mà bất kỳ ai đến chùa Quan Thế Âm đều ngưỡng mộ và một lòng kính tin. Bên cạnh đó, du khách sẽ được tham quan Pháp Hội Đường – nơi lưu giữ các hiện vật cổ quý hiếm của Phật giáo và khám phá động Quan Âm kỳ bí trong lòng ngôi chùa. Động Quan Âm kỳ vĩ, huyền bí và mang đậm những đặc trưng của hệ thống hang động Ngũ Hành Sơn. Trong động có nhiều thạch nhũ với màu sắc khác nhau, càng đi vào sâu du khách sẽ càng cảm nhận thấy bầu không khí mát lạnh lan tỏa ra. Ngoài ra, chùa Quan Thế Âm ở Đà Nẵng còn có cảnh quan hữu tình, thanh tịnh mang đến cảm giác bình an cho du khách khi sở hữu khuôn viên nhìn ra dòng sông Cổ Cò xanh mát.

9. Chùa Nôm 

Địa chỉ: Thôn Nôm, Văn Lâm, Hưng Yên

Nhắc đến những ngôi chùa nổi tiếng nhất nhì Việt Nam thì không thể không kể đến Chùa Nôm – ngôi chùa được mệnh danh là “báu vật cổ” của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Chùa Nôm còn được gọi là chùa Linh Thông cổ tự, được xây dựng vào những năm 1680 dưới thời Hậu Lê, gắn liền với thời hoàng Kim của Phật Giáo Việt Nam. Toạ lạc trong quần thể di tích làng Nôm nổi tiếng với vẻ đẹp làng quê thanh tịnh, dân dã. Chùa Nôm mang đầy đủ những nét kiến trúc văn hóa từ thế kỉ XVIII. Tổng diện tích khuôn viên chùa rộng 8ha bao gồm các công trình với lối kiến trúc độc đáo như: vườn tháp cổ và lầu Quan Â,… Chùa Nôm còn lưu giữ được rất nhiều tượng cổ được làm bằng đồng. Được yêu thích nhất là tượng đức Phật Tổ Như Lai, tượng Cửu Long Phật Đản rất đẹp và tinh xảo.

Ngoài ra, chùa còn giữ nhiều bài khấn nôm cổ mang giá trị lịch sử, nghiên cứu cao. Bên cạnh đó, điểm thu hút nhất của ngôi đại tự này là có lẽ cây cầu đá 9 nhịp đầu rồng với tuổi đời 200 năm, tọa lạc dưới con sông Nguyệt Đức. Cây cầu mang đậm dáng dấp uy nghi, hiện diện cùng bao thăng trầm lịch sử ngàn năm văn hiến. Ngoài ra, nơi được khách du lịch check-in nhiều nhất là cổng tam quan – nơi được đánh giá và thẩm định là cánh công lớn và tốt nhất nhì Đông Nam Á.

10. Chùa Ông Hưng Yên

Địa chỉ: Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên

Bên cạnh những ngôi chùa đã được liệt kê ở trên, còn nhiều ngôi chùa đẹp khác trên khắp Việt Nam mà nếu có cơ hội bạn hãy viếng thăm một lần nha:

11. Chùa Đồng Yên Tử

Địa chỉ: Đỉnh Yên Tử, Yên Tử, Nam Mẫu, Uông Bí, Quảng Ninh.

12. Chùa Tam Chúc

Thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, Hà Nam. 

13. Chùa Ba Vàng

Địa chỉ: Tổ 17B khu 5A, Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh.

14. Chùa Một Cột 

Địa chỉ: Phố Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

15. Chùa Thiên Mụ

Địa chỉ: Số 140-142 đường Nguyễn Phúc Nguyên, Hương Long, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.

16. Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Địa chỉ: Đường Trúc Lâm Yên Tử, phường 3, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. 

17. Chùa Hương 

Địa chỉ: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

18. Chùa Cầu 

Địa chỉ: đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Minh An, Hội An, Quảng Nam.

19. Chùa Bà Châu Đốc

Địa chỉ: Chân Núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, An Giang. 

20. Chùa Lá Sen

Địa chỉ: Xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, Đồng Tháp. 

VIDEO Top 20 Chùa, Đền Nổi Tiếng Nhất Nhì Việt Nam

Đăng bởi: Nguyễn Bá

Từ khoá: Top 20 Chùa, Đền Nổi Tiếng Nhất Nhì Việt Nam

14 Lễ Hội Truyền Thống Nổi Tiếng Nhất Việt Nam

Lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa xuân, một ít vào mùa thu là lúc thời tiết đẹp nhất trong năm, nông dân nhàn rỗi việc cày cấy mang tính phổ biến và chi phối hầu hết các gia đình. Đó là những lễ hội được nhà nước và nhân dân quan tâm như Tết nguyên đán, Lễ Vu Lan, Tết Trung thu hay những lễ hội có tính vùng miền tiêu biểu như Lễ hội Thánh Gióng, hội Lim, Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Lễ phát ấn đền Trần…thu hút hàng ngàn lượt người dân trong và ngoài nước háo hức tham dự. chúng mình xin chia sẻ những lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam giúp bạn đọc nắm bắt thông tin, thời gian và địa điểm diễn ra các lễ hội này.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng – Mê Linh

Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” sau khi Hai Bà Trưng tạ thế nhân dân ở nhiều nơi đã lập đền thờ để ghi nhớ công đức của Hai Bà. Trong số 103 nơi thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh ở 9 tỉnh, thành phố trong cả nước (riêng huyện Mê Linh có 25 di tích ở 13 xã). Trong đó đền Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh là có ý nghĩa quan trọng nhất bởi ở đây không chỉ là nơi lưu lại dấu thiêng về 2 vị nữ anh hùng thời thơ ấu, lúc bình sinh, mà còn là nơi lưu niệm về quá trình chuẩn bị khởi nghĩa Hai Bà Trưng của dân tộc hồi đầu Công nguyên.

Lễ hội được tổ chức hàng năm là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng nhằm tôn vinh công đức của hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Ở Đồng Nhân là lễ rước nước và múa đèn, ở Hát Môn là dâng cúng 100 chiếc bánh trôi, tượng trưng cho Mẹ Âu Cơ sinh ra trăm con Lạc Hồng; còn ở Hạ Lôi, Mê Linh, nơi Hai Bà phất cờ khởi nghĩa và đóng đô, nét độc đáo nhất của lễ hội là lễ giao kiệu. Hội được tổ chức từ mồng 6 đến mồng 10 tháng Giêng. Trước đó từ mồng 4 tháng giêng, dân làng đã làm lễ mộc dục, thay bao sái tượng Vua Bà chứ không theo lệ thường ra sông múc nước về tắm tượng Thánh. Sau đó ngày mồng 4 và 5 làng Hạ Lôi tổ chức lễ tế Hai Bà ở đình làng cùng với Thành hoàng làng là 4 vị tướng, 4 anh em ruột Đô, Hồ, Bạch, Hạc đã phù Thánh Tản Viên dựng lại nghiệp đế họ Hùng. Trong tâm thức người Việt, hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi dẫn đầu đoàn quân xung trận, đánh tan quan quân nhà Hán giành độc lập cho dân tộc sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ là một kỳ tích trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Sử sách đã hết lời ca tụng Hai Bà.

Trong lễ rước hai Vua Bà từ Đền về Đình gồm: 2 cỗ voi, 2 cỗ ngựa, đội thanh nữ mặc áo trắng khênh kiệu, đội nữ binh hộ giá mặc áo nâu, quấn xà cạp, vác gươm, hai đội nữ rước hai kiệu, đội mệnh bái mặc áo tế xanh có triện, đội nhạc công, xinh tiền, đội vác cờ súy, gươm trường, bát bửu, tán, lọng…cùng với người dân địa phương, hàng nghìn du khách trong, ngoài nước đã về đây tụ hội, dâng hương tưởng nhớ công lao chống giặc giữ nước của Hai Bà. Nét độc đáo nhất trong lễ rước kiệu Hai Bà ở Hạ Lôi, khác hẳn Hát Môn và Đồng Nhân, chính là nghi thức giao kiệu: Bắt đầu lễ rước kiệu, từ Đền ra, kiệu Trưng Trắc đi trước. Ra đến đường kéo quân để về đình làng, thì kiệu Trưng Trắc né sang để kiệu Trưng Nhị đi trước. Đến cổng đình, kiệu chị đi trước, kiệu em đi sau. Hai bên nghênh đón hai Vua Bà, với ý nghĩa tượng trưng Vua từ kinh đô Mê Linh về thăm làng. Trong đám rước tưng bừng, rộn rã tiếng chiêng, trống của phường bát âm, hai bên nam nữ hát đối, tương truyền bài hát có từ thời Hai Bà Trưng, cổ vũ quân sĩ đánh giặc. Cuộc tế lễ trang trọng diễn ra tại đình làng Hạ Lôi. Sáng mồng 6, vào chính hội, dân làng tiễn Hai Bà về kinh đô lên Đền. Và thứ tự rước kiệu ngược lại so với hôm về đình làng: Kiệu Thành hoàng và tướng Cốt Tung đứng hai bên sân bái Hai Bà về kinh, kiệu chị đi trước kiệu em; sau 2 lần giao kiệu ở cổng đình và đường kéo quân đến cổng Đền thì kiệu em né sang phải để kiệu chị lên trước vào Đền. Trong không khí linh thiêng của lễ hội, vị chủ tế trang trọng đọc lời thề của Hai Bà: “Thiếp là Trưng nữ dấy binh dẹp giặc, che chở dân lành, thu phục lại muôn vật cũ của tổ tông, không phụ ý trời, thỏa nguyện nơi đền miếu của bậc đế vương các đời, không phụ sự trông đợi của tổ phụ nơi chín suối”. Từ mồng 7 đến mồng 10 tháng giêng, là lễ viếng lục bộ nữ tướng, cầu phúc, yến hạ – khao quân, tạ lễ. Nhân dân Mê Linh và khách thập phương về dự lễ hội, hái lộc cầu may. Các trò chơi dân gian (đánh đu, đánh cờ người, cờ tướng, chọi gà, đấu vật) diễn ra náo nhiệt trong tiếng trống rộn rã. Ngày nay, quần thể di tích lịch sử quốc gia Đền Hai Bà Trưng cơ bản đã hoàn thành. Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích lịch sử văn hoá linh thiêng không chỉ của người dân Mê Linh mà còn với người dân cả nước. Đây là minh chứng cho tinh thần yêu nước, bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Lễ hội là hoạt động tưởng nhớ công ơn Hai Bà, cũng là hoạt động thiết thực nhằm giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.

Lễ hội đền Gióng tại Sóc Sơn

Lễ hội đền Hai Bà Trưng – Mê Linh

Để tưởng nhớ công đức của Ngài Gióng tại chân núi Sóc, nơi Thánh Gióng dừng ngựa trước khi bay về trời, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và mở hội hàng năm từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 8 tháng giêng Âm lịch. Quần thể khu di tích đền Sóc, thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. bao gồm 6 công trình: Đền Hạ (tức đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (tức đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: Lễ mộc dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…

Hội Gióng đền Sóc Sơn là một lễ hội lớn hàng năm với sự tham gia của nhiều làng lân cận trong vùng và được người dân chuẩn bị chu đáo từ rất sớm. Ngay từ khoảng 2-3 tuần trước ngày khai hội, những thôn tham gia lễ hội đã bắt đầu rục rịch các công việc chuẩn bị. Theo như nội dung được ghi trên mặt bia số 6 của bia 8 mặt thì sự phân công rước các lễ vật trong lễ hội của các làng được phân bổ theo thứ tự: Thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) rước giỏ hoa tre, thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) rước voi, thôn Đan Tảo (xã Tân Minh) rước trầu cau, Thôn Đức Hậu (xã Đức Hoà) rước ngà voi, Thôn Yên Sào (xã Xuân Giang) rước cỏ voi, Thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) rước tướng.

Ngày nay trong lễ hội đền Sóc còn có thêm biểu tượng rước ngựa Gióng của thôn Phù Mã (xã Phù Linh) và rước cầu húc của thôn Xuân Dục (xã Tân Minh). Ngày chính hội là mùng 7, ngày thánh hoá theo truyền thuyết. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Thánh Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc là Thạch Linh.

Nghi thức cuối của lễ hội là lễ hóa các mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn (voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi). Du khách thập phương đến tham gia lễ hội ai ai cũng đều mong được chung tay khiêng voi, khiêng ngựa ra bờ sông để hóa, bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Trong tâm thức dân gian Thánh Gióng là một trong bốn hình tượng tứ bất tử của Việt Nam. Được suy tôn như biểu tượng của sự trường tồn, bất diệt của dân tộc, đất nước từ thuở xa xưa cho tới ngày nay. Với những giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và lưu truyền khá nguyên vẹn qua nhiều thế hệ thông qua hình thức những đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2003.

Lễ hội đền Gióng tại Sóc Sơn

Lễ cúng biển ở Mỹ Long

Lễ hội đền Gióng tại Sóc Sơn

Lễ cúng biển ở Mỹ Long ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh cũng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là một trong những di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2013. Đây là một lễ hội có gần 300 năm tuổi, là một lễ hội truyền thống độc đáo với nhiều nghi thức đặc sắc gắn liền với lịch sử, tín ngưỡng, phong tục tập quán của cư dân vùng đất Mỹ Long – Cầu Ngang. Hàng năm, lễ hội thu hút hàng chục ngàn lượt khách du lịch từ mọi nơi trên đất nước về đây tham dự. Lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2013. Năm nay, Lễ hội được tổ chức quy mô cấp tỉnh, gắn với Tuần lễ Hội chợ Thương mại, ẩm thực nhằm kích cầu các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Trà Vinh sau dịch bệnh COVID-19. Đây là dịp để các nhà đầu tư đến với tỉnh Trà Vinh nói chung và huyện Cầu Ngang nói riêng để tìm hiểu, đầu tư khai thác, phát triển các dự án kinh tế, đặc biệt là phát huy tiềm năng, lợi thế kinh tế biển.

Lễ hội còn được gọi là lễ hội nghinh Ông bắt đầu từ ngày 11 đến ngày 12 tháng 5 âm lịch, bao gồm nhiều nghi thức như: Giỗ Tiền Chức, Nghinh Nam Hải, Tế Thần Nông và chiến sĩ trận vong, Chánh tế Chúa Xứ – bóng rỗi, Nghinh ngũ phương và Tống tàu. Lễ hội cúng biển Mỹ Long từ lâu đã được xem là một trong những lễ hội quan trọng diễn ra hàng năm ở Trà Vinh. Cứ vào dịp lễ hội (từ 10- 12 tháng 5), ngư dân lại tưng bừng tổ chức lễ hội Nghinh Ông hay còn gọi là lễ cúng biển. Theo những người lớn tuổi trong xã kể lại, Lễ hội này đã được tổ chức lần đầu tiên từ năm 1917 nhằm thể hiện lòng thành của ngư dân trong vùng tạ ơn biển cả đã đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân làng. Cùng với việc cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, lễ hội còn mang tính chất tạ ơn cá voi (cá Ông) mà ngư dân thường gọi là ông Nam Hải. Đối với người đi biển, cá Ông là vị cứu tinh của họ. Nhiều câu chuyện kể về các ngư dân đi biển gặp bão, lúc thuyền sắp chìm đã được cá Ông cứu đưa vào bờ hoặc bảo vệ không cho cá mập ăn thịt… Các lão ngư dân Mỹ Long kể: Ngày xưa cá mập ở Mỹ Long nhiều lắm, ngư dân ra khơi bằng tàu buồm, khi bị bão tố thường bị chìm, nhiều người không may bị cá mập ăn thịt nên từ đó vào giữa mùa biển ngư dân tổ chức cúng biển để trả lễ. Lúc đầu, ngư dân cúng ở mé biển, đến năm 1922 mới cất miếu Bà Chúa Xứ để thờ. Lễ cúng biển được chia ra làm 6 phần chính gồm: Đi nghinh Nam Hải bằng ghe biển; Giỗ tiền chức; Chánh tế; Chánh tế Bà Chúa; Đi nghinh ngũ phương; Tống tàu ra khơi.

Lễ hội không chỉ là điểm tựa tinh thần của người dân mà còn là dịp để mọi người vui chơi giải trí, giao lưu cộng cảm và trao truyền đạo lý, tình cảm, bày tỏ mong muốn vụ mùa bội thu, đầy ắp cá tôm và phúc lộc thọ cho mọi nhà. Lễ hội cúng biển Mỹ Long góp phần tạo nên một đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người dân trên mảnh đất Trà Vinh, mang đậm chất dân gian nhưng cũng là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống của tất cả mọi người. Với các nghi thức mang đậm nét truyền thống dân tộc, Lễ hội cúng biển Mỹ Long đã trở thành một sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân dịa phương và thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới tham dự… Cùng với các nghi thức được tiến hành theo truyền thống, lễ cúng biển Mỹ Long ngày nay còn có nhiều trò chơi phục vụ nhu cầu giải trí của ngư dân như đi cà kheo, biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao… tạo nên không khí vui tươi những ngày lễ hội.

Lễ Vu Lan thắng hội

Lễ cúng biển ở Mỹ Long

Lễ Vu lan thắng hội hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi khác là lễ hội chùa ông Bổn được tổ chức hàng năm vào ngày 27 và 28 tháng 7 âm lịch tại khóm 1, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Đây là một nét văn hóa đặc trưng từ hàng trăm năm nay của người người Triều Châu đến Trà Vinh sinh cơ lập nghiệp, lễ cúng cô hồn một lễ hội dân gian tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc Trà Vinh. Ông Bổn, hay còn gọi là Bổn Đầu công tên thật là Trịnh Tu Hòa, vốn là quan thái giám được hoàng đế nhà Minh cử đi sứ nhằm thương thuyết với triều đình các nước Đông Nam Á tạo điều kiện dễ dàng cho người Hoa di cư làm ăn sinh sống. Sau khi ông mất, vua nhà Minh ban sắc phong thần và Hoa kiều các nước Đông Nam Á xem ông là vị phúc thần cai quản về an cư lạc nghiệp. Truyền thuyết là vậy nhưng Ông Bổn mà đồng bào người Hoa Cầu Kè tôn thờ lại là bốn anh em kết nghĩa, tương truyền có công đưa thế hệ Triều Châu đầu tiên di cư đến vùng đất ven sông Hậu này và khi mất đều hiển thánh. Trong đó, Minh Ðức Cung (Chùa Giồng Lớn, xã Hòa Ân) thờ ông Nhứt; Vạn Ứng Phong Cung (Chùa Giữa, xã Hòa Ân) thờ ông Nhì, Vạn Niên Phong Cung (Chùa Chợ, thị trấn Cầu Kè) thờ ông Ba và Niên Phong Cung (Chùa Cây Sanh, xã Tam Ngãi) thờ ông Tư. Ngoài ra, trên địa bàn Cầu Kè còn có hai ngôi chùa thờ Ông Bổn nữa là Vạn Đức Phong Cung (Tam Ngãi) và Thiên Đức Cung (Hòa Ân) cùng một số ngôi chùa cùng loại rải rác các huyện trong tỉnh. Lễ hội Cúng Ông Bổn đều được tiến hành vào mùa Vu lan và do có đến 6 ngôi chùa nên lễ hội Cúng Ông Bổn gần như diễn ra trong cả tháng Bảy âm lịch. Trong đó, Vạn Niên Phong Cung với lợi thế nằm ở trung tâm thị trấn, giao thông thủy bộ thuận tiện, đời sống người dân sung túc nên được chọn là lễ hội chính.

Hội Lim là lễ hội truyền thống nổi tiếng và lớn nhất vùng Kinh Bắc Việt Nam

Hội Lim bắt đầu bằng một lễ rước. Thành phần đoàn rước là những người dân được mặc bộ lễ phục thời xưa với màu sắc sặc sỡ. Trong ngày lễ chính (ngày 13 tháng Giêng) với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân. Ngoài phần lễ, hội còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm… và đặc sắc hơn cả là phần hát hội. Truyền thống xa xưa để lại một phong tục cuốn hút và say mê đặc biệt mà chỉ Bắc Ninh mới có, đó là các sinh hoạt văn hóa hát dân ca Quan họ là loại hình dân ca đã trở thành tài sản văn hóa chung của dân tộc. Hát dân ca Quan họ diễn ra từ ngày 12 tháng Giêng tại Lim (sân chùa Hồng Ân và các trại Quan họ) và khắp tại các chùa, đình. Hội hát Quan họ Bắc Ninh diễn ra ở bất cứ nơi đâu: trong nhà, trên sân đình, trước cửa chùa hay bồng bềnh trên những thuyền thúng giữa ao, hồ dấu tích xưa của dòng Tiêu Tương đã một thời vang vọng tiếng hát Trương Chi làm say đắm nàng Mỵ Nương xinh đẹp. Chỉ cần nơi đó có các liền anh, liền chị.

Hội Lim là một lễ hội truyền thống chắc chắn những người yêu thích du lịch hay cả những người yêu nét đẹp văn hóa dân tộc cũng nên trải nghiệm. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm… Như ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách các ông, các bà tổ chức hội Lim cũng thật đặc biêt, mỗi biểu tượng, cử chỉ như mang trong mình thứ gì đó tinh tế lạ thường của ngừoi kinh Bắc. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà Quan họ trở thành văn hóa phi vật thể, nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Hội Lim là lễ hội truyền thống nổi tiếng và lớn nhất vùng Kinh Bắc Việt Nam

Lễ hội Tháp Bà Ponagar còn gọi là Lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu hay Lễ vía Bà tại Khánh Hòa

Lễ hội Tháp Bà Ponagar còn được gọi là lễ hội Thiên Yana Thánh mẫu hay Vía Bà, được tổ chức hàng năm từ 21 – 13/3 âm lịch. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công đức của Thiên Yana Thánh Mẫu, người được cư dân Chăm pa gọi là Po Inư Nagar – người Mẹ của xứ sở. Theo lời kể, người này đã dạy cho cư dân địa phương cách thức trồng lúa, dệt vải, chăn nuôi, sinh sống… Lễ hội Tháp Bà Ponagar được nhiều du khách biết đến và đưa vào lịch trình đi du lịch Nha Trang. Lễ hội này thường được tổ chức tại quần thể di tích Tháp Bà Ponagar Nha Trang, là một quần thể kiến trúc Chămpa và là dấu ấn của vương quốc Chămpa cổ đến nền văn hóa của người Việt. Những bức tượng thần Shiva cưỡi Ngưu thần Nandin, các tượng linh vật, những nét trạm trổ, điêu khắc tinh xảo được xây dựng từ thế kỷ 13, đến nay vẫn được giữ nguyên vẹn, đặc trưng cho kiến trúc đặc sắc của văn hóa Chămpa.

Trong tâm thức cũng như đời sống và nền văn hóa bao đời nay của người Chăm pa, bà mẹ Xứ sở – nữ thần Po Inư Nagar có vai trò vô cùng quan trọng và là vị thần đầy quyền năng và sáng tạo. Đó là người phụ nữ duy nhất được tôn thờ độc lập. Mẹ xứ sở luôn luôn dẫn dắt để người dân Chăm pa có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chính vì thế, người dân Chăm pa tôn thờ vị thần Po Inư Nagar này với hình thức tế lễ linh thiêng nhất. Mọi gia đình, làng xóm đều thờ vị thần này. Tháp Bà Ponagar lại là công trình kiến trúc lớn nhất được xây dựng chỉ để thờ Mẹ xứ sở.

Lễ hội đền Trần tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

Lễ hội Đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công của 14 vị vua Trần. Từ năm 2000, Nam Định tổ chức Lễ khai ấn đền Trần vào rạng sáng ngày 15 tháng giêng. Lúc đầu lệ khai ấn chỉ bó hẹp trong không gian làng Tức Mặc, dần trở thành lễ hội lớn. “Trần miếu tự điển” là chiếc ấn được dùng để đóng ấn dịp Lễ hội Đền Trần hiện nay. Ấn hình vuông, làm bằng gỗ, được chế tạo vào thời Nguyễn, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Hai mặt Đông-Tây của viền ấn khắc hình hai con rồng, mặt Nam của viền ấn khắc chìm 4 chữ “Tích phúc vô cương.” “Trần miếu tự điển” mang nội dung điển lệ, tục lệ thờ tự tại miếu nhà Trần, phạm vi, quy mô nhỏ hẹp là dòng họ Trần tại làng Tức Mặc.

Lễ hội đền Trần tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

Lễ hội chùa Bái Đính là lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình

Lễ hội đền Trần tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

Lễ hội diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết và khai mạc vào ngày mùng 6 tết và kéo dài cho đến hết tháng 3 âm lịch. Ngoài thời gian đó du khách chỉ có thể đến thăm chùa mà không thể tham gia vào các hoạt động văn hóa của lễ hội.

Lễ hội gồm có hai phần:

Phần lễ: gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội được bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội.

Phần hội: có các hoạt động mang tính chất văn hóa tâm linh như: rước kiệu, viết thư pháp; các trò chơi dân gian; thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố Đô, tổ chức các hoạt động triển lãm tranh ảnh văn hóa nghệ thuật giới thiệu về chùa Bái Đính, khu du lịch sinh thái Tràng An. Đại biểu, tăng ni và du khách cùng tham gia nghi lễ thả chim phóng sinh, cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước phồn vinh, no ấm.

Lễ hội Bái Đính hàng năm luôn thu hút đông đảo khách du lịch đến tham gia. Du khách đến đây không chỉ chiêm bái, dâng hương lễ Phật mà còn du xuân, vãn cảnh, chiêm ngưỡng cảnh sắc kỳ vĩ, hòa mình cùng không gian thiêng rộng lớn, thanh tịnh nơi cõi Phật.

Lễ vía Ngũ Hành Nương Nương tại miếu Bà Ngũ Hành tại Long An Lễ hội xuân Yên Tử tri ân công đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Lễ vía Ngũ Hành Nương Nương tại miếu Bà Ngũ Hành tại Long An

Yên Tử, danh thiêng được Phật Hoàng Trần Nhân Tông lựa chọn tu hành sau khi nhường ngôi, nơi ngài hoàn thiện hệ thống giáo lý Pháp phái Trúc Lâm làm nền tảng tư tưởng, đạo đức cho một thời hoàng kim triều Trần, khi Phật giáo là Quốc giáo. Với tư tưởng “Hòa quang đồng trần” – Phật giáo nhập thế, Phật Hoàng khéo léo gắn kết đạo và đời, lấy đạo xây đời và qua đời dựng đạo, hết lòng vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc người dân. Nhìn lại quá khứ hào hùng, tưởng nhớ Phật Hoàng, lần đầu tiên Quảng Ninh tổ chức chuỗi hoạt động du lịch tâm linh tại Yên Tử dịp cuối năm, nổi bật gồm: Cầu quốc thái dân an, lễ Nhiễu tháp tưởng nhớ Phật Hoàng, đàn lễ Quy y Tam Bảo, đêm hội hoa đăng, giảng dạy Phật pháp. Hướng tới tổ chức các hoạt động văn hoá quanh năm.

Lễ hội diễn ra từ tháng Giêng cho đến hết tháng Ba âm lịch. Lễ này đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, cũng như du khách thập phương, chúng tăng, ni, phật tử cả trong và ngoài nước cùng các quý đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tỉnh, thành trong cả nước về đây tham dự. Không chỉ có vậy Yên Tử còn là nơi có cảnh đẹp kỳ vĩ, linh thiêng, huyền bí, suối reo, có thác đổ, thông hổ phách thông tùng linh khí mai vàng rực rỡ, rừng trúc bạt ngàn …cùng với những thảm thực vật phong phú, tạo nên nét đẹp hoang sơ mà đầy thơ mộng. Trong thời gian gần đây Yên Tử đã trở thành nơi du lịch văn hóa tâm linh, thắng cảnh, sinh thái, thu hút hàng ngàn du khách trong ngoài nước mỗi năm.

Dịp này, tại khu vực Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử còn có nhiều hoạt động văn hóa như: Trưng bày tranh, ảnh và tác phẩm nghệ thuật về Yên Tử, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, biểu diễn văn hóa Dân tộc Dao Thanh y. Rất nhiều hoạt động tôn giáo gắn với kỷ niệm 712 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn cũng được Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức như: Nghi lễ cầu quốc thái dân an, Lễ nhiễu pháp tưởng nhớ Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Đàn lễ quy y tam bảo và Đêm hội Hoa Đăng.

Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội nổi tiếng ở Cần Giờ

Lễ hội xuân Yên Tử tri ân công đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ được tổ chức chính tại di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố Lăng Ông Thủy Tướng (hay còn gọi là Thạnh Phước Lạch) và một số địa điểm như Công viên văn hóa di tích lịch sử quốc gia Căn cứ Rừng Sác, di tích lịch sử cấp thành phố đình Cần Thạnh, những con đường trung tâm của thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ và trên biển. Ngoài ra, ở một số địa điểm là đình, miếu có thờ cá Ông như: di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố đình Bình Khánh (xã Bình Khánh), đình Đồng Hoà (xã Long Hòa), đình An Thới Đông, đình Thạnh An (xã Thạnh An), đình Tam Thôn Hiệp (xã Tam Thôn Hiệp), đình An Thới Đông (xã An Thới Đông), miếu Bà (xã Long Hòa) cũng tổ chức cúng Ông vào ngày rằm (15 tháng 8 âm lịch), sau khi cúng Ông xong, tất cả ngư dân cùng tụ hội về thị trấn Cần Thạnh để tham dự lễ.

Không khí chuẩn bị cho lễ hội Nghinh Ông được diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết từ các gia đình đến Hội Vạn Lạch và các cấp chính quyền của thành phố, của huyện. Đường xá, công viên, chợ, đình, đền, miếu… được sửa chữa khang trang, sạch đẹp, băng rôn, khẩu hiệu, cờ hội được trang hoàng nghiêm túc, lộng lẫy… Tại di tích Lăng Ông Thủy Tướng, nơi diễn ra các nghi lễ chính, ngư dân hỗ trợ Hội Vạn Lạch chuẩn bị chu đáo, phân công tu sửa, dọn dẹp và trang trí các bàn thờ, cảnh quan quanh di tích. Những nơi diễn ra lễ hội, chính quyền địa phương phối hợp hỗ trợ chuẩn bị sân lễ, tổ chức trưng bày triển lãm thành tựu phát triển nghề biển của huyện trong năm, chuẩn bị lễ đài để biểu diễn nghệ thuật, tổ chức các trò chơi dân gian, sân thi đấu và sân chơi cho thiếu nhi, dựng rạp đón tiếp khách và đại biểu…

Các gia đình ngư dân, nhất là ngư dân hai bên đường thì lập bàn hương án trước nhà với lễ vật là hương đèn, hoa quả, gạo, muối, rượu trà (có khi có bài vị) để tế lễ Nghinh Ông, mừng đón Ông đi và chờ Ông về với lòng tin rằng Ông về sẽ đem lại phúc lành cho họ, cho người thân và cho những ngư dân đi biển. Các ghe, thuyền lớn nhỏ dù ở xa hay ở gần cũng chuẩn bị sơn sửa, trang trí rực rỡ dành thời gian về để dự lễ Nghinh Ông. Diễn trình Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh gồm có hai phần: phần lễ và phần hội đan xen nhau nhưng thời gian, địa điểm tổ chức lễ và hội khác nhau.

Lễ hội chùa Hương hay trẩy hội chùa Hương Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam tỉnh An Giang

Lễ hội chùa Hương hay trẩy hội chùa Hương

Lễ hội Bà Chúa Xứ (còn gọi là lễ Vía Bà) được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch. Tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế),thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang. Phần lễ của lễ Vía Bà gồm năm lễ: Lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, lễ Túc Yết, lễ xây chầu, lễ Chánh tế.

Lễ tắm Bà. Lễ này được tổ chức vào lúc 24 giờ đêm 23 rạng ngày 24. Nói là tắm bà, nhưng thực tế là lau lại bụi bặm trên tượng thờ và thay áo mão cho Bà. Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khoẻ mạnh và trừ ma quỷ. Lễ tắm Bà thường kéo dài khoảng một giờ, sau đó mọi người được tự do lễ bái. L

ễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà: Lễ này được tiến hành vào lúc 15 giờ ngày 24. Các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề sang lăng Thoại Ngọc Hầu nằm đối diện với miếu bà làm lễ Thỉnh Sắc rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt, và bài vị Hội đồng. Khi vào đến Miếu Bà, các bài vị trên được an vị ngôi chính điện, Ban quản trị dâng hương thỉnh an, lễ thỉnh sắc kết thúc. Tục lệ thỉnh sắc Thoại Ngọc hầu đã có từ lâu để tỏ lòng biết ơn ông là người có công khai phá vùng đất hoang vu này.

Lễ Túc Yết: Lễ được tổ chức 0 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Tất cả các bô lão trong làng và ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề, đứng xếp hàng hai bên trước tượng Bà. Vật cúng gồm có: một con heo trắng (đã được cạo lông mổ bụng sạch sẽ, chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết có ít lông heo gọi chung là “mao huyết”, một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối. Ông chánh bái làm lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà, dâng tế, sau đó thì hóa một ít giấy vàng bạc.

Lễ hội đền Hùng – Giỗ tổ vua Hùng Vương

Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu, nhiều màu sắc của rất nhiều cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương.

Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Theo quan niệm của người Việt, mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan, một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến. Bộ lễ phục được mặc trong lễ dâng hương (từ năm 2000 đến 2023) được thực hiện theo mẫu của họa sĩ Ngô Thu Nga – Viện mẫu thời trang Fadin.

Lễ hội đền Hùng – Giỗ tổ vua Hùng Vương

Mỗi lễ hội truyền thống là một cơ hội để người dân Việt trở về với cội nguồn, giáo dục thế hệ trẻ cách sống có đạo lý, góp phần bồi đắp những truyền thống văn hóa tốt đẹp. Cũng như thể hiện sự đoàn kết dân tộc, góp phần làm nên các yếu tố kết nối cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Đăng bởi: Nguyễn Bá

Từ khoá: 14 lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất Việt Nam

Lặng Ngắm Vẻ Đẹp Các Điện Thờ, Đền Chùa Nổi Tiếng Ở Nikko, Nhật Bản

Không ồn ào và sầm uất như Tokyo; cụm quần thể các điện thờ, đền chùa nổi tiếng ở Nikko hứa hẹn là một điểm trong những địa điểm du lịch và hành hương không những có phong cảnh hữu tình mà còn có cả những di tích lâu năm.

Đền Nikko Tosho-gu

Tên chính thức của ngôi đền này chỉ là Toshogu, nhưng để phân biệt với những ngôi đền Toshogu khác nên người ta đã gọi nó bằng cái tên Nikko Tosho-gu, là một ngôi đền cổ sở hữu dáng vẻ nguy nga bậc nhất của xứ sở hoa anh đào. Năm 1999, đền Nikko Toshogu đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới bởi UNESCO và được chính phủ Nhật Bản xếp vào nhóm bảo vật của quốc gia cần được gìn giữ.

Khách du lịch Nhật Bản khi vào ngôi đền này đều sẽ đi qua một cây cầu có tên gọi là cầu Thần Gỗ cong cong được sơn son trông khá đẹp mắt. Cầu bắt ngang con sông Daiya và là một trong 3 cây cầu đẹp nhất tại Nhật Bản.

Nikko Toshogu được ví như viên ngọc quý đang ẩn mình giữa rừng lá, bởi phong cách kiến trúc độc đáo đậm nét đặc trưng của Nhật Bản cùng vẻ đẹp tự nhiên, điện thờ được thiết kế và bài trí vô cùng sắc sảo.

Một điều khá thú vị đối với khách du lịch Nhật Bản chính là khi đến đây bạn không chỉ được tham quan đền Nikko Toshogu mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng chùa Phật giáo Rinno và đền Futarasan, bởi ba điểm đến này đều thuộc cụm di tích đề chùa Nikko.

Bước vào bên trong điện Shinkyusha sẽ có tám bức tượng điêu khắc nổi về loài khỉ. Tám bức điêu khắc thể hiện lại vòng đời của một con khỉ, được xem như là biểu tượng của một đời người, sống trong an bình. Trong đó ba bức tượng con khỉ “không thấy, không nói, không nghe” được nhiều người biết đến.

Là một công trình kiến trúc luôn được ca tụng với vẻ đẹp tuyệt mỹ cùng những giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử, đền Nikko Toshogu là điểm đến lý tưởng mà bạn không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Nhật Bản.

Đền Nikko Futarasan

Đền Nikko Futarasan được nhà tu hành huyền thoại Shodo Shonin cho xây vào năm 767, tuy là ngôi đền lớn thứ 2 tại Nikko, nhưng Nikko Futarasan lại có tuổi đời lớn hơn Nikko Tosho-gu.

Ngôi đền này thờ ba vị thần của Thần đạo Nhật Bản là Okuninushi, Tagorihime và Ajisukitakahikone và là nơi thờ cúng ba ngọn núi linh thiêng nhất Nikko: Mount Nantai, Mount Nyoho và Núi Taro. Trong đền trưng bày 2 thanh kiếm ngay khu chánh điện là quốc bảo của nước Nhật. Với lòng tin và sự đầu tư, ngôi đền dàn trở thành tài sản văn hoá quan trọng của Nhật Bản.

Nhiều kiến trúc của đền Futarasan được công nhận là tài sản văn hóa trọng yếu của Nhật Bản, trong đó đáng chú ý nhất là Cây Cầu Thần bắc qua sông Daiya dẫn vào đền.

Chùa Rinno

Nằm ngay trên núi Nikko, quần thể chùa Rinno trở thành di sản văn hoá thế giới cùng 2 ngôi đền cổ xưa, được xây dựng từ thế kỷ 18. Chùa Rinno được biết đến là một tu viện Phật giáo Thiên thai tông.

Đến với khuôn viên chùa Rinno, du khách sẽ được ngắm nhìn 3 bức tượng Phật thếp vàng rất nổi tiếng được điêu khắc từ đầu thời kì Edo: Phật Quan âm nghìn tay nghìn mắt, Phật A Di Đà, và Phật Bồ Đà với chiều cao hơn 8m.

Đó là hệ thống các điện thờ, đền chùa nổi tiếng ở Nikko mà Chudu Travel muốn giới thiệu đến bạn đọc trong chuyến hành trình du lịch đến Nhật Bản. Ngoài tham quan đền chùa thì còn rất nhiều hoạt động, các địa điểm khám phá đang chờ bạn trải nghiệm. Còn chần chờ gì nữa mà không lên kế hoạch và tìm hiểu thủ tục xin visa du lịch Nhật Bản của chúng tôi ngay nào!

Lưu ý:

Thời gian lí tưởng nhất để đến Nikko là vào mùa xuân và mùa thu, đặc biệt khi trời dần chuyển sang thu không khí lạnh lẽo tràn về tới đâu là thảm lá đổi màu trải dần theo đến đấy. Lá thu có thể vàng óng hoặc đỏ tươi, mỗi cây mỗi vẻ. Để thưởng ngoạn những vạt cây um tùm lá đỏ, vãn cảnh đền chùa nép sâu trong rừng già thì có lẽ không đâu có thể bì kịp được với Nikko.

Đăng bởi: Nguyễn Thị Ngọc Dung

Từ khoá: Lặng ngắm vẻ đẹp các điện thờ, đền chùa nổi tiếng ở Nikko, Nhật Bản

Ngôi Chùa Tâm Linh Nổi Tiếng Nhất Xứ Đà

Giới thiệu chung về chùa Linh Ứng

Bên cạnh các địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng vô cùng nổi tiếng thì Đà Nẵng còn được biết tới là xứ sở của những ngôi chùa. Đặc biệt chùa Linh Ứng lại càng được biết đến nhiều hơn khi có tới 3 ngôi chùa cùng tên, nằm tại Ngũ Hành Sơn, Bà Nà và Sơn Trà. 3 ngôi chùa này tạo thành một địa phận hình tam giác, mà người dân địa phương gọi là tam giác tâm linh.

Ngôi chùa Linh Ứng đầu tiên là Linh Ứng Non Nước. Ngôi chùa này tọa lạc trên một hòn Thủy Sơn, thuộc ngọn núi Ngũ Hành Sơn hùng vĩ. Ngôi chùa thứ 2 là Linh Ứng Bà Nà. Cũng nằm trên một ngọn núi cao chót vót, vùng này được du khách đặt cho một cái tên là “Đà Lạt của miền Trung”. Cuối cùng chính là ngôi chùa Linh Ứng Bãi Bụt. Ngôi chùa này lại nằm lưng chững giữa một nửa là núi và nửa kia là bán đảo Sơn Trà.

Cả 3 ngôi chùa đều nằm ở vị trí đắc địa của Đà Nẵng, gần với nhiều địa danh nổi tiếng. Ngoài ra, do nằm ở trên cao nên có phong cảnh non nước, nên thơ trữ tình. Đứng từ vị trí đó nhìn xuống, mọi người sẽ được ngắm trọn vẹn một mảnh Đà Nẵng im lìm và bình yên, khác hẳn với sự huyên náo của thành phố.

Đường di chuyển đến các ngôi chùa Linh Ứng thì không nằm trên một trục đường. Vì vậy nên rất khó để đến thăm cả 3 ngôi chùa trong cùng một ngày. Mọi người nên thuê taxi hoặc đặt tour để không gặp vấn đề về đường xá. Ngoài ra, người lái xe là người địa phương nên cũng có thể tư vấn và giúp bạn lên kế hoạch cụ thể nên đi ngôi chùa nào trước.

Nên lựa chọn phương tiện di chuyển nào?

Tới những điểm du lịch tâm linh thì thường du khách sẽ chỉ có một lựa chọn duy nhất là đi bộ. Vì ngôi chùa nằm ở trên núi cao, và đường đi được thiết kế theo dạng bậc thang. Nên phương tiện di chuyển chỉ có thể dừng ở bên ngoài đường lớn. Đi bộ tại chùa cũng là một trải nghiệm rất tuyệt vời. Bạn có thể vừa đi, vừa ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ và chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của từng ngôi chùa.

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn là ngôi chùa duy nhất trong 3 ngôi chùa có sử dụng thang máy bên cạnh đường bậc thang. Điều này tạo sự thuận tiện cho khách du lịch nếu như không có đủ điều kiện về sức khỏe để leo trèo. Thang máy được lắp đặt 2 cái song song ngoài trời, có độ cao lên tới 43m. Với mỗi lượt đi thì sẽ tính phí là 15.000đ/khách/chiều. Tuy nhiên, thang máy sẽ chỉ chứa được 1 khách/lượt nên bị hạn chế về số lượng.

Những ngôi chùa Linh Ứng tại Đà Nẵng 1. Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn

Ngôi chùa Linh Ứng đầu tiên nằm trong tam đại tâm linh nổi tiếng tại Đà Nẵng phải kể đến chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn (hay còn gọi là chùa Ngoài). Ngôi chùa nằm trên ngọn Thủy Sơn, với địa thế hướng ra biển cực kì đắc địa. Đây cũng là ngôi chùa có thời gian xây dựng sớm nhất. Chùa được đặt viên gạch đầu tiên vào năm 1825, thuộc thời vua Minh Mạng thứ 6.

Tính tới thời điểm hiện tại thì ngôi chùa này đã qua nhiều lần đổi tên và tu sửa để có được kiến trúc cổ kính như ngày nay. Đâu tiên phải kể đến cái tên am Dưỡng Chân vào thời vua Lê Hiển Tông (1740-1786), tiếp đến là Dưỡng Chân đường, sau đó đổi tên hành Ứng Chân và cuối cùng là Linh Ứng. Đến nay, đây được xem là một ngôi chùa cổ và mang lai giá trị lịch sử cao hàng đầu của Đà Nẵng.

Về kiến trúc, ngôi chùa nằm trên ngọn núi Thủy Sơn này được xây dựng theo hình chữ Nhất. Phía trong khuôn viên sẽ có một bức tượng trắng muốt, cao khoảng 10m và có tư thế tự núi, mặt phật sẽ hướng về phía chùa. Đây là cũng là một trong những điểm chung của cả 3 ngôi chùa mang tên Linh Ứng.

Đi sâu hơn vào phía trong ngôi chùa Linh Ứng ngụ tại Ngũ Hành Sơn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng 3 pho tam thế Phật, Phổ Hiền Bồ tát và Văn Thù Bồ tát.

Phía bên phải chính điện có Quán Thế Âm, bên trái chính điện có Địa Tạng vương và 2 pho Hộ Pháp, còn chính điện là để thờ Thích Ca Như Lai. 18 vị La Hán sẽ được thờ ngay góc chánh điện. Ngoài ra bên trong chùa còn chứa 2 hiện vật lịch sử, có giá trị nghìn đời, đó là 2 biển vàng.

Năm 1993 là một cuộc tổng đại trùng tu chùa. Tất cả các chánh điện đề được sửa đổi, đài Quan Thế Âm được xây dựng và tượng Đức Phật Thích Ca cũng được đắp. Ở mặt sau của chùa còn có thêm đông Tàng với diện tích là 70m2. Phía bên trong động Tàng có bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn được làm bằng xi măng.

Năm 1997, chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn bắt đầu có sư đổi mới. Đây là thời điểm cho xây dựng tháp Xá Lợi, gồm 7 tầng, với tổng chiều cao là 28m. Đây cũng vinh dự khi được xem là tháp xá lợi thờ nhiều pho tượng được làm bằng đá nhất cả nước.

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn sẽ mở cửa từ 6h30-17h30 mỗi ngày. Nơi này không thu phí vào cửa vì chùa chiền là hoạt động tự do, thể hiện cái tâm của con người. Tuy nhiên, khi tới chùa thì du khách chú ý đọc kĩ bảng nội quy được đặt ngay phía cổng ra vào và không sư dụng quay, chụp khi chưa được cho phép.

2. Chùa Linh Ứng Bà Nà

Ngôi chùa tiếp theo cũng có quy mô rộng không kém chính là chùa Linh Ứng Bà Nà. Ngôi chùa này tọa lạc trên đỉnh núi cao chót vót – nơi được mệnh danh là “Sapa của Miền Trung”. Không những vậy, chùa Linh Ứng Bà Nà còn thuộc phạm vi khu du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơ, thôn An Lợi, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.

Năm 1999, trụ trì của ngôi chùa Linh Ứng ngụ trên núi Thủy Sơn chính là người đã tổ chức trọng thể lễ, chính thức cho xây dựng Thích Ca Phật đài và chùa Linh Ứng Bà Nà. Tuy nhiên, đến tháng 3 năm 2004 thì ngôi chùa mới chính thức được khánh thành và đi vào hoạt động tâm linh cũng như du lịch.

Ngôi chùa Linh Ứng Bà Nà nằm ở vị trí khá cao, cách khoảng 1500m so với mực nước biển lúc lên cao nhất. Đứng từ đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ thành phố im lìm, một miền sơn cước đẹp như tranh đang bày ra trước mắt. Xung quanh đó sẽ được bao bọc với núi rừng hoang vu, rộng lớn vô cùng. Đảm bảo đến đây bạn sẽ cảm nhận được sự yên bình và thư thái trong tâm.

Về kiến trúc thì ngôi chùa Linh Ứng Bà Nà khá giống với ngôi chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn. Còn một bí mật nữa là 2 ngôi chùa này có chung thầy trụ trì. Phía bên trong khu vực chính điện của chùa Linh Ứng Bà Nà còn có một cỗ trống, với chiều cao lên tới 2.4m. Đây là vật thờ phương khác, gây ấn tương mạnh mẽ đối với du khách.

Bên cạnh đó, chùa còn có một kiến trúc độ đáo khác chính là tượng Đức Bổn Sư. Bức tượng này có chiều cao là 27m, được đặt trên một đài sen cao khoảng 6m. Vật liệu làm nên bức tượng này chính là xi măng, có cốt sắt phía trong nên đảm bảo chắc chắn. Với chiều cao vượt trội như vậy thì đứng ở trung tâm thành phố Đà Nẵng cũng có thể nhìn thấy dấu ấn này của ngôi chùa Linh Ứng Bà Nà.

Không những vậy, khu thờ các vị Phật của chùa Linh Ứng Bà Nà sẽ được thiết kế theo hướng bánh xe chuyển hồi pháp luận. Vì vậy nên khách du lịch cũng dễ dàng quan sát và hiểu được ý nghĩa của từng bức tượng. Toàn bộ kiến trúc trong chùa đều được thiết kế tỉ mỉ, nên cả những ai khó tính nhất cũng hài lòng khi chiêm ngưỡng.

Chùa Linh Ứng Bà Nà sẽ có một khoảng sân rất rộng, được lá bằng đá trắng toàn bộ. Trong khuôn viên chùa còn có nhiều hoa viên, với nhiều loại hoa và cây cối nhiều màu sắc. Đặc biệt khách du lịch tới đây rất thích chụp ảnh với cây thông có 3 loại lá, được trồng phía trước chùa. Vì đặc điểm này nên nó cũng được gọi là cây thông 3 lá.

Vì nằm trong khu du lịch sinh thái nên giá vào thăm, chùa Linh Ứng Bà Nà đã được bao gồm trong giá vé chung. Cụ thể đối với người địa phương thì giá sẽ là 350.000đ – 500.000đ/người, còn du khách ngoại tỉnh thì sẽ là 650.000đ – 800.000đ/người. Chùa sẽ mở cửa để mọi người vào thăm quan và đi lễ từ 8 giờ sáng đến 5 rưỡi chiều nên mọi người chú ý đến đúng khung giờ để không bị lỡ kế hoạch.

3. Chùa Linh Ứng Sơn Trà

Chùa Linh Ứng Sơn Trà là ngôi chùa cuối cùng trong bộ 3 Linh Ứng Tụ được nhắc đến trong bài viết lần này. Đồng thời, đây cũng là ngôi chùa có tuổi đời trẻ nhất, cũng như sở hữu nhiều tượng phật có độ cao vượt trội và có thiết kế đẹp bậc nhất cả nước. Ngôi chùa nằm tại bán đảo Sơn Trà, thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.

Ngôi chùa Linh Ứng Sơn Trà có địa thế khá hợp lý. Trong đó, phía sau chùa là đỉnh núi Sơn Trà sừng sững. phía trước mặt là biển Đông mênh mông, rộng lớn. Bên trái chùa chính là đảo Cù Lao Chàm lồng lộng trong gió, bên phải sẽ là ngọn Hải Vân đẹp tuyệt diệu. Bên kia ngọn Hải Vân còn có thêm dòng sông Hàn cực kì nổi tiếng tại Đà Nẵng.

Chùa Linh Ứng Sơn Trà chính thức được đặt viên gạch đầu tiên vào tháng 7 năm 2004. Sau 6 năm xây dựng thì tới tháng 6 năm 2010, chùa chính thức được khánh thành. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, ngôi chùa này vẫn đang được tiếp tục xây dựng thêm nhiều hạng mục khác để trở thành công trình Phật giáo phát triển nhất thế kỷ XXI ở Việt Nam.

Ngôi chùa này tọa ở độ cao khoảng 693m so với mực nước biển. Diện tích chùa khá rộng, với 20 héc ta. Trong đó chứa nhiều hạng mục như là khu vực chánh điện, giảng đường, nhà tổ, thư viện và cả tăng đường,…

Về kiến trúc, chánh điện của chùa Linh Ứng Sơn Trà có phần mái cong cong tự con rồng. Xung quanh đó là những trụ ột làm bằng xi măng, cực kì vững chắc. Trong tất cả các hạng mục thì điện chính là nơi có diện tích lớn nhất, với sức chứa khổng lồ. Ở điện chính có thờ tổng cộng 3 pho tượng là Quan Thế Âm Bồ Tát, Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, và Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Phía 2 bên đường điện chính thờ 18 vị La Hán và 4 vị thần Long Hộ pháp trong tuyền thuyết. Từ đó tạo thành thế bảo hộ vô cùng chắc chắn và nghiêm ngặt. Mỗi một vị sẽ đại diện cho những cung bậc khác nhau trong cuộc sống của con người, có hỉ, nộ, ái, ố. Bên cạnh đó, không thể thiếu tượng Phật bà Quan Thế Âm với chiều cao lên tới 67m – Tượng phật Quan Âm cao nhất tại Việt Nam.

Bức tượng Phật bà Quan Thế Âm có dáng đứng một tay ấn tam muội, tay còn lại cầm bình nước cam lộ. Phần lưng Phật tựa vào núi còn mắt Phật sẽ hướng về biển Đông. Theo nhiều lời truyền miệng, từ khi có tượng Phật bà Quan Âm ở cả 3 ngôi chùa Linh Ứng thì mảnh đất Đà Nẵng cũng ít chịu thiên tai hơn.

Từ trung tâm thành phố đi đến chùa cách khoảng 10km. Du khách có thể lựa chọn nhiều cách thức di chuyển khác nhau. Đồng thời, chùa sẽ mở cửa từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối, thoải mái để chiêm ngưỡng cảnh vật kể cả vào ban đêm. Đặc biệt chùa Linh Ứng Sơn Trà sẽ không thu vé vào cửa nên bất cứ ai cũng có thể vào đi Lễ.

Hơn nữa, khi tham quan chùa Linh Ứng Sơn Trà, du khách cũng dễ dàng tới thăm nhiều địa điểm nổi tiếng khác. Một số địa điểm gần đó mà bạn có thể tham khảo là đỉnh Bàn Cờ, Bãi Bụt, bãi đá Obâm hay là cây đa ngàn năm tuổi. Chắc chắn chuyến đi Linh Ứng sẽ mang đến cho bạn những phút giây thoải mái và thư giãn nhất.

1. Xôi bắp – Món ăn thanh đạm được bán phổ biến

Xôi bắp là một món ăn sáng quen thuộc của người Bắc trong tiết rời đầu thu se lạnh. Ngày nay thì món ăn này được bày bán khá phổ biến tại Đà Nẵng. Xôi bắp được làm với nguyên liệu chính là gạo nếp và bắp. Gạo dùng để đồ xôi phải là thứ gạo trắng, dẻo và có độ kết dính. Trước khi nấu thì sẽ phải được ngâm trong vòng 2 tiếng để đảm bảo bung nở đều.

Với loại xôi bắp này thì người nấu sẽ sử dụng ngô nếp thay cho ngô ngọt. Khi mua thì bạn có thể chọn loại đã được lấy hạt sẵn, đưa về chỉ cần rửa và cho lên bếp để luộc. Khi luộc bắp và nấu xôi chín thì đem trộn 2 nguyên liệu với nhau rồi hấp trong khoảng 15 phút nữa là có thể ăn. Xôi bắp sẽ ăn kèm với hành phi vàng giòn.

Địa chỉ quán xôi bắp ngon:

Xôi dì Hòa: 26 Lê Thánh Tôn, Quận Hải Châu, Đà Nẵng

Xôi bà Bé: Đối diện 27, Ngô Gia Tự, Quận Hải Châu, Đà Nẵng

Xôi bà Bốn: Trước Hẻm 21 Lý Tự Trọng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng

2. Xôi gà dai và ngọt thịt

Chắc hẳn xôi gà từ lâu đã không còn là món ăn xa lạ đối với người Việt. Món này thường xuất hiện trong các ngày rằm, ngày Tết hoặc đơn giản là mồng 1 đầu tháng. Cách chế biến xôi gà thì cực kì đơn giản, chỉ với 2 bước là luộc gà và đồ xôi. Xôi thì mọi người có thể làm xôi trắng hoặc xôi gấc tùy theo sở thích cá nhân.

Thịt gà thì thường sẽ chọn gà trống, phần thịt dai và phần da thì giòn. Gà sau khi sơ chế xong thì sẽ tạo hình gà chầu rồi cho vào nồi luộc. Khi tạo hình gà chầu thì gà sẽ nằm trên đĩa xôi, trông đẹp mắt hơn. Khi ăn xôi gà ngoài quán thì thịt gà sẽ được xé phay thành từng miếng vừa ăn. Đồng thời mọi người sẽ được ăn kèm với nước chấm chua ngọt đậm đà, vừa miệng.

Địa chỉ ăn xôi gà ngon: 

Xôi gà bà Hoa: 37A Nguyễn Thị Minh Khai, Thạch Thang, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Xôi gà bà Vui: 55 Lê Hồng Phong, P. Phước Ninh, quận Hải Châu, Đà Nẵng

Xôi Gà Nga Vân: 32 Đức Lợi 1, P. Thuận Phước, Quận Hải Châu, Đà Nẵng

3. Món chay dinh dưỡng, chuẩn vị

Nếu như bạn là một tín đồ của món chay hoặc là một người ăn chay trường thì chắc chắn không thể bỏ qua cơ hội này khi đi tới chùa Linh Ứng. Xung quanh chùa có rất nhiều cửa hàng bán đồ chay mọc lên và luôn đông khách. Thực đơn đồ chay thì cực kì đa dạng, không thua kém gì món mặn.

Một số món chay mà thực khách có thể thử khi tới quán như là mì Quảng chay, bánh canh cá lóc chay, bánh mì, bánh xèo hoặc cơm. Vì là đồ chay nên nguyên liệu hầu hết là rau, củ, quả, những thứ đến từ tự nhiên. Đồng thời, khi ăn món chay không những giúp tâm hồn thanh tịnh mà còn góp phần bảo vệ các loài động vật.

Tại Đà Nẵng có một số quán chay nổi tiếng như là Phúc An Vegetarian & Cafe, An Lạc Tâm hoặc là ROM Vegetarian Restaurant. Giá các món chay sẽ dao động từ 30.000đ – 150.000đ. Mọi người có thể gọi theo suất hoặc là ăn buffet không giới hạn về số lượng món. Với mức giá trên thì bất cứ đối tượng nào cũng có thể thưởng thức hương vị hấp dẫn của món chay trong ngày lễ Chùa.

Địa chỉ ăn đồ chay ngon: 

Phúc An Vegetarian & Cafe: 547 Nguyễn Tất Thành, Thanh Khê, Đà Nẵng

An Lạc Tâm: 45 Hoàng Thị Loan, Liên Chiểu, Đà Nẵng

ROM Vegetarian Restaurant: 01 Mạc Đĩnh Chi, Hội An

4. Bánh dừa nướng – Đặc sản Đà Nẵng

Bánh dừa nướng Đà Nẵng là một món ăn xuất phát từ xứ Quảng. Đây là món ăn vặt thú vị mà chắc chắn bạn trẻ nào cũng yêu thích. Nguyên liệu chính của bánh dừa nướng chính là dừa tươi, cùng một số nguyên liệu đi kèm như là bột nếp, vani, đường,… Qúa trình chế biến thì không khó, tuy nhiên đòi hỏi sự khéo léo và cẩn thận trong từng công đoạn.

Để bánh làm ra chuẩn ngoài quán thì mọi người lưu ý lựa chọn dừa bánh tẻ. Với loại dừa này thì bánh sẽ không bị vỡ, đồng thời vẫn có độ giòn nhất định. Dừa sẽ được nướng 2 lần, với tổng thời gian gần 30 phút để đảm bảo giòn, khô và đặc biệt là có thể bảo quản được lâu dài. Bánh dừa ăn sẽ có vị ngọt, thơm của dừa tươi. Còn có thêm cả vừng nên bùi bùi cực vui miệng.

Món bánh dừa nướng ăn không thì sẽ hơi ngọt. Vì vậy nên mọi người có thể vừa ăn, vừa uống trà. Vậy là đã có ngay một buổi chiều thảnh thơi và nhãn nhã. Giá bán bánh dừa nướng hiện nay trên thị trường đang là 30.000đ – 40.000đ/túi. Mọi người có thể mua đặc sản Đà Nẵng làm quà cho người thân sa chuyến đi cũng rất hợp lý.

Địa chỉ bán bánh dừa nướng ngon: 

Viconut: 67 Trương Định, P.Mân Thái, Q.Sơn Trà, Đà Nẵng

Hương Đà: 4 Duy Tân, Hòa Thuận Đông, Hải Châu, Đà Nẵng

Mỹ Phương Food: Tổ 4, thôn Đại La, xã Hoà Sơn, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng

5. Trà sâm dứa thơm ngon, đặc vị

Quá trình tham quan và khám phá ngôi chùa Linh Ứng khá là dài, vì vậy mọi người không thể thiếu trà sâm dứa Đà Nẵng. Đây là thứ nước thanh mát, cực giải nhiệt mùa hè. Trà sâm dứa được làm từ những lá trà tươi xanh, được trồng trực tiếp dưới bàn tay điệu nghệ của người dân địa phương xứ Đà.

Trà sâm dứa khi uống vào sẽ có hương thơm đặc biệt, không dễ trộn lẫn với bất cứ loại trà nào khác. Đặc biệt sau khi nuốt một ngụm trà thì vẫn còn đọng lại vị ngọt thanh nơi cuống họng. Trà sẽ có màu xanh, nhưng hơi ngả sang nâu một chút. Vì ngoài trà thì còn có thêm màu vàng của dứa. Du khách có thể pha sẵn vào bình, sau đó mang theo bên người để uống dọc đường.

Hiện nay trên thị trường đang bày bán phổ biến trà sâm dứa. Giá bán sẽ dao động từ 30.000đ – 50.000đ/500 gram. Mọi người có thể tìm mua loại tra này ở các cửa hàng chuyên bán trà. Hoặc vào cửa hàng bán đặc sản Đà Nẵng để chọn mua. Đây chắc chắn sẽ là món quà ý nghĩa dành cho người thân và bạn bè sau khi trở về từ Đà Nẵng.

Địa chỉ bán trà sâm dứa ngon: 

ViGift: 347 Nguyễn Văn Linh, Thanh Khê, Đà Nẵng

Bảo Ngân: 18/4 Đào Duy Từ, phường Thanh Khê, Đà Nẵng

Chợ Cồn: số 290 Hùng Vương, Vĩnh Trung, Hải Châu, Tp. Đà Nẵng

Câu hỏi du khách thường gặp khi đến chùa Linh Ứng

Khi tới chùa Linh Ứng, du khách chú ý giữ cho mình một tâm hồn thanh tịnh, giữ yên lặng, đi đứng nhẹ nhàng. Điều đặc biệt là phải mặc trang phục trang nghiêm, thể hiện sự cung kính. Tốt nhất là không mặc váy, quần ngắn hay đồ hở hang. Còn nếu như bạn đến chùa với tâm thế của một Phật tử quy y Tam bảo thì thay vì mặc quần áo bình thường, hãy mặc áo dài hoặc áo tràng.

Mọi người khi đi dâng lễ chùa thì nên tuân thủ sự hướng dẫn của các tăng ni và Phật tử. Tuyệt đối không được phép để đồ lễ, tiền hoặc hoa một cách bừa bãi, lộn xộn. Các bước hành lễ có thể theo thứ tự sau: đặt lễ vật – thắp hương – lễ nhà thờ tổ – lễ tạ – hạ lễ. Sau khi lễ chùa xong thì mọi người có thể đến phòng tiếp khách để chào hỏi các vị tăng trụ trì, các vị sư.

Người Việt thường có thói quen rải tiền lẻ khắp các ban thờ. Tuy nhiên điều này không thể hiện công đức của người làm, đồng thời nó cũng làm mất đi sự trang nghiêm của nơi chốn thờ Phật. Ngoài ra, vào những ngày lễ thì việc cắm hương quá nhiều cũng khiến ban lễ bị rối, đồng thời ảnh hưởng tới không khí của chùa.

2. Nên chuẩn bị những gì khi đi chùa Linh Ứng?

Thường mọi người đi chùa để cầu an, cầu may, cầu sức khỏe và tiền tài. Cũng có người đi chùa để thanh tịnh tâm hồn và sám hối. Bất kể vì lí do nào thì khi đi chùa, bạn phải chuẩn bị trước các món đồ cần thiết. Đầu tiên, không thể thiếu sắm lễ. Đồ lễ phải là đồ chay như hoa quả, xôi, chè hoặc bánh oản. Tùy theo từng địa phương, vùng miền, sẽ có phong tục khác nhau.

Tuyệt đối không được phép sắm các đồ lễ mặn như là trâu, lợn, dê, thịt mồi,… Đây là những món phạm vào mâm cỗ tam sinh, và bị cấm kị ở những nơi thiêng liêng như chùa. Ngoài ra, không nên mang hàng mã hay tiền giấy âm phủ để đặt ở khu vực có bàn thờ Phật và bồ tát. Nếu có tiền thật thì moi người nên đặt vào hòm công đức để thể hiện sự thành tâm.

Khi đi chùa, bạn có thể chuẩn bị một số loại hoa tươi để dâng Phật. Những loại hoa thường hay xuất hiện ở chùa như là hoa mẫu đơn, hoa sen, hoa ngâu, hoa huệ,… Hoa phải tươi và không đặt ở những nơi hôi hám, bẩn thỉu.

3. Thời gian thích hợp để đi chùa Linh Ứng

Do ngôi chùa Linh Ứng nằm ngay ngoài trời và bao quanh là núi rừng nên khi đến đây, du khách nên lựa chọn thời điểm thích hợp để có thể trải nghiệm toàn bộ kiến trúc đẹp đẽ. Thường thì từ tháng 3 đến tháng 9 dương lịch sẽ có thời tiết mát mẻ, khí hậu ôn hòa nhất. Lúc này cũng là đầu năm, mọi người có thể đi chùa để cầu bình an cho một năm.

Với đặc điểm về địa hình là một tỉnh nằm ven biển, Đà Nẵng sẽ hay có mưa giông, nhất là từ tháng 9 đến tháng 12, thậm chí còn có thể có bão. Đường di chuyển vì thế cũng không an toàn. Vậy nên du khách nên tránh những tháng này để có được trải nghiệm suôn sẻ nhất.

Như vậy, bài viết phía trên đã đưa bạn đọc tìm hiểu những thông tin bổ ích xoay quanh ngôi chùa Linh Ứng. Hy vọng qua đó, mọi người sẽ có được một chuyến đi ý nghĩa cùng với gia đình và bạn bè. Cảm ơn đã theo dõi và hẹn gặp lại bạn trong các bài viết kế tiếp!

Nguồn:

bảo tàng đà nẵng

bảo tàng đồng đình

bảo tàng điêu khắc chăm pa

khu vui chơi giải trí đà nẵng

Hòa Phú Thành

Fantasy Park

Hải Sản Bé Mặn Nổi Tiếng Nhất Nhì Đà Nẵng: Có Ngon Như Lời Đồn?

1. Giới thiệu nhà hàng hải sản Bé Mặn

Địa chỉ: (đối diện công viên cá Voi)

Số điện thoại: 090 520 78 48

Giờ mở cửa: 10h00 – 22h00

Ở Đà Nẵng có vô số các quán ăn, nhà hàng lớn nhỏ khác nhau chuyên phục vụ hải sản. Đây là sự thuận lợi cho du khách để tìm kiếm hàng ăn uống nhưng đồng thời cũng là thách thức cho các chủ nhà hàng phải làm sao để khẳng định được tên tuổi của mình, và khi đã được thực khách biết đến rồi thì lại làm cách nào để giữ chân được thực khách.

Hải sản Bé Mặn là một trong những nhà hàng nổi tiếng ở Đà Nẵng và sau nhiều năm hoạt động, danh tiếng ấy vẫn được giữ vững. Tọa lạc trên đường Võ Nguyên Giáp, nhà hàng nằm đối diện mặt biển vô cùng mát mẻ, lý tưởng. Nhà hàng có diện tích rộng rãi, gồm hai tầng với sức chứa đến vào trăm khách. Ngoài ra còn có khu bể chứa hải sản tươi sống để bạn tự tay lựa chọn.

Ảnh: FB Hải sản Bé Mặn

2. Thực đơn của Hải sản Bé Mặn

Giống như nhiều nhà hàng hải sản khác, thực đơn của Hải sản Bé Mặn rất phong phú, đa dạng. Hầu như thực khách sẽ tìm thấy bất cứ loại hải sản nào mà mình muốn như tôm tít, tôm sú, sò dương, sò huyết, sò bung, tu hài, các loại ốc, cá,… cho đến các loại hải sản cao cấp hơn như: bào ngư, tôm hùm, cua Hoàng đế,…

Giá cả của từng món được khi rõ ràng, sẽ không lo tình trạng chặt chém. Nếu bạn bắt hải sản tươi sống thì cũng sẽ được nhân viên cân tại chỗ, tính giá tiền rồi mới đem vào bếp chế biến. Tùy vào từng loại hải sản mà sẽ có sự thay đổi theo thời giá.

Ảnh: FB Hải sản Bé Mặn

3. Chất lượng các món ăn

Với menu đa dạng nhiều loại hải sản và cách chế biến, thực khách sẽ dễ dàng lựa chọn được các món yêu thích. Một số món ngon tại hải sản Bé Mặn mà Angingon tổng hợp sau đây sẽ giúp bạn lần đầu đến quán bớt khó khăn hơn khi gọi món: tôm nướng, tu hài cháy tỏ, sò dương hấp, gỏi tôm sốt Thái,… Hải sản ở đây tươi, các món từ nướng đến hấp, lẩu và cháo đều được nêm nếm vừa miệng.

Ảnh: @deb_lovelife

 

Ảnh: @prettieshungry

Đặc biệt với nguồn hải sản tươi ngon, nhà hàng rất tự tin với các món sashimi hải sản hoặc hải sản luộc/hấp. Với việc gần như không sử dụng thêm các loại gia vị nào, thực khách sẽ rất dễ cảm nhận và đánh giá được chất lượng hải sản.

Ảnh: FB Hải sản Bé Mặn

Ảnh: FB Hải sản Bé Mặn

3. Không gian rộng rãi, sở hữu view biển đẹp

Bên cạnh các món ăn chất lượng thì hải sản Bé Mặn còn sở hữu một điểm cộng cực lớn khác đó là không gian rất rộng rãi với tầm nhìn thẳng ra view biển. Cách trang trí của nhà hàng không quá sang trọng, cầu kỳ nhưng đảm bảo sự sạch sẽ, sáng và lịch sự.

Ảnh: FB Hải sản Bé Mặn

4. Khu vực lựa chọn hải sản tươi sống

Khu vực quầy hải sản tươi sống tại Hải sản Bé Mặn khá rộng lớn, nhiều loại hải sản: sò mía, sò lông, nghêu, chíp chíp, ốc, cá, tôm hùm, tôm sú, ghẹ xanh,… Tất cả đều là đồ tươi sống còn bơi lội. Bên cạnh đó thì cũng có một vài loại được trữ đông vì được đánh bắt xa bờ như cá chìa voi, mực nan loại lớn,…

Ảnh: FB Hải sản Bé Mặn

Ảnh: FB Hải sản Bé Mặn

4. Đánh giá của thực khách

Là một nhà hàng lâu đời và nổi tiếng cho nên nhà hàng hải sản Bé Mặn có một lượng khách vô cùng đông đảo. Quán cũng nhận được các ý kiến trái chiều về chất lượng đồ ăn. Tuy nhiên phần lớn khách hàng vẫn đánh giá cao, đặc biệt về độ tươi ngon của hải sản.

Điểm trừ của nhà hàng là phục vụ khá chậm do đông khách, điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của thực khách khi dùng bữa.

Ảnh: Sưu tầm

Tổng kết:

Ưu điểm Nhược điểm

Vị trí mặt đường dễ tìm, view biển Phục vụ khá chậm, nhân viên hay quên đồ

Không gian rộng rãi, sáng đẹp, có sức chứa lớn Các món lẩu chưa đặc sắc, một số món phong độ khá thất thường

Hải sản tự chọn tươi sống, giá cả rõ ràng

Khẩu phần đầy đặn, các món luộc/hấp ngon

Đăng bởi: Ủa Vậy Hả

Từ khoá: Hải sản Bé Mặn nổi tiếng nhất nhì Đà Nẵng: Có ngon như lời đồn?

Review 1N1Đ Ghé Thăm Tam Chúc – Ngôi Chùa Nổi Tiếng Ở Hà Nam

Tam Chúc khu du lịch quốc gia của Việt Nam và hiện tại đang được xem là quần thể chùa lớn nhất thế giới. 

Chùa Tam Chúc được xây dựng tại vùng núi đá vôi ngập nước, được bao bọc bới dãy núi Thất Tinh hình cánh cung, soi mình xuống hồ Tam Chúc. Tại vị trí này từ thời vua Đinh Tiên Hoàng đã cho xây dựng chùa Tam Chúc cổ để thờ những vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam như: Sư Tổ Đạt ma; Thiền sư Khuông Việt; thiền sư Đỗ Phát Thuận; Thiền sư Nguyễn Minh Không; Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

Quần thể Tam Chúc nhìn từ đỉnh Chùa Ngọc

Chùa Tam Chúc mới là một quần thể chùa rộng lớn, bao gồm các hạng mục tòa điện rộng lớn được xây dựng xếp lớp dần từ chân núi lên đến đỉnh núi như: cổng Tam Quan (gồm Tam Quan Nội và Tam Quan Ngoại), vườn cột kinh, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế và trên cùng là Chùa Ngọc.

Cổng Tam Quan. Ảnh: @chuatamchuc

Tam Quan Nội. Ảnh: @chuatamchuc

– Vườn cột kinh nằm ngay sau cổng Tam quan, đây là là những cột kinh nguyên phục dựng giống Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Giữa khoảng sân từ Tam quan tới điện Quan Âm có 32 cột kinh được bằng đá xanh Thanh Hóa, cao 13,5m, rộng khoảng 2m, mỗi cột nặng khoảng 200 tấn. Đế cột là khối đá tròn được tạo hình cánh sen xung quanh, phía trên phần thân cột là một đấu cột hình lục giác, phía trên đấu cột là một bát đỡ một nụ sen. Những lời Phật dạy sẽ được khắc lên những cột kinh này để nhắc nhở thế hệ hiện tại cũng như mai sau tu nhân tích đức.

– Điện Quan Âm thờ Phật nghìn tay nghìn mắt, là một kho tàng phong phú với những tích chuyện về tấm lòng từ bi, nhân hậu của đức Phật, thể hiện qua các lần ứng thân trải qua vô số kiếp luân hồi.

Ảnh: @chuatamchuc

– Điện Pháp Chủ nằm dưới điện Tam Thế. Điểm nhấn trong điện Pháp Chủ là 4 bức phù điêu lớn bao trùm toàn bộ các bức tường, mỗi bức phù điêu nói về một giai đoạn bước ngoặt trong cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi Ngài Đản sinh, thành Đạo, thuyết Pháp cho tới khi nhập Niết Bàn.

Ảnh: @chuatamchuc

– Điện Tam Thế là tòa lớn nhất. Bước qua hàng cửa gỗ chạm lộng tinh xảo, phía trước là ba pho Tam Thế đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai. Trên các bức tường của điện Tam Thế là những bức phù điêu về cõi Niết Bàn.

– Chùa Ngọc có chiều cao 15m được xây dựng bằng các phiến đá đỏ Granit lấy từ Ấn Độ. Tháp có 3 tầng mái cong, diện tích 36m2, trong tháp đặt pho tượng bằng đá ngọc nặng 4,9 tấn.

Ảnh: @chuatamchuc

Giữa hồ Tam Chúc có hòn đảo nhỏ được nối vào bờ bằng một cây cầu nhỏ, trên hòn đảo này là Đình Tam Chúc được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng và được phục dựng lại. Đình Tam Chúc nhỏ, mang kiến trúc đặc trưng của đình đền Bắc Bộ. Tại đây bạn sẽ đi tàu từ bến ở cổng để tham quan và nghe hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử cũng như các văn hóa và các loài động vật đang được bảo tồn trên các hòn đảo nhỏ giữa hồ này.

Quần thể chùa Tam Chúc cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km, cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) 30km; đây là một mắt xích quan trọng trong việc khai thác tuyến du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam của Bộ Du Lịch. Tuyến du lịch tâm linh Bái Đính (Ninh Bình) – Tam Chúc (Hà Nam) – Chùa Hương (Hà Nội) dự kiến sẽ sớm được đưa vào khai thác trong thời gian sắp đến.

Khách xá. Ảnh: @chuatamchuc

Ảnh: @chuatamchuc

Ảnh: @chuatamchuc

Tham quan chùa Ba Sao xong mình tiếp tục lên xe điện di chuyển ra bến thuyền. Ngay khu vực bến thuyền bạn có thể tham quan nhà VESAK, nơi đã diễn ra công tác tổ chức Đại lễ VESAK Liên Hợp Quốc năm 2023.

Ảnh: @chuatamchuc

Ảnh: @chuatamchuc

Kết thúc chuyến tham quan khu du lịch Tam Chúc, mình vẫn còn chưa hết xúc động vì phong cảnh linh thiêng hùng vĩ của nơi đây. Nơi núi non sông nước hòa làm một, nơi đất trời linh thiêng chứa đựng các yếu tố văn hóa lịch sử từ rất lâu đời mà ông cha để lại.

Hướng dẫn đặt Tour Ninh Bình 1N: Chùa Tam Chúc – Tràng An -Gọi 1900 1870 (Miền Nam), 1900 2045 (Miền Bắc) hoặc 02927308668 (Cần Thơ) để được tư vấn. -Hoặc đặt online TẠI ĐÂY

Cập nhật thông tin chi tiết về Top 20 Chùa, Đền Nổi Tiếng Nhất Nhì Việt Nam trên website Wyfi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!